Giải Khoa học lớp 5 Bài 29: Tác động của con người đến môi trường
Giải Khoa học lớp 5 trang 100
Câu hỏi khởi động trang 100 SGK Khoa học 5: Điều gì sẽ xảy ra với các sinh vật nếu môi trường sống của chúng bị ô nhiễm?
Trả lời:
– Ô nhiễm môi trường có thể gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học, khiến cho một số loài không thể sống sót trong môi trường ô nhiễm hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh sản.
– Ô nhiễm môi trường có thể làm giảm sản lượng và chất lượng của các nguồn lợi từ hệ sinh thái như nước, đất và không khí. Điều này ảnh hưởng đến nguồn lương thực, nước uống và nguồn tài nguyên tự nhiên khác cho con người và các loài sinh vật khác.
1. Những tác động tiêu cực của con người đến môi trường
Câu hỏi khám phá trang 100 SGK Khoa học 5: Quan sát các hình, đọc thông tin dưới đây và cho biết: Con người đã có những tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Những tác động đó đã dẫn đến hậu quả gì?
Trả lời:
– Con người đã có những tác động tiêu cực đến môi trường:
+ Phá rừng;
+ Phá rừng ngập mặn;
+ Con người sử dụng đất nông nghiệp vào việc xây nhà cao tầng, xả chất thải vào môi trường, sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên.
– Những tác động đó đã dẫn đến hậu quả:
+ Việc phá rừng dẫn đến đất bị xói mòn, sạt lở, động vật mất nơi sống và thiếu thức ăn,…
+ Việc phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản dẫn đến ô nhiễm môitrường nước mặn, động vật mất nơi sống,…
+ Con người sử dụng đất nông nghiệp vào việc xây nhà cao tầng, xả chất thải vào môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước,…, sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt,…
2. Tác động tích cực của con người đến môi trường
Giải Khoa học lớp 5 trang 101
Câu hỏi khám phá trang 101 SGK Khoa học 5: Quan sát các hình, đọc thông tin dưới đây và cho biết: Con người đã có những tác động tích cực đến môi trường như thế nào? Những tác động đó đã mang lại những kết quả gì?
Trả lời:
– Con người đã bảo vệ môi trường bằng cách: tích cực trồng rừng; tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ động vật và thực vật; xử lí các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,… ban hành các luật bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng; cấm săn bắt các động vật quý hiếm…
– Tác động:
+ Những nỗ lực trồng rừng và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên đã giúp bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học. Việc này giúp duy trì và tái tạo các loài thực vật và động vật quý hiếm, cũng như bảo tồn các môi trường sống tự nhiên.
+ Việc xử lí các nguồn gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm đất, không khí và nước đã giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường sống của các sinh vật khác.
+ Việc bảo tồn và phục hồi các môi trường tự nhiên đã giúp bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm như nước sạch, đất màu và không gian sống cho các sinh vật…
+ Việc bảo vệ môi trường cũng tạo ra các cơ hội kinh tế và xã hội, bao gồm việc phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường. Điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Giải Khoa học lớp 5 trang 102
Câu hỏi luyện tập trang 102 SGK Khoa học 5: Thu thập thông tin về những việc làm tích cực, tiêu cực của gia đình và người dân địa phương em, hoàn thành bảng theo gợi ý. Chia sẻ với bạn.
Những việc làm của gia đình và người dân địa phương |
Tích cực |
Tiêu cực |
Kết quả/Hậu quả |
Tái sử dụng các vật dụng |
× |
Giảm thiểu rác thải, tiết kiệm tài nguyên,… |
|
Chặt phá rừng |
× |
Mất nơi sống của sinh vật, đất bị xói mòn, gây lũ quét,… |
|
? |
? |
? |
? |
Trả lời:
Những việc làm của gia đình và người dân địa phương |
Tích cực |
Tiêu cực |
Kết quả/Hậu quả |
Tái sử dụng các vật dụng |
× |
Giảm thiểu rác thải, tiết kiệm tài nguyên,… |
|
Chặt phá rừng |
× |
Mất nơi sống của sinh vật, đất bị xói mòn, gây lũ quét, sạt lở đất… |
|
Trồng cây |
× |
Giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, giảm ô nhiễm môi trường, … |
|
Sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên (túi vải, túi giấy, phân vi sinh,…) |
× |
Góp phần giảm ô nhiễm môi trường |
3. Một số việc cần làm để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Câu hỏi khám phá trang 102 SGK Khoa học 5: Quan sát, đọc thông tin trong các hình từ 14 đến 19 và cho biết cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
Trả lời:
Hình 14: Chúng ta cần tái sử dụng các vật dụng, giảm thiểu rác thải, dùng rác thải làm nguyên liệu tái chế.
Hình 15: Chúng ta cần sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học.
Hình 16: Chúng ta cần khai thác rừng bền vững.
Hình 17: Chúng ta cần trồng cây gây rừng.
Hình 19: Chúng ta cần dọn rác thải và không thải rác thải, khí thải ôi nhiễm ra ngoài môi trường.
Hình 20: Chúng ta cần tham gia tuyên truyền và cùng chung tay bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Giải Khoa học lớp 5 trang 103
Câu hỏi khám phá trang 103 SGK Khoa học 5: Em còn biết những việc làm nào để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.?
Trả lời:
Những việc làm nào để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
+ Sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm tài nguyên, tắt các thiết bị khi không sử dụng…
+ Sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên (túi vải, túi giấy, phân vi sinh,…)
Câu hỏi luyện tập trang 103 SGK Khoa học 5: Em đồng tình hay không đồng tình với các bạn trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
Hình 20: Em đồng tình vì cây là những nguồn tài nguyên quý báu của trái đất, mang lại không khí trong lành và là nơi sống cho nhiều loài sinh vật. Bảo vệ cây không chỉ giữ gìn môi trường sống mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát khí hậu và giữ đất đai ổn định.
Hình 21: Em không đồng tình vì nó có thể dẫn đến tình trạng suy giảm đáng kể trong số lượng cá trong tự nhiên và làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Giải Khoa học lớp 5 trang 104
Câu hỏi vận dụng trang 104 SGK Khoa học 5: Xây dựng nội dung sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện
1. Lựa chọn nội dung
Mỗi nhóm chọn một trong các nội dung sau:
Thu gom và xử lí rác thải
Trồng rừng và cải tạo rừng
Bảo vệ động, thực vật quý hiếm
2. Thu thập thông tin về nội dung đã lựa chọn qua tranh ảnh, sách, báo, in-tơ-nét,…
3. Xác định hình thức trình bày nội dung: vẽ, viết, áp phích,…
4. Lựa chọn hình thức vận động phù hợp và thực hiện.
Trả lời:
Học sinh lựa chọn nội dung và cùng nhau tìm hiểu.
Ví dụ: Thu gom và xử lí rác thải
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 25: Chăm sóc sức khoẻ tuổi dạy thì
Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Bài 27: Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ
Bài 28: Chức năng của môi trường
Bài 29: Tác động của con người đến môi trường
Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường