Giải Khoa học lớp 5 Bài 16: Sự lớn lên và phát triển của động vật
Giải Khoa học lớp 5 trang 60
Câu hỏi khởi động trang 60 SGK Khoa học 5: Ếch là loài động vật để con hay đẻ trứng? Hình dạng con non của ếch giống hay khác với bố mẹ của chúng?
Trả lời:
Ếch là loại động vật đẻ trứng. Hình dạng con non của ếch khác với bố mẹ của chúng.
1. Vòng đời của một động vật đẻ trứng và sự lớn lên của con non nở ra từ trứng
Câu hỏi khám phá trang 60 SGK Khoa học 5: Quan sát và đọc thông tin các hình từ 2 đến 6:
– Nêu tên các giai đoạn phát triển chính trong vòng đời của con vật.
– Cho biết con non mới nở ra từ trứng có hoàn toàn giống với bố mẹ của chúng không?
– Trình bày về sự lớn lên của con non hoặc ấu trùng nở ra từ trứng.
Trả lời:
– Nêu tên các giai đoạn phát triển chính trong vòng đời của con vật.
+ Ếch: Trứng → Nòng nọc → Nòng nọc có chân → Ếch con → Ếch trưởng thành
+ Châu chấu: Trứng → Ấu trùng (nhiều lần lột xác) → Châu chấu trưởng thành
+ Muỗi: Trứng → Âú trùng → Nhộng → Muỗi trưởng thành
+ Cá hồi: Trứng → Cá con mới nở → Cá con → Cá trưởng thành
+ Vịt: Trứng được thụ tinh → Vịt con mới nở từ trứng → Vịt con → Vịt trưởng thành
– Ếch: Con non mới nở ra từ trứng khác hoàn toàn với bố mẹ của chúng
– Châu chấu: Con non mới nở ra từ trứng tương tự với bố mẹ của chúng
– Muỗi: Con non mới nở ra từ trứng khác hoàn toàn với bố mẹ của chúng
– Cá hồi: Con non mới nở ra từ trứng tương tự với bố mẹ của chúng
– Vịt: Con non mới nở ra từ trứng tương tự với bố mẹ của chúng
– Sự lớn lên của con non hoặc ấu trùng nở ra từ trứng:
Trứng → Âú trùng → Nhộng → Con trưởng thành
Giải Khoa học lớp 5 trang 61
Câu hỏi luyện tập trang 61 SGK Khoa học 5: Tìm hiểu qua sách, báo, in-tơ-nét về vòng đời của một số động vật đẻ trứng và vẽ sơ đồ đơn giản, ghi chú vòng đời của chúng.
Trả lời:
Vòng đời của bướm:
2. Vòng đời và sự lớn lên của một số động vật đẻ con
Giải Khoa học lớp 5 trang 62
Câu hỏi khám phá trang 62 SGK Khoa học 5: Quan sát các hình từ 7 đến 11, đọc thông tin:
– Cho biết con non mới sinh ra có hình dạng như thế nào so với thú mẹ, chúng đã tự kiếm ăn được chưa.
– Loài thú nào thường đẻ mỗi lứa một con? Loài thú nào thường đẻ mỗi lứa nhiều con?
– Trình bày sự lớn lên của thú con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành.
Trả lời:
– Chó: Con non mới sinh ra có hình dạng giống so với chó mẹ, chúng chưa tự kiếm ăn được.
– Bò: Con non mới sinh ra có hình dạng giống so với bò mẹ, chúng chưa tự kiếm ăn được.
– Lợn: Con non mới sinh ra có hình dạng giống so với lợn mẹ, chúng chưa tự kiếm ăn được.
– Hổ: Con non mới sinh ra có hình dạng giống so với hổ mẹ, chúng chưa tự kiếm ăn được.
– Hươu: Con non mới sinh ra có hình dạng giống so với hươu mẹ, chúng chưa tự kiếm ăn được.
– Loài thú đẻ mỗi lứa một con: Bò, hươu
– Loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con: Lợn, hổ, chó
– Sự lớn lên của thú con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành: Trứng sau khi được thụ tinh tạo thành hợp tử trong cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển thành phôi. Thú mẹ mang thai và sinh ra thú con. Mỗi lứa, thú mẹ có thể đẻ một hoặc nhiều con. Thú con lúc mới sinh ra còn yếu và có hình dạng giống như thú trưởng thành. Chúng được thú mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng bằng sữa cho đến khi có thể tự tìm kiếm thức ăn.
Giải Khoa học lớp 5 trang 63
Câu hỏi luyện tập trang 63 SGK Khoa học 5: Vẽ sơ đồ đơn giản về vòng đời của một động vật đẻ con.
Chia sẻ với bạn về sản phẩm của em.
Trả lời:
Sơ đồ vòng đời của chó.
Câu hỏi vận dụng trang 63 SGK Khoa học 5: Xử lý tình huống
Em sẽ nói gì với bạn trong tình huống dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
Con không được đặt các lọ nước có cây thủy sinh như thể vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi, ruồi côn trùng sinh sản và phát triển.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 15: Sự sinh sản của động vật
Bài 16: Sự lớn lên và phát triển của động vật
Bài 17: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật
Bài 18: Vi khuẩn quanh ta
Bài 19: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm
Bài 20: Một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra