Giải bài tập GDCD lớp 7 Bài 8: Quản lí tiền
Mở đầu
Mở đầu trang 44 GDCD 7: Giả định em đang có 200.000 đồng, hãy đưa ra phương án chi tiêu của mình với khoản tiền này và giải thích vì sao em lựa chọn như vậy?
Phương pháp giải:
– Đưa đưa ra phương án chi tiêu của mình với 200.000 đồng và giải thích vì sao em lựa chọn như vậy.
Trả lời:
Em sẽ giành ra 100.000 đồng để mua vở viết, bút và một số dụng cụ học tập khác bởi vì đó đều là những thứ phục vụ trong năm học mới, 100.000 đồng còn lại em sẽ để tiết kiệm và chỉ tiêu khi thực sự cần thiết.
Khám phá
1. Ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả
Câu hỏi trang 44 GDCD 7: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Em có nhận xét gì về việc quản lí tiền của Thủy?
b) Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Phương pháp giải:
– Đọc trường hợp và nhận xét về việc quản lí tiền của Thủy
– Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả trong cuộc sống.
Trả lời:
a) Việc quản lý tiền của Thúy rất hợp lí và khoa học. Thúy chỉ tiêu tiền cho những việc thực sự cần thiết và biết kiếm thêm tiền bằng những việc phù hợp với năng lực của bản thân.
b) Quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,… để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.
2. Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả
Câu hỏi trang 45 GDCD 7: Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Trong các sản phẩm trên, đâu là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao?
b) Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt qua mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?
Phương pháp giải:
– Quan sát tranh, chỉ ra đâu là thứ em mong muốn có, đâu là thứ em rất cần. Nếu chỉ có một số tiền có hạn em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Lý giải vì sao.
– Chỉ ra hậu quả nếu chi tiêu tùy tiện, vượt qua mức cho phép. Nêu ra các cách để tránh việc chi tiêu quá mức mà em biết
Trả lời:
a)
Thứ mong muốn có: (3), (6), (8)
Thứ rất cần (nếu chỉ có một số tiền có hạn): (1), (9)
Số (1) là bởi vì cần vở ghi để phục vụ cho việc học tập.
Số (9) bởi vì em cần đồ ăn để có đủ năng lượng học tập.
b)
Nếu như chi tiêu vượt quá mức cho phép sẽ khiến cho chúng ta không đủ tiền để chi tiêu cho những thứ thật sự cần thiết. Khi có những trường hợp phát sinh đột ngột cần đến tiền thì sẽ không có đủ tiền để chi trả và phải xin thêm tiền từ bố mẹ.
Để tránh việc chi tiêu quá mức, chúng ta cần lên kế hoạch sử dụng tiền cho hợp lí, cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua một món đồ bên cạnh đó có thể nhờ bố mẹ giữ hộ tiền để tránh tiêu xài phung phí
Câu hỏi trang 45 GDCD 7:
a) Vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp?
b) Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý điều gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
– Đọc trường hợp và giải thích vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp.
– Nêu được những chú ý khi vay mượn tiền mà em biết.
Trả lời:
a) Nguyên nhân các bạn trong lớp không cho H vay mượn tiền bởi vì các bạn không tin tưởng H nữa. Trước đây H đã vay mượn các bạn nhiều lần nhưng không trả tiền đúng hẹn.
b) Theo em, khi vay mượn tiền, trước hết là phải đảm bảo rằng đó là số tiền mình có khả năng trả lại sau, bởi vì nếu không suy xét kĩ mà vay tiền thoải mái không tiết chế, có thể dẫn đến việc không đủ khả năng để trả nợ. Tiếp theo là phải chú ý đến thời điểm đã giao hẹn và phải trả tiền đúng hẹn. Có như vậy mới tạo được sự tin tưởng cho những người xung quanh.
Câu hỏi trang 46 GDCD 7
a) Trong đoạn hội thoại trên, chị Hà đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền và thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
b) Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền chưa? Nếu có em thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
c) Hãy nêu lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.
Phương pháp giải:
– Đọc đoạn hội thoại và nhận xét về mục tiêu tiết kiệm tiền và cách thực hiện của chị Hà.
– Đưa ra mục tiêu tiết kiệm tiền và cách tiết kiệm tiền của bản thân.
– Nêu được lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.
Trả lời:
a) Chị Hà đã xác định được thứ mà chị muốn mua chính là một chiếc áo len để tặng bà, vì vậy mà chị Hà đã lên kế hoạch tiết kiệm từ trước đó mấy tháng. Chị đã mang theo bình nước và sử dụng vở vẫn còn mới từ mấy năm trước đồng thời mỗi ngày, bỏ một ít tiền vào hũ tiết kiệm, nhờ vậy mà mỗi tháng chị đều có một khoản tiền nhỏ.
b) Em đã đặt mục tiêu tiết kiệm tiền từ năm ngoái bằng cách bỏ tiền vào lợn đất của mình. Thói quen đó vẫn đang được duy trì cho tới hiện tại. Em thường cố gắng gom lại những đồng tiền lẻ sau khi đi chợ hoặc mua đồ hoặc số tiền tiêu vặt bố mẹ cho nhét bỏ lợn. Số tiền lẻ đó tuy nhỏ nhưng sau một thời gian tăng lên đáng kể. Có khi , em nghĩ đến việc lấy lại số tiền đã nhét vào lợn ra tiêu tạm, thế nên em thường giấu con heo đất ở trong phòng hay ở nơi nào mà tôi ít nhìn thấy nó nhất trong ngày
c) Đặt mục tiêu tiết kiệm sẽ cho chúng ta động lực để không tiêu tiền hoang phí, biết lên kế hoạch để tiêu tiền một cách hợp lí, cho ta động lực để nghĩ ra cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng, hơn nữa có thể giúp ta mua được một số món quà tặng người thân, bạn bè.
Câu hỏi trang 46 GDCD 7:
a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước,…lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước,…trong cuộc sống.
b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước,… mà em biết
Phương pháp giải:
– Quan sát hình ảnh và giải thích lí do “Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước,…lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền”. Nêu được ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước,…trong cuộc sống.
– Nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước,… mà em biết
Trả lời:
a) Vì thức ăn, điện, nước chúng ta đều phải chi trả bằng tiền, vì vậy sử dụng vừa đủ, không lãng phí thức ăn, điện, nước sẽ giúp tiết kiệm tiền.
– Ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước:
+ Khi chúng ta không sử dụng hoang phí, biết tiết kiệm thức ăn, điện, nước,… chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, có thể dành để chi tiêu cho những việc cần thiết khác.
+ Thức ăn, điện, nước,… là những thứ có hạn, rất nhiều người trên thế giới không có thức ăn để ăn, không có điện và nước sạch để sử dụng, vì vậy chúng ta cần phải sử dụng hợp lí những nguồn tài nguyên này.
b) Cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước,… mà em biết:
– Cố gắng ăn hết, không bỏ phí thức ăn
– Phần thức ăn còn thừa nào mà có thể bảo quản được thì cất đi để hôm sau ăn tiếp, đỡ phí phạm
– Vặn nước vừa phải, đủ lượng dùng
– Tắt hết những thiết bị điện khi không sử dụng
– Giảm việc sử dụng điện trong giờ cao điểm
– Kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm
Câu hỏi trang 47 GDCD 7:
a) Việc làm của Hằng đem lại lợi ích gì?
b) Em hãy kể thêm những vật khác có thể tái chế
Phương pháp giải:
– Đọc trường hợp và nêu lên những lợi ích việc làm của Hằng đem lại?
– Kể thêm những vật khác có thể tái chế mà em biết.
Trả lời:
a) Việc làm của Hằng vừa giúp bạn kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ và làm từ thiện, vừa giúp bảo vệ môi trường.
b) Vật có thể tái chế:: Ống hút, chai nhựa, túi ni lông, thủy tinh, giấy báo, quần áo cũ, bìa các-tông
Câu hỏi trang 47 GDCD 7
a) Em hãy kể tên các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các hình trên.
b) Em hãy giới thiệu thêm những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán
Phương pháp giải:
– Quan sát hình ảnh và kể các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền.
– Giới thiệu thêm những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán.
Trả lời:
a)
Hình 1: Bánh ngọt
Hình 2: Những đồ vặt được làm từ len
b) Những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán:
– Làm thiệp thủ công.
– Tranh tự vẽ
– Làm đồ ăn vặt.
Câu hỏi trang 47 GDCD 7
a) Các bạn trong tranh đã làm những việc gì để có thu nhập cá nhân?
b) Em hãy kể thêm những công việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền
Phương pháp giải:
– Quan sát tranh và nêu những việc các bạn đã làm để có thu nhập cá nhân.
– Kể thêm những công việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền mà em biết.
Trả lời:
a)
Hình 1: Phụ giúp bố mẹ việc nhà bằng cách cho gà ăn.
Hình 2: Phụ giúp bố đánh máy tài liệu.
b) Những việc học sinh có thể làm:
– Phụ giúp việc nhà: Rửa bát, quét nhà, phơi quần áo,…
– Nhổ tóc sâu cho bà
– Dạy em học
Câu hỏi trang 48 GDCD 7
Theo em gửi tiền vào ngân hàng mang lại lợi ích gì?
Phương pháp giải:
– Nêu được lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng.
Trả lời:
Gửi tiền vào ngân hàng trước hết sẽ giúp ta hạn chế việc tiêu tiền một cách hoang phí. Ngoài ra, gửi tiền vào ngân hàng sẽ giúp cho khoản tiền của chúng ta không bị mất giá, bởi vì gửi tiền vào ngân hàng sẽ cho ta một khoản tiền lãi hàng tháng.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 48 GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc
b) Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.
c) Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.
d) Biết quản lí tiền sẽ có một cuộc sống đủ đầy.
Phương pháp giải:
– Đọc ý kiến và nêu quan điểm. Giải thích vì sao em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến đó.
Trả lời:
a) Không đồng ý. Học sinh ngoài vấn đề học tập cũng nên quan tâm đến tiền bạc vì nó thực sự rất cần thiết. Nếu học sinh biết cách quản lí tiền bạc từ sớm sẽ giúp san sẻ gánh nặng cho gia đình, trang bị được một kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này.
b) Không đồng ý. Bởi vì học sinh nên giữ tiền nhưng phải cẩn thận và chi tiêu một cách hợp lí đề phòng lúc cần thiết mà không có người lớn ở bên sẽ rất bất tiện.
c) Không đồng ý. Mọi người đều cần biết cách tiết kiệm tiền. Vì tiết kiệm tiền giúp ta chi tiêu hợp lí, khoa học và giành được một khoản tiền cho những lúc có sự cố đột xuất.
d) Đồng ý. Biết quản lí tiền sẽ giúp ta không cần phải lo lắng việc thiếu thốn chi tiêu.
Luyện tập 2 trang 49 GDCD 7: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?
a) Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua quấn truyện yêu thích.
b) Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng. Bạn hỏi xin thêm nhưng mẹ từ chối.
c) Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.
d) B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ.
Phương pháp giải:
– Đọc trường hợp và nhận xét về hành vi của các bạn.
Trả lời:
a) K biết tiết kiệm tiền nhưng cách tiết kiệm này không hợp lí. Bởi vì bữa sáng rất quan trọng. Nếu nhịn ăn nhiều ngày sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho cơ thể.
b) H chi tiêu không hợp lí, khoa học và không biết tiết kiệm, đã chi tiêu vượt quá số tiền mà mẹ cho.
c) Q là người đặt ra mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả
d) B là người rất cẩn thận trong chi tiêu. Việc ghi chép ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ sẽ giúp B cân đối được việc chi tiết, mua đủ những thứ cần thiết và không tiêu xài vào những thứ linh tinh.
Luyện tập 3 trang 49 GDCD 7: Xử lí tình huống
a) M muốn mua một quả bóng đá giá 100000 đồng nhưng chỉ có 40000 đồng .M hỏi vay Q 60000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q chơi cùng.
Nếu là Q, em sẽ xử lí thế nào? Vì sao?
b) N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm. N lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái.
Theo em, N nên xử sự thế nào
Phương pháp giải:
– Đọc tình huống và đưa ra lời khuyên với Q và N.
Trả lời:
a) Nếu là Q:
– Trường hợp 1: Nếu M là một bạn biết giữ chữ tín, em sẽ cho bạn vay tiền nhưng yêu cầu bạn trả đúng thời gian đã hẹn.
– Trường hợp 2: Nếu M là người thường hay chi tiêu hoang phí, thì em sẽ không đồng ý cho M vay tiền và khuyên nhủ bạn nên biết cách tiết kiệm tiền, đừng tiêu vào những thứ không cần thiết.
b) Theo em, N nên nói rõ mục đích của việc sử dụng số tiền đó với các bạn.
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình