Giải bài tập GDCD lớp 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Video giải GDCD 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ – Chân trời sáng tạo
Mở đầu
Mở đầu trang 11 GDCD 7
Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ qua những bức tranh sau:
Phương pháp giải:
– Quan sát các bức tranh.
-Tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua các bức tranh.
Trả lời:
Những câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ thể hiện qua bức tranh:
– Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
– Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Khám phá
Câu hỏi 1 trang 12 GDCD 7: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.
– Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh?
– Em cảm nhận gì sau khi đọc câu chuyện trên?
– Theo em, trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
– Đọc câu chuyện.
-Tìm những chi tiết thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh.
– Nêu cảm nhận của bản thân sau khi đọc câu chuyện.
– Chỉ ra hành động về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong cuộc sống.
Trả lời:
– Những chi tiết thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh là:
+ Vì thương bạn nên từ năm 8 tuổi, dù trời nắng hay mưa, đều đặn ngày hai lần, Hiếu vẫn luôn sang nhà, cõng Minh đi học.
+ Đến khi biết đi xe đạp, Hiếu lại tiếp tục chở Minh đi học.
+ Dù khác trường, nhưng hai bạn vẫn thường động viên, quan tâm lẫn nhau.
– Qua câu chuyện trên, em cảm nhận được tình bạn thật đẹp và đáng trân quý giữa hai bạn Hiếu và Minh. Hiếu đã luôn bên cạnh, giúp đỡ Minh đến trường, làm “đôi chân” cho Minh. Đó là một tình bạn đáng ngưỡng mộ và chúng ta cần phải học tập.
– Trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện cụ thể như sau:
+ Giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
+ Luôn sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện của người khác.
+ Biết san sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn với những người xung quanh.
+ Biết cảm thông, thấu hiểu với mọi người, sống chan hòa với mọi người, cho đi mà không mong ngóng được nhận lại.
Câu hỏi 2 trang 13 GDCD 7: Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.
– Em có nhận xét gì về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh trên?
– Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
– Chúng ta cần làm gì để khích lệ , động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỉ , thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp?
Phương pháp giải:
– Quan sát các bức tranh.
– Đưa ra nhận xét về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh.
– Lý giải vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
– Chỉ ra hành động để khích lệ , động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỉ , thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp.
Trả lời:
– Nhận xét về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh:
+ Bức tranh 1: lời nói dùng từ “phải” giống như đang yêu cầu, đề nghị các bạn bắt buộc phải làm. Chúng ta nên dùng từ “nên” hoặc “cần” thì cũng đã đưa ra được nội dung.
+ Bức tranh 2: Bạn nhỏ này trả lời mẹ rất nhẹ nhàng, lễ phép. Nhưng bạn ấy mải chơi điện tử mà không giúp đỡ mẹ làm việc ngay.
+ Bức tranh 3: bạn nhỏ nhẹ nhàng cầm tay bà, quan tâm và hỏi bà rất lễ phép.
+ Bức tranh 4: bạn nhỏ đã biết giúp đỡ cô giáo, lời nói lễ phép.
– Trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì mình có quan tâm,giúp đỡ mọi người thì khi mình gặp khó khăn cũng sẽ có người khác giúp đỡ. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người gần gũi, gắn bó; có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống
– Hành động để khích lệ , động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỉ , thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp là:
+ An ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe kịp thời.
+ Giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn.
+ Sử dụng từ ngữ phù hợp với bối cảnh giao tiếp.
+ Lên án, phê phán những hành động thờ ơ, không giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
Câu hỏi 3 trang 13 GDCD 7: Em hãy quan sát các bức tranh sau và thực hiện yêu cầu.
– Kể lại câu chuyện theo tranh.
– Đặt tên cho câu chuyện và rút ra bài học.
Phương pháp giải:
– Quan sát các bức tranh và kể lại câu chuyện theo tranh.
– Đặt tên cho câu chuyện đó.
– Đưa ra bài học.
Trả lời:
– Kể lại câu chuyện:
+ Bức tranh 1: Ngày xưa, có một cậu bé mồ côi, chân tay đang rét run vì lạnh. Bỗng nhiên, một chú đi tới, ngồi cạnh cậu bé và nói “ Chú tặng cho cháu ít quà và chiếc áo ấm nhé!”.
+ Bức tranh 2: Thời gian sau, chú này mắc bệnh và phải nằm viện. Chú vô cùng lo lắng và nghĩ “Làm sao mình có đủ tiền để thanh toán viện phí đây…?”
+ Bức tranh 3: Cô y tá đến và nói với chú “ Một mạnh thường quân đã tài trợ toàn bộ viện phí cho chú rồi.”
+ Bức tranh 4: Thì ra mạnh thường quân ấy chính là cậu bé năm xưa mà chú đã tặng áo cho. Giờ đây, cậu bé ấy đã trở thành một bác sĩ và vẫn không quên người chú đã từng giúp năm xưa. Cậu đến thăm chú và nói “Cháu rất biết ơn chú vì ngày xưa đã giúp đỡ cháu ạ!”
– Đặt tên cho câu chuyện:
+ Món quà năm xưa.
+ Tình thương đáng quý.
– Qua câu chuyện trên, chúng ta rút ra được bài học: giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn rồi có cơ hội thì người đó lại sẵn sàng giúp đỡ mình; cho đi không cần nhận lại là một hành động đáng trân quý.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 15 GDCD 7: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu.
– Nêu suy nghĩ của em về lời nói và việc làm của T, H trong tình huống trên.
– Hãy kể lại những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình.
Phương pháp giải:
– Đọc tình huống.
– Nêu suy nghĩ của em về lời nói và việc làm của T, H.
– Kể những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình.
Trả lời:
– Lời nói và việc làm của T: Lúc đầu, T muốn đi chơi, không giúp đỡ người nhà làm việc. Sau khi sang nhà H và thấy bạn đang làm việc thì T đã thay đổi suy nghĩ và quay về nhà giúp đỡ mọi người làm việc nhà.
– Lời nói và việc làm của H: Thể hiện H là một người con biết quan tâm, giúp đỡ cho mẹ của mình. Bạn ấy muốn phụ giúp công việc nhà cho mẹ vì mẹ bạn ấy bị ốm. Chính việc làm của H đã giúp T thay đổi suy nghĩ.
– Những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình:
+ Giúp mẹ làm việc nhà, nấu cơm, quét nhà, rửa bát…
+ Nói năng nhẹ nhàng, lễ phép với ông bà, bố mẹ.
+ Chăm sóc khi bố mẹ, ông bà ốm.
Luyện tập 2 trang 15 GDCD 7: Em hãy sắm vai theo tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu.
– Em hãy nhận xét hành động của M; động viên bạn ấy quan tâm, cảm thông, chia sẻ với cô lao công và những người khác.
– Hãy tự đánh giá về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với người khác trong những tháng gần đây.
Phương pháp giải:
– Đọc tình huống.
– Sắm vai theo tình huống.
– Nhận xét hành động của M; động viên bạn ấy quan tâm, cảm thông, chia sẻ với cô lao công và những người khác.
– Tự đánh giá về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với người khác trong những tháng gần đây.
Trả lời:
– Nhận xét hành động của M:
+ Đó là một việc làm vô trách nhiệm, thờ ơ, không quan tâm đến người khác.
+ Việc làm đó còn gây ảnh hưởng đến vệ sinh lớp học.
– Sắm vai và động viên M như sau: Cậu nên thấy biết ơn những cô lao công đã luôn dọn dẹp, giữ gìn cho lớp học mình luôn sạch đẹp. Và bản thân chúng ta cũng nên chia sẻ công việc đó với cô từ việc nhỏ nhất, ví dụ như đem cốc nhựa đó bỏ vào thùng rác. Việc làm tuy bé nhỏ nhưng ý nghĩa vô cùng, thể hiện sự quan tâm đến cô lao công nói riêng và mọi người nói chung.
– Tự đánh giá về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với người khác trong những tháng gần đây:
Bản thân đã biết chia sẻ công việc nhà với mẹ, giúp mẹ làm những việc nhà như quét nhà, nấu cơm, rửa bát… Tuy nhiên, có đôi lúc bản thân vẫn còn mải chơi nên chưa giúp đỡ mẹ được nhiều. Em sẽ cố gắng chia sẻ công việc với mẹ nhiều hơn nữa.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 15 GDCD 7: 1. Hãy làm một sản phẩm như: tấm thiệp, bài thơ…để thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ và gửi đến người em yêu quý trong gia đình, dòng họ, hàng xóm hay một nhân vật em cảm kích trong cuộc sống.
Phương pháp giải:
– Tự làm một tấm thiệp tặng cô nhân ngày 8/3, 20/10, 20/11.
– Viết một bài thơ tặng mẹ.
– Viết một bài văn nêu tình cảm của mình đối với mẹ, cô giáo…
Trả lời:
– Một số tấm thiệp:
– Bài thơ ngắn tặng mẹ:
Mẹ ơi ! Dù cả cuộc đời
Con sao trả hết lòng trời bao la
Ngày vui tặng mẹ đoá hoa
Mẹ cười con thấy thiết tha ân tình…..
Vận dụng 2 trang 15 GDCD 7: Em hãy viết một đoạn văn và thuyết trình trước lớp về giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
Phương pháp giải:
– Tự viết một đoạn văn nói giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
– Thuyết trình trước lớp
Trả lời:
Cuộc đời không luôn như ta muốn, nó luôn tiềm tàng những khó khăn trắc trở trên con đường ta đi. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, cần sự đồng cảm và chia sẻ. Trong xã hội vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, người nghèo, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, những người khuyết tật, người có cảnh ngộ éo le….Mỗi con người chúng ta không ai có thể sống tách rời người thân tập thể, cộng đồng. Sự cảm thông, chia sẻ giúp người gặp khó khăn tạo thành sức mạnh to lớn, nghị lực, niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn. Cảm thông và chia sẻ, giúp mọi người gần gũi, gắn bó hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Có như vậy, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc, xã hội mới văn mình, tốt đẹp. Ngay bản thân em cũng luôn tự nhắc nhở bản thân mình cần phải sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn, giúp đỡ được nhiều người hơn nữa.
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Bài 4: Giữ chữ tín
Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa