Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi giữa kì 1 GDCD lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Giáo dục công dân lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 – 2024
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ
A. dân tộc này qua dân tộc khác.
B. thế hệ này sang thế hệ khác.
C. tỉnh này qua tỉnh khác.
D. vùng này sang vùng khác.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là nét đẹp của squê hương?
A. Hẹp hòi, ích kỉ.
B. Dũng cảm, kiên cường.
C. Cần cù lao động.
D. Vị tha, bao dung.
Câu 3. Làm gốm là nét đẹp nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây?
A. Làng Bát Tràng (Hà Nội).
B. Làng Non Nước (Đà Nẵng).
C. Làng Vòng (Hà Nội).
D. Làng Nga Sơn (Thanh Hóa).
Câu 4. Hát Dân ca Quan họ là nét đẹp truyền thống của cư dân ở địa phương nào sau đây?
A. Thừa Thiên Huế.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Bắc Ninh, Bắc Giang.
D. Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Câu 5. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về truyền thống tôn sư trọng đạo?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Giấy rách phải giữ lấy lề.
D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Câu 6. Truyền thống tốt đẹp nào được phản ánh trong câu ca dao dưới đây?
“Ai về, tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy,
Ai về, tôi gửi đôi giày
Phòng khi mưa gió để thầy, mẹ đi”.
A. Hiếu thảo.
B. Hiếu học.
C. Chăm chỉ.
D. Yêu nước.
Câu 7. Hành động: mở các “cây ATM gạo”, “cây ATM khẩu trang”,… để giúp đỡ người dân gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 được xuất phát từ truyền thống nào dưới đây?
A. Cần cù lao động.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Tương thân, tương ái.
D. Dũng cảm, kiên cường.
Câu 8. Anh P sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm truyền thống của quê hương, sau nhiều năm, sản phẩm gốm sứ từ cơ sở sản xuất của anh P đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong vùng.
Trường hợp này cho thấy: anh P là người như thế nào?
A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
B. Chưa có tầm nhìn xa trong việc sản xuất, kinh doanh.
C. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
D. Không biết bắt kịp xu thế phát triển kinh tế trong thời đại mới.
Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm dưới đây: “…….. là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
A. Di sản văn hóa.
B. Thuần phong, mĩ tục.
C. Truyền thống dân tộc.
D. Phong tuch, tập quán.
Câu 10. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và
A. di sản văn hóa vật chất.
B. di sản văn hóa phi vật thể.
C. danh lam thắng cảnh.
D. di tích lịch sử – văn hóa.
Câu 11. Di sản văn hóa phi vật thể không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Di vật, bảo vật quốc gia.
B. Làn điệu dân ca truyền thống.
C. Trò chơi dân gian.
D. Lễ hội truyền thống.
Câu 12. Di sản nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?
A. Nhã nhạc cung đình Huế.
B. Dân ca Quan họ.
C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
D. Nghi lễ và trò chơi kéo co.
Câu 13. Nhận định nào dưới đâyy không đúng về di sản văn hóa?
A. Chỉ những sản phẩm vật chất mới đượcu coi là di sản văn hóa.
B. Di sản văn hóa là tài sản và niềm tự hào của toàn dân tộc.
C. Di sản văn hóa gồm: di sản vật thể và di sản phi vật thể.
D. Góp phần phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc.
Câu 14. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, các tổ chức, cá nhân có quyền nào sau đây?
A. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép các bảo vật quốc gia.
B. Vận chuyển trái phép bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
C. Tham quan, nghiên cứu về di sản văn hóa.
D. Phá hoại các di sản văn hóa.
Câu 15. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Ông P tuyên truyền sai lệch về di sản văn hóa của địa phương.
B. Nghệ nhân C truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho thế hệ trẻ.
C. Anh K tổ chức vận chuyển trái phép cổ vật ra nước ngoài.
D. Bạn X có hành vi xả rác bừa bãi ra khu di tích lịch sử – văn hóa.
Câu 16. Trong quá trình đào móng để lầm lại nhà, ông K đã phát hiện ra một số chén đĩa, bình hoa bằng gốm sứ có hoa văn đẹp mắt. Hoa văn và màu men gốm trên số chén đĩa, bình hoa đó mang nét đặc trưng của gốm hoa nâu thời Trần. Chuyện ông K đào được cổ vật truyền ra ngoài, có nhiều người tới hỏi mua và trả giá cao.
Trong trường hợp trên, theo em, ông K nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Tổ chức đấu giá để bán số cổ vật vừa tìm được.
B. Cất giữ số cổ vật đó và coi đó là “bảo vật gia truyền”.
C. Cất giữ một nửa, còn một nửa thì nộp lại cho chính quyền địa phương.
D. Nhanh chóng báo cáo và giao nộp toàn bộ cổ vật cho cơ quan chức năng.
Câu 17. Quan tâm được hiểu là
A. thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
B. đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được cảm xúc của họ.
C. sự cho đi hoặc giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
D. tôn trọng và tin tưởng mọi người xung quanh.
Câu 18. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để
A. chiếm được lòng tin của người đó.
B. nhận được sự yêu mến của người đó.
C. hiểu được cảm xúc của người đó.
D. trêu chọc, mỉa mai người đó.
Câu 19. “Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Cảm thông.
D. Thấu hiểu.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Mỉa mai.
B. Trêu chọc.
C. Lợi dụng.
D. Động viên, an ủi.
Câu 21. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự sẻ chia?
A. Chia ngọt, sẻ bùi.
B. Tích tiểu thành đại.
C. Năng nhặt, chặt bị.
D. Ở hiền gặp lành.
Câu 22. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là người thường xuyên
A. đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.
B. động viên, an ủi khi người khác gặp khó khăn.
C. bất chấp mọi việc để đạt được mục đích cá nhân.
D. trêu ghẹo, gây gổ, đánh nhau với người khác.
Câu 23. A và N là bạn cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà, đưa vở của mình cho N chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bào học trên lớp. H là bạn cùng lớp, thấy vậy, nên đã trách A làm thế là không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Bạn H.
B. Bạn A.
C. Bạn H và N.
D. Bạn A và H.
Câu 24. Để rèn luyện đức tính cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác, mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?
A. Không chơi với những bạn học kém.
B. Làm ngơ khi thấy người bị tai nạn giao thông.
C. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn.
D. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ di sản văn hóa?
Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng, quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác không còn phù hợp trong xã hội hiện đại sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Em nhận xét thế nào về ý kiến trên?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B |
2-A |
3-A |
4-C |
5-D |
6-A |
7-C |
8-A |
9-A |
10-B |
11-A |
12-C |
13-A |
14-C |
15-B |
16-D |
17-A |
18-C |
19-B |
20-D |
21-A |
22-B |
23-B |
24-C |
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
– Để góp phần bảo vệ di sản văn hóa, học sinh cần:
+ Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa
+ Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa tới người thân, bạn bè trong và ngoài nước.
+ Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa
+ …
Câu 2 (2,0 điểm):
– Em không đồng tình với ý kiến trên, vì:
+ Tuy những robot được phát triển trí thông minh nhân tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người giải quyết mọi tình huống, đặc biệt là các tình huống phức tạp và máy móc cũng không thể thay thế con người trong việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ xã hội.
+ Trong xã hội hiện đại, con người ngày càng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực và sự cô đơn, do đó, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ càng cần thiết.
Đề thi giữa kì 1 GDCD lớp 7 Cánh diều có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Giáo dục công dân lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 – 2024
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. “Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Phong tục tập quán.
B. Truyền thống quê hương.
C. Thuần phong, mĩ tục.
D. Bản sắc văn hóa.
Câu 2. Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Yêu nước; tương thân, tương ái; hiếu học.
B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất, kiên cường.
C. Cần cù lao động; ích kỉ; đoàn kết chống ngoại xâm.
D. Hiếu học; lười biếng; vị tha; bao dung.
Câu 3. Làm cốm là nét đẹp nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây?
A. Làng Vòng (Hà Nội).
B. Làng Bát Tràng (Hà Nội).
C. Làng Chu Đậu (Hải Dương).
D. Làng Nga Sơn (Thanh Hóa).
Câu 4. Hát Xoan là nét đẹp truyền thống của cư dân ở tỉnh nào sau đây?
A. Thừa Thiên Huế.
B. Hà Nội.
C. Phú Thọ.
D. Bắc Ninh.
Câu 5. Kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình là biểu hiện của truyền thống nào dưới đây?
A. Tương thân, tương ái.
B. Hiếu học.
C. Hiếu thảo.
D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 6. Biết ơn công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ là biểu hiện của truyền thống nào dưới đây?
A. Hiếu thảo.
B. Hiếu học.
C. Chăm chỉ.
D. Yêu nước.
Câu 7. Hành động: mở các “siêu thị 0 đồng” để giúp đỡ người dân gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 được xuất phát từ truyền thống nào dưới đây?
A. Cần cù lao động.
B. Tôn sư trọng đạo.
C. Tương thân, tương ái.
D. Dũng cảm, kiên cường.
Câu 8. Chị M sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm truyền thống của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị M phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong vùng.
Trường hợp này cho thấy: chị M là người như thế nào?
A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
B. Chưa có tầm nhìn xa trong việc sản xuất, kinh doanh.
C. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
D. Không biết bắt kịp xu thế phát triển kinh tế trong thời đại mới.
Câu 9. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ
A. thế hệ này qua thế hệ khác.
B. địa phương này qua địa phương khác.
C. đất nước này qua đất nước khác.
D. dân tộc này qua dân tộc khác.
Câu 10. Di sản văn hóa bao gồm:
A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
B. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
C. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.
D. di sản văn hóa tập thể và di sản văn hóa công cộng.
Câu 11. Di sản văn hóa vật thể không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Làn điệu dân ca.
B. Danh lam thắng cảnh.
C. Di tích lịch sử – văn hóa.
D. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 12. Di sản nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Thánh địa Mỹ Sơn.
B. Thành nhà Hồ.
C. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
D. Hoàng thành Thăng Long.
Câu 13. Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Bạn M tham gia lớp học để rèn luyện kĩ thuật hát Xoan.
B. Chị P không nghe nhạc quan họ vì cho rằng cổ hủ.
C. Anh K có hành vi vứt rác tại khu di tích lịch sử.
D. Ông N phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.
Câu 14. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?
A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
C. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép các bảo vật quốc gia.
D. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.
Câu 15. Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Nghệ nhân C truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho thế hệ trẻ.
B. Chị X chê bai di tích lịch sử quê mình không có gì đặc sắc.
C. Cứ vào ngày giỗ tổ, gia đình ông M đều đến đền thờ để dâng hương.
D. Tập thể lớp 7A tham gia dâng hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ.
Câu 16. Trên đường đi học về, em phát hiện một nhóm thanh niên có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Đứng xem quá trình đập phá khu di tích.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến bản thân.
C. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi nhóm thanh niên.
D. Nhanh chóng báo với cơ quan chính quyền địa phương.
Câu 17. Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Đồng cảm.
D. Thấu hiểu.
Câu 18. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm dưới đây: “….. là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó”.
A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Cảm thông.
D. Thấu hiểu.
Câu 19. Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình được hiểu là
A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Cảm thông.
D. Thấu hiểu.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. An ủi.
B. Động viên.
C. Hỏi thăm.
D. Mỉa mai.
Câu 21. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
C. Uống nước nhớ nguồn.
D. Ở hiền gặp lành.
Câu 22. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?
A. Chỉ cần cảm thông với những người nghèo, người yếu thế trong xã hội.
B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.
Câu 23. Gia đình bạn T có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ T phải một mình làm lụng nuôi hai anh em T ăn học. Gần đây, mẹ của T bị ốm nên T thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của T em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lôi kéo các bạn trong lớp cô lập, xa lánh T.
B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ T.
C. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.
D. Khuyên T nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.
Câu 24. Để rèn luyện đức tính cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác, mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?
A. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen.
B. Sống khép mình, không quan tâm mọi người.
C. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn.
D. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hành vi, biểu hiện nào trong những hình ảnh dưới đây là góp phần giữ gìn truyền thống quê hương? Em hãy viết lời giải thích vì sao theo từng ảnh.
Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng, trong các di sản văn hóa vật thể, chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh, vì đây là nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế, còn các di vật, bảo vật quốc gia thì không cần bảo vệ, vì những đồ vật này không sử dụng được trong cuộc sống, không mang lại lợi ích kinh tế.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B |
2-A |
3-A |
4-C |
5-D |
6-A |
7-C |
8-A |
9-A |
10-B |
11-A |
12-C |
13-A |
14-C |
15-B |
16-D |
17-A |
18-C |
19-B |
20-D |
21-A |
22-B |
23-B |
24-C |
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
– Ảnh 1 – Các bạn học sinh đang dọn dẹp tại khu danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương => đây là hành động góp phần giữ gìn truyền thống quê hương.
– Ảnh 2 – các bạn học sinh đang sửa soạn SGK để tặng lại cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn => đây là hành động góp phần giữ gìn truyền thống quê hương, vì: hành động này là biểu hiện của truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái.
– Ảnh 3 – các bạn học sinh đang học tập nghệ thuật truyền thống => đây là hành động góp phần giữ gìn truyền thống quê hương, vì: thể hiện sự trân trọng và tình yêu với nghệ thuật truyền thống.
– Ảnh 4 – bạn học sinh cõng bạn tới trường => đây là hành động góp phần giữ gìn truyền thống quê hương, vì: hành động này là biểu hiện của truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái.
Câu 2 (2,0 điểm):
– Em không đồng tính với ý kiến trên.
– Chúng ta cũng cần bảo tồn, gìn giữ các di vật, bảo vật quốc gia. Vì: đó là những hiện vật được lưu truyền, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.