Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 97, 98, 99, 100 Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
Đọc: Bức tường có nhiều phép lạ trang 97, 98, 99
Khởi động
Nói về một điều tưởng tượng mà em mong là có thật.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ về điều em tưởng tượng và mong muốn có thật để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Em mong có tồn tại siêu nhân thật sự.
Bài đọc
BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ
Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng. Quy đọc nhầm đề bài tập làm văn:”Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào”. Quy thở dài: “Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”.
Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa… rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài?
Bố vào. Đúng lúc quá!
Quy chạy lại:
– Bố ạ, con nhìn mãi bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả.
Bố hiểu ngay, tủm tỉm:
– Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia. Con chạy ra nghịch mưa, ướt hết.
Quy nhoẻn miệng cười:
– Vâng.
– Bố còn gặp lại trận mưa bão khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi.
Quy chớp mắt:
– Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không ạ?
– Có chứ!
– Cả chiếc ô tô chạy trong mưa? Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa…
Bố lại tủm tỉm:
– Thế mà con bảo chẳng thấy gì.
Quy ngơ ngác:
– Thật đấy ạ.
– Bây giờ con ngồi vào bàn. Mắt nhìn bức tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa mà con biết!
Quy ngồi vào bàn, nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào,…
Quy cầm bút, cắm cúi viết, quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ.
(Theo Phong Thu)
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 98 Câu 1: Tìm chi tiết tả không gian nơi Quy đang ngồi học.
Phương pháp giải:
Em đọc 2 câu văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Chi tiết tả không gian Quy đang ngồi học là:
– Bức tường trước mặt.
– Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 98 Câu 2: Hành động và suy nghĩ nào của Quy cho biết Quy đang gặp khó khăn với bài làm văn?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 1 và thứ 2 của bài đọc để tìm ra câu trả lời.
Lời giải:
– Hành động:
+ Chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt.
+ Quy thở dài: “Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.”
– Suy nghĩ: nghĩ đến bố và bức tường trước mặt.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 98 Câu 3: Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép vì cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 98 Câu 4: Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa? Tìm câu trả lời đúng.
A. Vì những trận mưa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bố.
B. Vì bố muốn Quy tả những trận mưa mà bố đã từng gặp.
C. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp.
D. Vì bố muốn Quy nhớ về bà nội của mình.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Bố kể cho Quy nghe về những trận mưa vì: C. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp.
Chọn C.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 98 Câu 5: Theo em, vì sao Quy có thể làm được bài văn mà không cần nhìn bức tường có nhiều phép lạ nữa?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Quy có thể làm được bài văn mà không cần đến bức tường có những phép lạ là vì bố đã gợi cho Quy nhớ đến những cơn mưa mà cậu đã gặp, đã biết.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 99 Câu 1: Tìm 3 – 5 tính từ chỉ đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động có trong bài Bức tường có nhiều phép lạ.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc và tìm các tính từ chỉ đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động có trong bài.
Lời giải:
– xanh mát
– lia lịa
– tủm tỉm
– ngơ ngác
– bồng bềnh
– rào rào
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 99 Câu 2: Viết 2 – 3 câu tả một cơn mưa, trong đó có sử dụng những tính từ tả tiếng mưa.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Bài tham khảo 1:
Mưa rơi, những hạt mưa đầu tiên nhẹ nhàng hôn lên đám lá đang reo vui chờ đón mưa đến gột sạch bụi bặm trên mình. Mưa rơi tí tách, nhảy múa vui vẻ, rộn ràng trên những mái nhà và trên mặt đường. Mưa thi nhau từng hạt, từng hạt rơi xuống. Chúng hò reo, hạt này chê hạt kia rơi chậm và thách đố nhau xem ai về đích trước. Thế rồi chúng phấn khích, rào rào lao xuống thành từng lớp như những mũi tên nhỏ lóng lánh ánh bạc. Lớp này nối tiếp lớp kia xối xả rơi xuống tạo ra những bong bóng nước trên mặt đường, rồi từ đó lại nở xòe ra vô số những bông hoa bong bóng nhỏ xinh
Bài tham khảo 2:
Mưa rơi lộp bộp trên mái nhà, chảy thành dòng xuống máng hứng nước của ba. Những cành cây cam, cây khế xòe rộng ra để hứng những dòng nước mát lành. Luống rau muống của mẹ trồng cười hả hê thích thú. Chỉ có những nụ hoa mười giờ là cụp mặt xuống buồn rầu.
Viết: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc trang 99
Đề bài: Viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi em yêu thích.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 99 Câu 1: Chuẩn bị.
– Em chọn đồ chơi nào để viết hướng dẫn? (đồ chơi làm bằng đất sét, bằng giấy, bằng bông,…)
– Cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu gì để làm đồ chơi?
– Khi làm đồ chơi cần thực hiện những bước nào?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ về cách làm đồ chơi và thực hiện yêu cầu.
Lời giải:
– Em chọn đồ chơi là bằng giấy để viết hướng dẫn.
– Cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu :
+ Giấy màu, giấy trắng
+ Kéo và bút
– Khi làm đồ chơi cần thực hiện những bước:
+ Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó.
+ Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau
+ Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới
+ Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên là đã hoàn thành con gà.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 99 Câu 2: Lập dàn ý.
Phương pháp giải:
Em tiến hành lập dàn ý dựa vào bài tập 1 và gợi ý.
Lời giải:
– Chuẩn bị:
+ Giấy màu, giấy trắng
+ Kéo và bút
– Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó.
+ Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau
+ Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới
+ Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên là đã hoàn thành con gà.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 99 Câu 3: Viết hướng dẫn theo dàn ý đã lập.
Lời giải:
Để làm một con gà bằng giấy, chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và làm theo hướng dẫn sau:
– Chuẩn bị:
+ Giấy màu, giấy trắng
+ Kéo và bút
– Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Vẽ lên giấy màu trắng các hình như phần hình 1 bên dưới. Sau đó, áp giấy màu vàng lên giấy trắng và cắt theo những hình đấy. Phần mỏ gà và phần đế dùng giấy màu cam cho đẹp hơn. Những chỗ vẽ nét đứt là hướng dẫn gấp giấy ngay tại đó.
+ Bước 2: Dán thành từng vòng tròn rồi dán nối với nhau
+ Bước 3: Dán mỏ, dán cánh như hình 2 bên dưới
+ Bước 4: Vẽ mắt hoặc dùng mắt thú bông dán lên.
Vậy là chúng ta đã có một chú gà bằng giấy hết sức đáng yêu đúng không nào. Chúc các bạn thành công.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 99 Câu 4: Đọc soát và chỉnh sửa.
– Cách trình bày các bước
– Cách dùng từ, đặt câu
Phương pháp giải:
Em đọc soát và chỉnh sửa.
Lời giải:
Em đọc soát và chỉnh sửa.
Nói và nghe: Kể chuyện Nhà phát minh và bà cụ trang 100
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 100 Câu 1: Nghe kể chuyện và ghi lại những sự việc chính.
Phương pháp giải:
– Em nghe cô giáo kể chuyện.
– Ghi lại những sự việc chính.
Lời giải:
– Em nghe cô giáo kể chuyện.
– Ghi lại những sự việc chính: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ già xảy ra khi ông chế tạo thành công đèn điện. Bà cụ già đã đi bộ gần ba giờ để đến xem phát minh kì diệu ấy, do đó bà đã vô tình được gặp Ê-đi-xơn và trò chuyện với ông.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 100 Câu 2: Kể lại câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em kể lại câu chuyện dựa vào tranh, lời kể của cô và ghi chép của bản thân.
Lời giải:
1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
– Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
– Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
– Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
– Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
– Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
– Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
– Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 100 Câu 3: Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Em ấn tượng với sự thân thiện, gần gũi và việc giữ lời hứa của Ê-đi-xơn. Mặc dù là nhà bác học nổi tiếng nhưng Ê-đi-xơn vẫn nói chuyện rất thân thiết với bà cụ. Khi xe điện được chạy thử, dù có rất nhiều người xếp hàng để mua vé nhưng Ê-đi-xơn vẫn giữ đúng lời hứa, mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên.
Vận dụng
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 100 Câu 1: Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ.
Phương pháp giải:
Em kể lại cho người thân nghe câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ.
Lời giải:
1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.
2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :
– Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?
– Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?
– Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.
3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:
– Cụ ơi! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.
Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:
– Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.
4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :
– Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé !
Bà cụ cười móm mém :
– Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 100 Câu 2: Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học
Phương pháp giải:
Em tìm đọc câu chuyện về nhà khoa học qua sách báo, internet,…
Lời giải:
Bài tham khảo:
Thomas Edison sinh ngày 11/2/1847 trong một gia đình có 7 anh chị em ở một thị trấn thuộc bang Ohio của nước Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, Edison là một cậu bé luôn hiếu kì, ham học hỏi và rất thích tự mày mò làm thử. Cuộc đời ông đã để lại cho loài người khoảng 2000 phát minh sáng tạo. Ông có những cống hiến vĩ đại cho nền văn minh và tiến bộ của loài người. Một trong những phát minh vĩ đại của Edison là tạo ra ánh sáng cho nhân loại. Ông bắt đầu nghiên cứu về bóng đèn điện từ tháng 3/1878. Sau hàng nghìn cuộc thử nghiệm, nghiên cứu diễn ra bền bỉ đến tận tháng 10/1879, chiếc bóng đèn điện đầu tiên của nhân loại đã ra đời.
Năm ông 17 tuổi, một buổi tối, mẹ ông bị viêm ruột thừa cấp tính, hết sức đau đớn. Bố ông cưỡi ngựa đi hàng chục cây số mời bác sỹ về nhà chữa bệnh cho mẹ. Bác sỹ khám và yêu cầu phải mổ ngay. Song, lúc đó lại không có đèn điện, chỉ biết nhờ vào ánh sáng của ngọn đèn dầu tối om. Ánh sáng như vậy, làm sao có thể mổ được? Bố và bác sỹ vô cùng lo lắng, không biết làm thế nào? Edison nghĩ một lúc rồi bảo với bác sỹ: ”Thưa bác sỹ, bác sỹ cứ chuẩn bị bắt tay vào mổ đi! Cháu đã có cách!“. Rất nhanh chóng, Edison đến các nhà hàng xóm mượn về rất nhiều miếng gương nhỏ và vài ngọn đèn dầu. Ông để những chiếc gương nhỏ này ở xung quanh giường mẹ và trước mỗi chiếc gương nhỏ này thắp một chiếc đèn dầu. Ánh đèn được những chiếc gương phản chiếu, trong chốc lát cả gian nhà bỗng sáng rực lên.
“Ôi! Thật tuyệt! Cháu thông minh quá!“. Bác sỹ không ngớt lời khen ngợi Edison. Nhờ ánh sáng trong phòng, ca mổ ruột thừa tiến hành thuận lợi. Edison đã cứu mẹ như vậy đó.
Câu chuyện về Edison kết thúc dưới ánh nến lung linh phản chiếu trong những chiếc gương thần kỳ, dưới những ánh mắt chứa đầy sự ngạc nhiên và xen lẫn trầm trồ của các bạn Muối Biển. Ánh sáng được tạo ra như một điều kỳ diệu, và điều tuyệt vời hơn nữa đó chính là ánh sáng đã mang lại sự sống cho người mẹ thân yêu!.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
Bài 23: Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng
Bài 24: Người tìm đường lên các vì sao
Bài 25: Bay cùng ước mơ