Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
6 dạng bài tập Bảng tuần hoàn trong đề thi Đại học có lời giải
Dạng 1: Mối liên hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử, nguyên tố, tính chất hợp chất
Phương pháp giải
– Số thứ tự ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử.
– Số thứ tự chu kì = số lớp e.
– Số thứ tự nhóm:
+ Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsanpb (a = 1 → 2 và b = 0 → 6): Nguyên tố thuộc nhóm (a + b)A.
+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n – 1)dxnsy (x = 1 → 10; y = 1 → 2): Nguyên tố thuộc nhóm B:
* Nhóm (x + y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.
* Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.
* Nhóm (x + y – 10)B nếu 10 < (x + y).
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau:
X1: 1s22s22p63s2
X2: 1s22s22p63s23p64s1
X3: 1s22s22p63s23p64s2
X4: 1s22s22p63s23p5
X5: 1s22s22p63s23p63d64s2
X6: 1s22s22p63s23p4
Các nguyên tố cùng một chu kì là:
A. X1, X3, X6 B. X2, X3, X5
C. X1, X2, X6 D. X3, X4
Hướng dẫn giải:
Các nguyên tố cùng một chu kì thì có cùng số lớp electron
⇒ Đáp án B
Ví dụ 2: Giả sử nguyên tố M ở ô số 19 trong bảng tuần hoàn chưa được tìm ra và ô này vẫn còn được bỏ trống. Hãy dự đoán những đặc điểm sau về nguyên tố đó:
a. Tính chất đặc trưng.
b. Công thức oxit. Oxit đó là oxit axit hay oxit bazơ?
Hướng dẫn giải:
a. Cấu hình electron của nguyên tố đó là: 1s22s22p63s23p64s1
⇒ Tính chất đặc trưng của M là tính kim loại.
b. Nguyên tố đó nằm ở nhóm IA nên công thức oxit là M2O. Đây là một oxit bazơ.
Ví dụ 3: Nguyên tử R tạo được Cation R+. Cấu hình e của R+ ở trạng thái cơ bản là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R là.
A.18 B.22
C.38 D.19
Hướng dẫn giải:
Cấu hình của R+ là 3p6
⇒ của R sẽ là 3p64s1
⇒ R có cấu hình đầy đủ là 1s22s22p63s23p64s1
⇒ Tổng hạt mang điện trong R là ( p + e ) = 38
⇒ Đáp án C
Ví dụ 4: X, Y là hai kim loại có electron cuối cùng là 3p1 và 3d6.
1. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định tên hai kim loại X, Y.
2. Hòa tan hết 8,3 gam hỗn hợp X, Y vào dung dịch HCl 0,5M (vừa đủ), ta thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại và thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Hướng dẫn giải:
1. Phân mức năng lượng của nguyên tử X và Y lần lượt là:
1s22s22p63s23p1 và 1s22s22p63s23p64s23d6.
Cấu hình electron của nguyên tử X và Y lần lượt là:
1s22s22p63s23p1 và 1s22s22p63s23p63d64s2.
Dựa vào bảng tuần hoàn ta tìm được X là Al và Y là Fe.
2. Gọi số mol các chất trong hỗn hợp: Al = a mol; Fe = b mol.
Ta có: 27a + 56b = 8,3 (1)
Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 7,8 gam nên: 8,3 – mH2= 7,8.
⇒ mH2 = 0,5 gam ⇒ nH2 = 0,25 mol
⇒ 1,5a + b = 0,25(4)
Từ (1) và (2) ta tìm được: a = 0,1 mol; b = 0,1 mol.
mAl = 270,1 = 2,7(gam); mFe = 560,1 = 5,6 (gam); VHCl = 1 (lít).
Dạng 2: So sánh tính chất các nguyên tố lân cận và hợp chất oxit, hiđroxit của chúng
Phương pháp giải
Những đại lượng và tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Bán kính nguyên tử
+ Năng lượng ion hóa thứ nhất
+ Độ âm điện
+ Tính kim loại, tính phi kim
+ Tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit
+ Hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi và hóa trị của nguyên tố phi kim với hiđro
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho các nguyên tố O, C, N, F, B, Be, Li. Thứ tự sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần tính phi kim là:
A. O, C, N, F, B, Be, Li
B. Li, Be, B, C, N, O, F
C. Li, Be, B, F, N, C, O
D. Li, Be, B, N, C, O, F
Hướng dẫn giải:
Trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần
⇒ Đáp án B
Ví dụ 2: Sắp xếp các oxit Al2O3; Na2O; MgO; SiO2; SO3; P2O5; Cl2O7 theo chiều giảm dần tính bazơ là:
A. Al2O3; Na2O; MgO; SiO2; SO3; P2O5; Cl2O7
B. SiO2; SO3; P2O5; Cl2O7; Al2O3; Na2O; MgO
C. Na2O; MgO; Al2O3; SiO2; P2O5; SO3; Cl2O7
D. SiO2; P2O5; SO3; Cl2O7; Na2O; MgO; Al2O3
Hướng dẫn giải:
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính bazơ của oxit tương ứng giảm dần
⇒ Đáp án C
Xem thêm