Giải SBT Toán 11 Bài 5: Khoảng cách
Bài 45 trang 109 SBT Toán 11 Tập 2: Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 3a, AD = 4a.
a) Khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BC bằng:
A. 2,4a;
B. 3a;
C. 4a;
D. 5a.
b) Khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BD bằng:
A. 2,4a;
B. 3a;
C. 4a;
D. 5a.
c) Khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và CD bằng:
A. 2,4a;
B. 3a;
C. 4a;
D. 5a.
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: B
Do ABCD là hình chữ nhật nên AB ⊥ BC. Như vậy khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BC bằng độ dài đoạn thẳng AB và bằng 3a.
Vậy d(A, BC) = 3a.
b) Đáp án đúng là: A
Gọi H là hình chiếu của A trên BD nên ta có AH ⊥ BD. Như vậy khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng BD là độ dài đoạn thẳng AH.
Do ABCD là hình chữ nhật nên AB ⊥ AD.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ABD vuông tại A, đường cao AH ta có:
Vậy d(A, BD) = 2,4a.
c) Đáp án đúng là: C
Do ABCD là hình chữ nhật nên AB // CD và AD ⊥ CD. Như vậy khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và CD bằng khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng CD (vì AB // CD) và bằng AD = 4a (vì AD ⊥ CD).
Vậy d(AB, CD) = 4a.
Bài 46 trang 110 SBT Toán 11 Tập 2: Hình 40 minh hoạ hình ảnh một chiếc gậy dài 3 m đặt dựa vào tường, góc nghiêng giữa chiếc gậy và mặt đất là 65°. Đầu trên của chiếc gậy đặt vào vị trí M của tường. Khoảng cách từ vị trí M đến mặt đất (làm tròn kết quả đến hàng phần mười của mét) bằng:
A. 2,7 m;
B. 2,8 m;
C. 2,9 m;
D. 3,0 m.
Lời giải:
Vì tường đứng thẳng và vuông góc với mặt đất nên ta có MH vuông góc với mặt đất. Khi đó, khoảng cách từ vị trí M đến mặt đất chính là độ dài đoạn thẳng MH.
Xét tam giác OHM vuông tại H, MO = 3 m, ta có:
⇒ MH = MO.sin65° = 3.sin65° ≈ 2,7.
Vậy khoảng cách từ vị trí M đến mặt đất gần bằng 2,7 m.
Bài 47 trang 110 SBT Toán 11 Tập 2: Cho hình chóp S.ABC có SA ⊥ (ABC), AB ⊥ BC, SA = AB = 3a, BC = 4a. Tính khoảng cách:
a) Từ điểm C đến mặt phẳng (SAB);
b) Giữa hai đường thẳng SA và BC;
c) Từ điểm A đến mặt phẳng (SBC);
d) Từ điểm B đến mặt phẳng (SAC);
e*) Giữa hai đường thẳng AB và SC.
Lời giải:
a) Do SA ⊥ (ABC), BC ⊂ (ABC) nên SA ⊥ BC.
Ta có: BC ⊥ SA, BC ⊥ AB và SA ∩ AB = A trong (SAB)
Suy ra BC ⊥ (SAB).
Như vậy: d(C, (SAB)) = BC = 4a.
b) Do SA ⊥ (ABC), AB ⊂ (ABC) nên SA ⊥ AB.
Mặt khác AB ⊥ BC.
Suy ra AB là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng SA và BC.
Như vậy: d(SA, BC) = AB = 3a.
c) Gọi H là hình chiếu của điểm A trên SB hay AH ⊥ SB.
Do BC ⊥ (SAB), AH ⊂ (SAB) nên BC ⊥ AH.
Ta có: AH ⊥ BC, AH ⊥ SB và BC ∩ SB = B trong (SBC)
Suy ra AH ⊥ (SBC).
Như vậy: d(A, (SBC)) = AH.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác SAB vuông tại A (SA ⊥ AB), đường cao AH ta có:
Vậy
d) Gọi I là hình chiếu của B trên AC hay BI ⊥ AC.
Do SA ⊥ (ABC), BI ⊂ (ABC) nên SA ⊥ BI.
Ta có: BI ⊥ AC, BI ⊥ SA, AC ∩ SA = A trong (SAC)
Suy ra BI ⊥ (SAC).
Như vậy: d(B, (SAC)) = BI.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ABC vuông tại B (AB ⊥ BC), đường cao BI ta có:
Vậy
e*) · Lấy D ∈ (ABC) sao cho ABCD là hình bình hành.
Mà (do AB ⊥ BC) nên ABCD là hình chữ nhật.
Suy ra CD ⊥ AD.
Do SA ⊥ (ABC), CD ⊂ (ABC) nên SA ⊥ CD.
Ta có: CD ⊥ AD, CD ⊥ SA, AD ∩ SA = A trong (SAD)
Suy ra CD ⊥ (SAD).
· Gọi K là hình chiếu của A trên SD hay AK ⊥ SD.
Do CD ⊥ (SAD), AK ⊂ (SAD) nên CD ⊥ AK.
Ta có: AK ⊥ SD, AK ⊥ CD, SD ⋂ CD = D trong (SCD)
Suy ra AK ⊥ (SCD).
Ta có: AB // CD (vì ABCD là hình chữ nhật) và CD ⊂ (SCD).
Suy ra AB // (SCD).
Như vậy: d(AB, SC) = d(AB, (SCD)) = d(A, (SCD)) = AK.
Ta có: SA ⊥ (ABC), AD ⊂ (ABC) nên SA ⊥ AD hay
Do ABCD là hình chữ nhật nên AD = BC = 4a.
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác SAD vuông tại A đường cao AK ta có:
Vậy
Bài 48 trang 110 SBT Toán 11 Tập 2: Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình chữ nhật, AB = 2a, AD = 3a, tam giác SAB vuông cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với (ABCD). Tính khoảng cách:
a) Từ điểm C đến mặt phẳng (SAB);
b) Giữa hai đường thẳng SB và CD;
c) Giữa hai đường thẳng BC và SA;
d) Từ điểm S đến mặt phẳng (ABCD).
Lời giải:
a) Gọi H là trung điểm của AB.
Vì tam giác SAB vuông cân tại S nên ta có: SH ⊥ AB và SA ⊥ SB.
Dễ thấy: AB = (SAB) ∩ (ABCD).
Mà (SAB) ⊥ (ABCD), SH ⊥ AB, SH ⊂ (SAB).
Suy ra SH ⊥ (ABCD).
Hơn nữa BC ⊂ (ABCD) nên ta có SH ⊥ BC.
Do ABCD là hình chữ nhật nên BC ⊥ AB.
Ta có: BC ⊥ SH, BC ⊥ AB, SH ∩ AB = H trong (SAB)
Suy ra BC ⊥ (SAB).
Như vậy: d(C, (SAB)) = BC = AD = 3a (vì ABCD là hình chữ nhật).
b) Do ABCD là hình chữ nhật nên CD // AB.
Mà AB ⊂ (SAB), suy ra CD // (SAB).
Như vậy: d(CD, AB) = d(CD, (SAB)) = d(C, (SAB)) = 3a.
c) Theo câu a ta có BC ⊥ (SAB) mà SB ⊂ (SAB) nên BC ⊥ SB.
Hơn nữa SA ⊥ SB.
Suy ra: SB là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng BC và SA.
Như vậy: d(BC, SA) = SB.
Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác SAB vuông cân tại S có:
SA2 + SB2 = AB2 ⇒ 2SB2 = AB2 (Do SA = SB)
Vậy
d) Theo câu a ta có SH ⊥ (ABCD).
Như vậy: d(S, (ABCD)) = SH.
Xét tam giác SAB vuông tại S có đường trung tuyến SH nên ta có:
Vậy d(S, (ABCD)) = SH = a.
Bài 49 trang 110 SBT Toán 11 Tập 2: Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông cạnh a, AC cắt BD tại O, SO ⊥ (ABCD), SA = 2a. Tính khoảng cách:
a) Từ điểm A đến mặt phẳng (SBD);
b) Giữa hai đường thẳng SO và CD;
c) Từ điểm O đến mặt phẳng (SCD);
d*) Giữa hai đường thẳng AB và SD.
Lời giải:
a) Ta có: SO ⊥ (ABCD), AO ⊂ (ABCD) nên SO ⊥ AO.
Do ABCD là hình vuông nên AC ⊥ BD hay AO ⊥ BD.
Ta có: AO ⊥ SO, AO ⊥ DB, SO ∩ BD = O trong (SBD)
Suy ra AO ⊥ (ABCD).
Như vây: d(A, (SBD)) = AO.
Ta có: ABCD là hình vuông cạnh a nên
Vì O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD trong hình vuông ABCD nên O là trung điểm của AC và BD.
Vậy
b) Gọi M là hình chiếu của O trên CD hay OM ⊥ CD.
Do SO ⊥ (ABCD), OM ⊂ (ABCD) nên SO ⊥ OM.
Từ đó ta thấy OM là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng SO và CD.
Như vậy: d(SO, CD) = OM.
Xét hình vuông ABCD có: OM ⊥ CD, AD ⊥ CD nên OM // AD.
Xét tam giác ACD có: OM // AD, O là trung điểm của AD.
Suy ra OM là đường trung bình của tam giác ACD nên M là trung điểm của CD
Vậy
c) Gọi H là hình chiếu của O trên SM hay OH ⊥ SM.
Do SO ⊥ (ABCD), CD ⊂ (ABCD) nên SO ⊥ CD.
Ta có: CD ⊥ OM, CD ⊥ SO, SO ∩ OM = O trong (SOM)
Suy ra CD ⊥ (SOM).
Mà OH ⊂ (SOM) nên CD ⊥ OH.
Ta có: OH ⊥ SM, OH ⊥ CD, SM ∩ CD = M trong (SCD)
Suy ra OH ⊥ (SCD).
Như vậy: d(O, (SCD)) = OH.
Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác SAO vuông tại O có:
SO2 = SA2 – AO2
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác SOM vuông tại O, đường cao OH ta có:
Vậy
d*) Ta có: AB // CD (do ABCD là hình vuông), CD ⊂ (SCD) nên AB // (SCD).
Do đó d(AB, SD) = d(AB, (SCD)) = d(A, (SCD)).
Gọi K là hình chiếu của A trên (SCD) hay AK ⊥ (SCD).
Khi đó d(A, (SCD)) = AK.
Ta có: H, K lần lượt là hình chiếu của O và A trên (SCD)
Mà C, O, A thẳng hàng nên C, H, K thẳng hàng.
Lại có: OH ⊥ (SCD), AK ⊥ (SCD).
Suy ra OH // AK.
Tam giác ACK có OH // AK, nên theo hệ quả định lí Thalès ta có:
(do O là trung điểm của AC)
Vậy
Bài 50 trang 110 SBT Toán 11 Tập 2: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có ABCD là hình thoi cạnh a, AA’ ⊥ (ABCD), AA’ = 2a, AC = a. Tính khoảng cách:
a) Từ điểm A đến mặt phẳng (BCC’B’);
b) Giữa hai mặt phẳng (ABB’A’) và (CDD’C’);
c*) Giữa hai đường thẳng BD và A’C.
Lời giải:
a) Gọi H là hình chiếu của A trên BC hay AH ⊥ BC.
Do ABCD.A’B’C’D là hình hộp nên AA’ // BB’.
Mà AA’ ⊥ (ABCD) nên BB’ ⊥ (ABCD).
Hơn nữa AH ⊂ (ABCD).
Từ đó ta có BB’ ⊥ AH.
Ta có: AH ⊥ BC, AH ⊥ BB’, BC ∩ BB’ = B trong (BCC’B’)
Suy ra AH ⊥ (BCC’B’).
Như vậy d(A, (BCC’B’)) = AH.
Xét tam giác ABC đều (do AB = BC = AC = a), AH là đường cao (do AH ⊥ BC)
Suy ra AH là đường trung tuyến nên ta có
Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác ABH vuông tại H có:
AB2 = AH2 + BH2
Suy ra
Vậy
b) Do ABCD.A’B’C’D là hình hộp nên (ABB’A’) // (CDD’C’).
Như vậy: d((ABB’A’), (CDD’C’)) = d(A, (CDD’C’)).
Gọi I là hình chiếu của A trên CD hay AI ⊥ CD.
Do ABCD.A’B’C’D là hình hộp nên AA’ // DD’.
Mà AA’ ⊥ (ABCD) nên DD’ ⊥ (ABCD).
Hơn nữa AI ⊂ (ABCD).
Từ đó ta có DD’ ⊥ AI.
Ta có: AI ⊥ CD, AI ⊥ DD’, CD ∩ DD’ = D trong (CDD’C’)
Suy ra AI ⊥ (CDD’C’).
Khi đó: d(A, (CDD’C’)) = AI.
Xét tam giác ACD đều (do AC = AD = DC = a), AI là đường cao (do AI ⊥ CD)
Suy ra AI là đường trung tuyến nên ta có
Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác ADI vuông tại I có:
AD2 = AI2 + DI2
Suy ra
Vậy
c) Gọi O là giao điểm của AC và BD.
Ta có ABCD là hình thoi nên AC ⊥ BD và
Do AA’ ⊥ (ABCD) và BD ⊂ (ABCD) nên AA’ ⊥ BD.
Ta có: BD ⊥ AA’, BD ⊥ AC, AA’ ∩ AC = A trong (AA’C)
Suy ra BD ⊥ (AA’C).
Gọi E là hình chiếu của O trên A’C hay OE ⊥ A’C.
Lại có: BD ⊥ (AA’C), OE ⊂ (AA’C).
Suy ra BD ⊥ OE.
Mà OE ⊥ A’C.
Từ đó ta có OE là đoạn vuông góc chung của hai đường thẳng BD và A’C.
Như vậy: d(BD, A’C) = OE.
Do AA’ ⊥ (ABCD) và AC ⊂ (ABCD) nên AA’ ⊥ AC.
Áp dụng định lí Pythagore trong tam giác A’AC vuông tại A ta có:
A’C2 = A’A2 + AC2
Suy ra
Xét tam giác CEO và tam giác CAA’ có:
chung
Suy ra
Vậy
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
Bài 3: Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng. Góc nhị diện
Bài 4: Hai mặt phẳng vuông góc
Bài 5: Khoảng cách
Bài 6: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều. Thể tích của một số hình khối
Bài tập cuối chương 8