Công nghệ 8 Bài 4: Bản vẽ lắp
A. Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 4: Bản vẽ lắp
I. Nội dung bản vẽ lắp
– Bản vẽ lắp là bản vẽ kĩ thuật thể hiện một sản phẩm gồm nhiều chi tiết lắp ráp tạo thành.
– Bản vẽ lắp dùng làm tài liệu cho quá trình thiết kế, lắp ráp, kiểm tra và sử dụng sản phẩm.
– Nội dung của bản vẽ lắp được tóm lược trên sơ đồ Hình 4.2.
+ Hình biểu diễn: gồm các hình chiếu và hình cắt thể hiện hình dạng kết cấu và vị trí của các chi tiết trong sản phẩm.
+ Kích thước: gồm kích thước chung toàn bộ sản phẩm, kích thước lắp ráp giữa các chi tiết,…
+ Bảng kê: gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu.
+ Khung tên: gồm tên sản phẩm, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, nơi thiết kế (chế tạo),…
II. Đọc bản vẽ lắp
Khi đọc bản vẽ lắp, thường theo trình tự trình bày:
1. Khung tên
– Tên gọi sản phẩm.
– Tỉ lệ bản vẽ.
2. Bảng kê
Tên gọi chi tiết và số lượng.
3. Hình biểu diễn
– Hình chiếu.
– Các hình biểu diễn khác.
4. Kích thước
– Kích thước chung: chiều dài, rộng và chiều cao toàn bộ sản phẩm.
– Kích thước lắp ráp: kích thước chung của hai chi tiết lắp với nhau.
– Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết.
5. Phân tích các chi tiết
Vị trí của các chi tiết. Có thể tô màu khác nhau cho các chi tiết để dễ phân biệt.
6. Tổng hợp
Trình tự tháo lắp.
Ví dụ đọc bản vẽ lắp bộ bản lề Hình 4.6:
* Khung tên
– Bộ bản lề.
– 1:2
* Bảng kê
– Bản lề trái (1), số lượng 1.
– Vòng đệm (2), số lượng 1.
– Bản lề phải (3), số lượng 1.
– Chốt (4), số lượng 1.
* Hình biểu diễn
Hình chiều đứng, hình chiếu bằng
* Kích thước
– 100; 20; 68.
– Kích thước lắp giữa chi tiết (4) với các chi tiết (1), (2), (3) đều là Ø10.
* Phân tích các chi tiết
Tô màu các chi tiết như Hình 4.7.
* Tổng hợp
– Tháo chi tiết 1 – 2 – 3 – 4.
– Lắp chi tiết 4 – 3 – 2 – 1
Sơ đồ tư duy Bản vẽ lắp
B. 10 câu trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 4: Bản vẽ lắp
Đang cập nhật …