Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng
Bài tập 1 trang 31 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy khoanh tròn vào các tình huống có thể gây ra căng thẳng dưới đây.
A. Ngồi ăn cơm cùng bố mẹ, anh chị em trong gia đình.
B. Chuẩn bị thi cuối học kì.
C. Bị ai đó đe doạ.
D. Trong nhà có người thân bị đau ốm nặng.
E. Làm việc sai trái nhưng chưa bị ai phát hiện.
G. Có quá nhiều công việc cần hoàn thành trong một thời gian ngắn.
H. Làm nhiều việc quá sức trong một thời gian dài dẫn đến suy kiệt.
I. Bị bạn bè, thầy cô hiểu lầm.
K. Bị người khác trách mắng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
L. Phát hiện mình mắc bệnh hiểm nghèo.
M. Bị thất bại trong học tập, đời sống tình cảm.
Trả lời:
– Các tình huống có thể gây ra căng thẳng: B, C, D, E, G, H, I, K, L, M
Bài tập 2 trang 31 SBT Giáo dục công dân 7: Khi gặp căng thẳng, cơ thể có những biểu hiện nào dưới đây?
A. Khó tập trung trong học tập và công việc hằng ngày.
B. Mệt mỏi, chán nản.
C. Khó ngủ, luôn cảm thấy lo lắng, bất an.
D. Hay nóng nảy, cáu giận.
E. Bị sốt, ho liên tục và không khỏi.
G. Thường xuyên bị đau vai, đau lưng sau một ngày dài làm việc.
H. Đau đầu, đau mỏi chân tay.
I. Trọng lượng cơ thể giảm sút hoặc tăng cân không kiểm soát.
K. Chán ăn hoặc bỗng nhiên ăn nhiều hơn.
M. Vui vẻ, thoải mái.
N. Trí nhớ bị giảm sút, thường xuyên quên.
O. Mất mọi hứng thú với những sở thích và hoạt động thường ngày.
P. Thoải mái vui chơi với bạn bè.
Trả lời:
– Những biểu hiện khi căng thẳng: A, B, C, D, H, I, K, N, O
Bài tập 3 trang 32 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy sắp xếp các yếu tố sau vào nhóm nguyên nhân gây căng thẳng cho phù hợp.
Trả lời:
Bài tập 4 trang 32 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
Căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những ……………………. của cuộc sống hay một yếu tố tác động nào gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người. Những biểu hiện của căng thẳng:
+ Thường xuyên ……………….., đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,…
+ Đảo lộn thói quen ………………… hằng ngày như: ăn uống, nghỉ ngơi,…
+ Mất tập trung, nhanh quên hoặc trở nên ………………..
+ Cảm thấy khó chịu, lo lắng, ………………., chán nản, thờ ơ.
+ Dễ nổi cáu, bực bội hoặc ………………….
Trả lời:
Căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những áp lực của cuộc sống hay một yếu tố tác động nào gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người. Những biểu hiện của căng thẳng:
+ Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,…
+ Đảo lộn thói quen sinh hoạt hằng ngày như: ăn uống, nghỉ ngơi,…
+ Mất tập trung, nhanh quên hoặc trở nên vụng về
+ Cảm thấy khó chịu, lo lắng, buồn bã, chán nản, thờ ơ.
+ Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.
Bài tập 5 trang 33 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy liệt kê những hậu quả của tâm lí căng thẳng (ảnh hưởng về sức khoẻ như: thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội).
Trả lời:
– Tâm lí căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày và sự phát triển của cơ thể:
+ Kết quả học tập giảm sút
+ Mất tập trung; đau nhức cơ thể; suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực…
+ Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong cuộc sống.
Bài tập 6 trang 33 SBT Giáo dục công dân 7: Theo em, bạn nào dưới đây có biểu hiện của căng thẳng?
Trả lời:
Bài tập 7 trang 34 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy xác định nguyên nhân gây căng thẳng trong những tình huống sau:
Tình huống 1. Đến tuổi dậy thì, da mặt hay nổi mụn khiến P cảm thấy thiếu tự tin. Nhiều lần, một số bạn bè trong lớp trêu đùa khiến P cảm thấy xấu hổ. Có hôm P bảo với N:“Tớ không muốn đi học nữa đâu, tớ ngại gặp mọi người lắm!”.
Tình huống 2. Do tình hình dịch bệnh Covid-19, H phải học trực tuyến qua điện thoại, máy tính trong thời gian dài. Nhà H có hai chị em, không gian trong nhà lại chật hẹp nên ngoài việc học, H chỉ xem chương trình truyền hình hoặc điện thoại, máy tính chứ không vận động được nhiều. Dạo gần đây, H cảm thấy khó tập trung và tính cách trở nên bực bội, khó chịu hơn. H than thở với X:“Tớ thấy chán nản quá, chẳng thể tập trung học được!”.
Tình huống 3. Bố T thường xuyên uống rượu say rồi về nhà đánh đập hai mẹ con T. Tay chân T lúc nào cũng thâm tím vì những trận đòn roi của bố. Bị đánh, mắng nhiều nên T luôn bị ám ảnh về hình ảnh say xỉn của bố và những giọt nước mắt của mẹ. T tâm sự với V: “Tớ không muốn ở nhà nữa, nhiều lúc tớ muốn bỏ nhà ra đi”.
Trả lời:
– Tình huống 1: Nguyên nhân gây căng thẳng là:
+ Sự thay đổi cơ thể khi đến tuổi dậy thì
+ P bị bạn bè trêu đùa vì ngoại hình (da mặt nổi mụn).
– Tình huống 2: Nguyên nhân gây căng thẳng là: H ở lâu trong không gian chật hẹp, bí bách; thiếu sự vận động, tương tác trực tiếp với bạn bè (do tác động của dịch Covid-19)
– Tình huống 3: Nguyên nhân gây căng thẳng là: bạo lực gia đình
Bài tập 8 trang 35 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy ghi lại cụ thể những yếu tố khiến bản thân bị căng thẳng, nguyên nhân và biểu hiện của những căng thẳng đó.
Trả lời:
– Điều khiến em căng thẳng là: lo sợ bị điểm kém khi đến các kì thi
– Nguyên nhân của sự căng thẳng đó đến từ: áp lực học tập; áp lực từ sự kì vọng của bố mẹ dành cho em…
– Khi căng thẳng, em cảm thấy: đau đầu, mệt mỏi, kém tập trung, mất ngủ, tâm lí trở nên nóng nảy, hay cáu gắt…
Bài tập 9 trang 35 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy viết lại những căng thẳng, áp lực của bản thân trong học tập và cuộc sống vào tập giấy hoặc cuốn sổ nhỏ.
Trả lời:
(*) Tham khảo:
– Lo sợ bị điểm kém trước mỗi kì thi
– Buồn và mệt mỏi khi bị bạn bè hiểu lầm
– Buồn khi bị người khác trách mắng, xúc phamh danh dự, nhân phẩm.
– Trót lấy trộm tiền của mẹ để đi chơi điện tử, vì sợ mẹ phát hiện nên luôn lo lắng.
– …
Bài tập 10 trang 35 SBT Giáo dục công dân 7: Em hãy vẽ áp phích về nhận diện tình huống gây căng thẳng để giúp bản thân mình, các bạn và người thân có thể xác định được nguyên nhân, biểu hiện cụ thể của căng thẳng trong học tập và cuộc sống, từ đó đưa ra cách giải quyết phù hợp.
Trả lời:
(*) Sản phẩm tham khảo: Tranh về một số tình huống gây căng thẳng
Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng
Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài 9: Quản lý tiền