Giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Bài 4 : Giữ chữ tín
Bài 1 trang 16 vở thực hành GDCD 7: Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Hãy nêu các biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong các bức tranh trên.
b) Hãy kể thêm những biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín mà em biết.
Trả lời:
Yêu cầu a) Biểu hiện giữ chữ tín/ không giữ chữ tín trong từng bức tranh:
+ Tranh 1/ Giữ lời hứa;
+ Tranh 2/ Đúng hẹn;
+ Tranh 3/ Không thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân;
+ Tranh 4/ Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm.
Yêu cầu b)
– Một số biểu hiện của giữ chữ tín:
+ Thực hiện đúng những gì đã hứa.
+ Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của bản thân.
+ Thống nhất giữa lời nói với việc làm.
+ Bán hàng chính hãng, chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
– Một số biểu hiện không giữ chữ tín:
+ Hứa nhưng không thực hiện.
+ Không hoàn thành đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
+ Nói một đằng làm một nẻo.
+ Bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bài 2 trang 16 vở thực hành GDCD 7: Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không nói đến việc giữ chữ tín? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa.
B. Rao ngọc, bán đá.
C. Nhất ngôn cửu đỉnh
D. Đã nói là làm
E. Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
G. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
H. Chữ tín còn quý hơn vàng.
I. Làm người ăn tối lo mai/ Việc mình hồ dễ để ai lo lường.
Trả lời:
– Lựa chọn đáp án: G, I
Bài 3 trang 17 vở thực hành GDCD 7: Em đồng tình và không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Chỉ cần giữ chữ tín với người lớn tuổi.
b) Không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì.
c) Cần xin lỗi và giải thích lý do nếu không giữ được lời hứa với ai đó.
d) Chỉ nên hứa điều mình có thể thực hiện được.
Trả lời:
– Ý kiến a) Không đồng tình, vì: cần giữ chữ tín với tất cả mọi người.
– Ý kiến b) Không đồng tình. Chúng ta có thể hứa hẹn với mọi người nhưng cần chú ý đến việc giữ đúng và thực hiện đúng những gì đã hứa.
– Ý kiến c) Đồng tình. Vì: khi thất hứa, bạn đã làm cho người khác bị tổn thương, buồn và mất niềm tin. Do đó, chúng ta cần xin lỗi và giải thích lý do nếu không giữ được lời hứa với ai đó.
– Ý kiến d) Đồng tình. Chúng ta chỉ nên hứa điều mình có thể thực hiện được.
Bài 4 trang 17 vở thực hành GDCD 7: Để trở thành người biết giữ chữ tín, chúng ta cần rèn luyện những thói quen nào sau đây?
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Tôn trọng và thực hiện đúng những điều đã cam kết.
B. Suy nghĩ thật kĩ trước khi đưa ra lời hứa.
C. Luôn đúng hẹn.
D. Bỏ qua những điều đã cam kết nếu thấy điều đó không có lợi cho bản thân
E. Không nói dối
G. Luôn coi trọng lòng tin của mọi người với mình
Trả lời:
– Lựa chọn các đáp án: A, B, C, E, G
Bài 5 trang 18 vở thực hành GDCD 7: Em hãy đọc Câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
WALTER SCOTT GIỮ CHỮ TÍN
Cuộc sống của Walter Scott rất nghèo khổ. Bạn ông giúp ông thành lập trật Công ty xuất bản và in ấn. Walter Scott không giỏi kinh doanh nên một thời gian sau, ông không những không kiếm được tiền mà còn nợ sáu mươi ngàn đô la.
Các bạn của Walter Scott đã bàn bạc giúp ông trả nợ nhưng Walter Scott khéo léo từ chối vì ông không muốn mất chữ tín. Ông muốn dựa vào sự cố gắng của mình để trả hết nợ, Hành động của ông khiến mọi người bàn tán, có người không tán thành nhưng cũng có người đồng tình và thông cảm.
Walter Scott không để ý đến điều đó, ông vẫn kiên trì làm theo cách của mình. Ông tin mình là người giữ chữ tín và có dũng khí chiến thắng mọi khó khăn, Với niềm tin đó, Walter Scott càng cố gắng nỗ lực làm việc. Hằng ngày, ông đến vài công ty và làm nhiều việc khác nhau, Công việc bận rộn và mệt mỏi khiến ông vừa gầy vừa đen, Mặc dù đã nhiều lần bị ốm, nhưng ông vẫn nỗ lực làm việc. Một chủ nợ rất thích đọc tiểu thuyết của Walter Scott, ông ta đến chỗ của Walter Scott và nói: “Tôi biết ngàn tất giữ chữ tín, nhưng ngài là một nhà văn có tài, ngài nên dành nhiều thời gian cho việc viết lách, tôi quyết định xoá nợ cho ngài”.
Walter Scott nối: “Cảm ơn ông rất nhiều, nhưng tôi không thể là người không giữ chữ tín, cảm ơn ý tốt của ông!” Và như vậy, Walter Scott hoàn toàn dựa vào sức mạnh, trả hết nợ sau bốn năm, Phim chất thành thật, giữ chữ tín của ông luôn được mọi người nhắc đến và kính trọng.
(Theo Ngọc Linh, 168 câu chuyện hay giúp hình thành nhân cách, NXB Thế giới, 2018) a) Chi tiết nào cho thấy Walter Scott là người biết giữ chữ tín?
b) Việc giữ chữ tín đã đem lại điều gì cho Walter Scott
Trả lời:
Yêu cầu a) Walter Scott luôn nỗ lực làm việc, công việc bận rộn khiến ông vừa gầy, vừa đen. Khi một chủ nợ quyết định xóa nợ cho ông, ông đã từ chối và phấn đấu trả hết các khoản nợ sau bốn năm.
Yêu cầu b) Việc giữ chữ tín đã khiến ông luôn được mọi người nhắc đến và kính trọng.
Bài 6 trang 19 vở thực hành GDCD 7: Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:
a) Hàng không đi chơi với các bạn vì đã hứa cùng bố sửa sang lại khu vườn.
b) Huệ có rất nhiều dự định nhưng chưa bao giờ thực hiện các dự định đó.
c) Khi tranh cử vào Ban chấp hành Đoàn Thanh niên, Linh hứa sẽ tham gia nhiệt tình vào tất cả các hoạt động của Đoàn. Sau khi trúng cử, Linh thường tìm lí do để không tham gia các hoạt động lao động công ích.
Trả lời:
– Nhận xét:
+ Tình huống a) Hùng biết giữ chữ tín
+ Tình huống b) Huệ không biết giữ chữ tín.
+ Tình huống c) Linh không biết giữ chữ tín
Bài 7 trang 19 vở thực hành GDCD 7: Xử lí tình huống.
Tình huống: Phương hẹn chiều nay sẽ sang nhà Hoa để cùng làm để cương ôn tập. Tuy nhiên, khi chuẩn bị đi thì có bộ phim mà Phương rất thích khiến bạn phân vân không biết nên làm thế nào.
Nếu là Phương, em sẽ làm gì?
Trả lời:
– Nếu là Phương, em không ở nhà xem phim và sẽ sang nhà Hoa để cùng bạn làm đề cương ôn tập; sau khi hoàn thành đề cương.
Bài 8 trang 19 vở thực hành GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các tình huống dưới đây.
Tình huống 1: Ngày thứ Bảy, Yến giúp mẹ bán rau, có khách đến mua rau, họ đã trả tiền và nhờ Yến nhặt rau giúp. Nhưng đã cuối ngày mà không thấy người khách quay lại.
Tình huống 2: Bố và mẹ hứa sẽ mua đàn cho Mai nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Mai cố gắng học và đã đạt được danh hiệu đó. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc khó khăn, thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho Mai.
Trả lời:
– Tình huống 1: Yến có thể lựa chọn các phương án sau:
+ Phương án 1: tìm cách bảo quản rau, đợi hôm sau khách đến lấy.
+ Phương án 2: bán lại chỗ rau đó cho người khách khác, hôm sau trả lại số tiền ấy cho vị khách bỏ quên rau.
– Tình huống 2: Lời khuyên cho Mai:
+ Không phải là bố mẹ Mai không giữ chữ tín mà do nguyên nhân khách quan nên chưa thực hiện được lời hứa.
+ Mai cần nói với bố mẹ rằng khi nào có tiền hãy mua đàn cho mình. Đồng thời Mai nên làm thêm việc nhà phụ giúp bố mẹ, cố gắng học giỏi hơn nữa để bố mẹ vui lòng, có động lực vượt qua khó khăn để giữ lời hứa với Mai.
Xem thêm các bài giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Vở thực hành GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Vở thực hành GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín
Vở thực hành GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Vở thực hành GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Vở thực hành GDCD 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường