Giải Khoa học lớp 5 Bài 11: Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy
Giải Khoa học lớp 5 trang 41
Câu hỏi khởi động trang 41 SGK Khoa học 5: Kể tên một số phương tiện, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió hoặc năng lượng nước chảy mà em biết hoặc gia đình đang sử dụng.
Trả lời:
Một số phương tiện, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió hoặc năng lượng nước chảy mà em biết hoặc gia đình đang sử dụng:
– Đèn đường: sử dụng năng lượng mặt trời.
– Quạt gió tạo thành điện: sử dụng năng lượng gió.
– Thủy điện cung cấp điện cho các hoạt động của người dân: sử dụng năng lượng nước chảy.
1. Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy
Câu hỏi khám phá trang 41 SGK Khoa học 5: Quan sát các hình từ 1 đến 10 và cho biết năng lượng mặt trời, gió và nước chảy được dùng cho những phương tiện, máy móc, hoạt động nào của con người. Giải thích.
Trả lời:
– Hình 1: Năng lượng mặt trời được dùng cho việc cung cấp năng lượng cho bóng đèn.
– Hình 2: Năng lượng gió được dùng cho việc “rê lúa” (tách thóc lép).
– Hình 3: Năng lượng điện được dùng cho việc cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện sử dụng điện.
– Hình 4: Năng lượng gió và nước chảy được dùng cho việc giúp thuyền buồm di chuyển trên nước.
– Hình 5: Năng lượng mặt trời và năng lượng gió được dùng cho việc phơi thóc.
– Hình 6: Năng lượng mặt trời dùng cho việc làm muối.
– Hình 7: Năng lượng gió dùng để tạo ra điện, cung cấp nguồn điện cho con người.
– Hình 8: Năng lượng nước tạo sóng giúp thuyền di chuyển.
– Hình 9: Năng lượng gió giúp cối xay nước xoay đưa nước lên những vùng cao.
– Hình 10: Năng lượng nước tạo ra điện cung cấp cho con người.
Giải Khoa học lớp 5 trang 42
Câu hỏi luyện tập trang 42 SGK Khoa học 5:
a) Tìm hiểu, kể tên một số nhà máy sản xuất điện sử dụng năng lượng mặt trời (điện mặt trời), năng lượng gió (điện gió), năng lượng nước chảy (thủy điện) ở nước ta và địa phương em.
b) Địa phương em sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy vào những việc gì?
Trả lời:
a) Nhà máy điện mặt trời:
– Nhà máy thủy điện mặt trời Phú Mỹ.
– Nhà máy thủy điện mặt trời Hòa Hội
Nhà máy thủy điện:
– Nhà máy thủy điện Hòa Bình
– Nhà maý thủy điện Sơn La
Nhà máy điện gió:
– Nhà máy điện gió Trung Nam Ninh Thuận
– Nhà máy điện gió Phú Lạc.
b) Địa phương em sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy vào những việc:
– Năng lượng mặt trời: giúp bóng đèn sáng, làm muối,…
– Năng lượng gió: Phơi thóc, quần áo,…
– Năng lượng nước: Thủy điện cung cấp điện cho các hoạt động của người dân,…
2. Thu thập thông tin việc khai thác và sử dụng các dạng năng lượng mặt trời, gió, nước chảy
Giải Khoa học lớp 5 trang 43
Câu hỏi khám phá trang 43 SGK Khoa học 5:
1. Lập kế hoạch
Chuẩn bị: Giấy, bút,…
Những việc cần làm:
– Chọn hai dạng năng lượng để tìm hiểu
– Nội dung thu thập: việc khai thác, sử dụng năng lượng, những thuận lợi và khó khăn trong khai thác sử dụng các dạng năng lượng,…
– Thu thập thông tin qua: sách, báo, in-tơ-nét,…
Phân công nhiệm vụ.
Thời gian cần thực hiện.
2. Thực hiện kế hoạch
Thực hiện thu thập thông tin heo kế hoạch đã xây dựng.
Xử lý thông tin theo bảng gợi ý.
STT |
Dạng năng lượng |
Khai thác và sử dụng năng lượng |
Thuận lợi hoặc khó khăn khi sử dụng |
1 |
Năng lượng mặt trời |
Cung cấp điện cho gia đình để thắp sáng |
Thuận lợi: có sẵn trong tự nhiên,… Khó khăn: phụ thuộc vào sự chiếu sáng của Mặt trời,… |
2 |
? |
? |
? |
3. Tổng kết và thảo luận
Trình bày kết quả của nhóm trước lớp.
Trả lời:
STT |
Dạng năng lượng |
Khai thác và sử dụng năng lượng |
Thuận lợi hoặc khó khăn khi sử dụng |
1 |
Năng lượng mặt trời |
Cung cấp điện cho gia đình để thắp sáng |
Thuận lợi: có sẵn trong tự nhiên,… Khó khăn: phụ thuộc vào sự chiếu sáng của Mặt trời,… |
2 |
Năng lượng gió |
Giúp người dân phơi thóc, quần áo,… |
Thuận lợi: Không mất chi phí cho nguồn năng lượng, là nguồn tài nguyên vô tận, … Khó khăn: Bị ảnh hưởng bởi thời tiết,… |
Câu hỏi luyện tập trang 43 SGK Khoa học 5: Chia sẻ những việc em và gia đình đã khai thác, sử dụng các dạng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy trong cuộc sống hằng ngày.
Trả lời:
– Phơi quần áo: Sử dụng năng lượng mặt trời.
– Chơi chong chóng quay: sử dụng năng lượng gió.
– Phơi cá biển khô: sử dụng năng lượng mặt trời
Giải Khoa học lớp 5 trang 44
Câu hỏi vận dụng trang 44 SGK Khoa học 5:
Thí nghiệm: “Làm bếp mặt trời’’
Chuẩn bị: Lốp xe ô – tô hoặc xe máy đã qua sử dụng; tấm kính trắng, có kích thước lớn hơn lốp xe; bát nước; nhiệt kế.
Thực hiện:
– Đặt lốp xe ở sân hoặc thảm cỏ dưới ánh nắng mặt trời.
– Đặt bát nước vào trong lốp xe.
– Đặt nhiệt kế vào bát nước. Đọc chỉ số của nhệt kế.
– Che tấm kính lên lốp xe (hình 11)
– Dự đoán sự thay đổi nhiệt độ của bát nước sau khoảng 15 phút.
– Tiến hành thí nghiệm, quan sát và so sánh kết quả thí nghiệm với dự đoán của em.
Thảo luận:
– Nhiệt độ của bát nước đã thay đổi như thế nào?
– Yếu tố nào đã làm cho nhiệt độ của bát nước thay đổi?
Trả lời:
Học sinh thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn của thầy, cô giáo. Dự đoán:
+ Nhiệt độ bát nước tăng dần.
+ Năng lượng mặt trời đã làm tăng nhiệt độ của bát nước.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10: Năng lượng chất đốt
Bài 11: Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy
Bài 12: Ôn tập chủ đề Năng lượng
Bài 13: Sự sinh sản của thực vật có hoa
Bài 14: Sự lớn lên và phát triển của thực vật
Bài 15: Sự sinh sản của động vật