Công nghệ 8 Bài 5: Bản vẽ nhà
A. Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 5: Bản vẽ nhà
I. Nội dung bản vẽ nhà
– Bản vẽ nhà là bản vẽ kĩ thuật, được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.
– Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt,…) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và bố cục của ngôi nhà.
+ Mặt đứng: là hình chiếu vuông góc của mặt ngoài ngôi nhà lên mặt phẳng hình chiếu đứng hoặc mặt phẳng hình chiếu 4 cạnh, được dùng để biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà.
+ Mặt bằng: là hình chiếu vuông góc phần còn lại của ngôi nhà sau khi đã tưởng tượng cắt bỏ đi phần trên (phần mái) bằng một mặt phẳng nằm ngang, được dùng đề diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc,…
+ Mặt cắt: là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hoặc mặt phẳng hình chiếu cạnh, nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
II. Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà
Trên bản vẽ nhà, người ta dùng các kí hiệu quy ước để vẽ các bộ phận của ngôi nhà như Bảng 5.1.
III. Đọc bản vẽ nhà
Trình tự đọc bản vẽ ngôi nhà được trình bày
1. Khung tên
– Tỉ lệ.
– Tên gọi ngôi nhà.
2. Hình biểu diễn
Tên gọi các hình biểu diễn.
3. Kích thước
– Kích thước chung.
– Kích thước từng bộ phận.
4. Các bộ phận
– Số phòng.
– Sổ cửa đi và cửa sổ.
– Các bộ phận khác.
Ví dụ đọc bản vẽ nhà một tầng Hình 5.3
* Khung tên
– Nhà một tầng.
– 1: 100.
* Hình biểu diễn
– Mặt đứng.
– Mặt bằng.
– Mặt cắt.
* Kích thước
– 19 360 × 4 500 x 6 350.
– Phòng khách: 5 000 × 4 500.
– Phòng bếp, ăn: 4 500 × 4 200.
– Hai phòng ngủ mỗi phòng: 3 400 × 3 150.
– Phòng vệ sinh: 3 150 × 2 500.
– Hành lang: 9 300 × 1 350.
* Các bộ phận
– 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 bếp và 1 nhà vệ sinh.
– Hành lang.
– 1 cửa đi 2 cánh, 3 cửa đi 1 cánh, 4 của sổ kép.
Sơ đồ tư duy Bản vẽ nhà
B. 10 câu trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Đang cập nhật …