Giải bài tập Toán lớp 5 trang 38, 39 Bài 48: Luyện tập chung
Giải Toán lớp 5 trang 38 Tập 2
Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 38 Bài 1: Hoàn thành bảng sau.
Đọc |
Viết |
Mười ba phẩy không năm mét khối |
? |
? |
0,857 m3 |
Tám trăm hai mươi mốt đề-xi-mét khối |
? |
? |
100,5 cm3 |
Lời giải:
Đọc |
Viết |
Mười ba phẩy không năm mét khối |
13,05 m3 |
Không phẩy tám trăm năm mươi bảy mét khối |
0,857 m3 |
Tám trăm hai mươi mốt đề-xi-mét khối |
821 dm3 |
Một trăm phẩy năm xăng-ti-mét khối |
100,5 cm3 |
Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 38 Bài 2: Chọn câu trả lời đúng.
Thể tích của một khối băng có dạng hình lập phương trong hình vẽ khoảng:
A. 1 cm3
B. 1 dm3
C. 1 m3
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Ta thấy khối băng cao đến vai của bạn nên cạnh của khối băng dài khoảng 1 m.
Thể tích của một khối băng có dạng hình lập phương trong hình vẽ khoảng 1 m3.
Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 38 Bài 3: Số?
Rô-bốt đã xếp các hình lập phương 1 cm3 thành hình bên.
Thể tích của hình bên là cm3.
Lời giải:
Thể tích của hình bên là 44 cm3.
Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 38 Bài 4: Số?
a) 5 m3 = dm3 b) 0,25 m3 = cm3 c) 1,9 dm3 = cm3 |
480 dm3 = m3 5 000 cm3 = m3 2 650 cm3 = dm3 |
Lời giải:
a) 5 m3 = 5 000 dm3 b) 0,25 m3 = 250 000 cm3 c) 1,9 dm3 = 1 900 cm3 |
480 dm3 = 0,48 m3 5 000 cm3 = 0,005 m3 2 650 cm3 = 2,65 dm3 |
Giải Toán lớp 5 trang 39 Tập 2
Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 39 Bài 5: Số?
Rô-bốt có một cái thùng dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 6 dm, chiều rộng 4 dm, chiều cao 3 dm. Vậy Rô-bốt có thể xếp được hộp đèn hình lập phương có thể tích 1 dm3 để đầy chiếc thùng đó.
Lời giải:
Vậy Rô-bốt có thể xếp được 72 hộp đèn hình lập phương có thể tích 1 dm3 để đầy chiếc thùng đó.
Giải thích: Rô-bốt có thể xếp được số hộp đèn hình lập phương có thể tích 1 dm3 để đầy chiếc thùng đó là: 6 × 4 × 3 = 72 (hộp)
Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 39 Bài 1: Chọn câu trả lời đúng.
Mỗi hình dưới đây được xếp từ các hình lập phương 1 cm3. Hỏi hình nào dưới đây có thể tích lớn nhất?
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hình A được xếp từ 24 hình lập phương 1 cm3. Nên hình A có thể tích 24 cm3.
Hình B được xếp từ 27 hình lập phương 1 cm3. Nên hình B có thể tích 27 cm3.
Hình C được xếp từ 20 hình lập phương 1 cm3. Nên hình C có thể tích 20 cm3.
Hình D được xếp từ 24 hình lập phương 1 cm3. Nên hình D có thể tích 24 cm3.
Vậy hình B có thể tích lớn nhất.
Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 39 Bài 2: Số?
Trong cả năm 2022, nhà Nam đã sử dụng 174 m3 nước sinh hoạt. Vậy trung bình mỗi tháng, nhà Nam dùng hết m3 nước sinh hoạt.
Lời giải:
Trong cả năm 2022, nhà Nam đã sử dụng 174 m3 nước sinh hoạt. Vậy trung bình mỗi tháng, nhà Nam dùng hết 14,5 m3 nước sinh hoạt.
Giải thích: 1 năm có 12 tháng.
Trung bình mỗi tháng, nhà Nam dùng hết số mét khối nước sinh hoạt là:
174 : 12 = 14,5 (m3)
Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 39 Bài 3: Rô-bốt có 3 hộp màu xanh, đỏ và vàng. Thể tích của các hộp là: 25 cm3, 24,5 cm3, 25,75 dm3. Biết hộp màu vàng có thể tích lớn nhất và hộp màu xanh có thể tích lớn hơn hộp màu đỏ. Hãy cho biết thể tích của mỗi chiếc hộp.
Lời giải:
Có: 25,75 dm3 = 25 750 cm3. Mà 25 750 cm3 > 25 cm3 > 24,5 cm3.
Nên 25,75 dm3 > 25 cm3 > 24,5 cm3.
Theo bài, thể tích hộp màu vàng > thể tích hộp màu xanh > thể tích hộp màu đỏ
Vậy thể tích hộp màu vàng là 25,75 dm3; màu xanh là 25 cm3; màu đỏ là 24,5 cm3.
Giải Toán lớp 5 Tập 2 trang 39 Bài 4: Bể nước ngầm của một tòa nhà có 240 m3 nước. Người ta đang hút toàn bộ nước từ bể ra ngoài. Sau một thời gian kể từ khi bắt đầu hút, lượng nước trong bể giảm đi 15%. Hỏi trong bể còn lại bao nhiêu mét khối nước?
Lời giải:
Lượng nước trong bể giảm số mét khối nước là:
240 × 15 : 100 = 36 (m3)
Trong bể còn lại số mét khối nước là:
240 – 36 = 204 (m3)
Đáp số: 204 m3 nước.
Xem thêm các bài giải bài tập Toán lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 47: Mét khối
Bài 48: Luyện tập chung
Bài 49: Hình khai triển của hình lập phương, hình hộp chữ nhật và hình trụ
Bài 50: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
Bài 51: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
Bài 52: Thể tích của hình hộp chữ nhật