Lý thuyết Toán lớp 8 Bài 4: Hình bình hành
A. Lý thuyết Hình bình hành
1. Khái niệm
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
2. Tính chất
Trong hình bình hành:
– Các cạnh đối bằng nhau;
– Các góc đối bằng nhau;
– Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
3. Dấu hiệu nhận biết
– Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là một hình bình hành.
– Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là một hình bình hành.
– Tứ giác có các góc đối bằng nhau là một hình bình hành.
– Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là một hình bình hành.
Ví dụ:
Hình a và c là hình bình hành do:
Hình a có các cặp cạnh đối bằng nhau.
Hình b có các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
B. Bài tập Hình bình hành
Bài 1. Cho hình bình hành ABCD, đường chéo BD. Kẻ AH và CK vuông góc với BD lần lượt tại H và K. Chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành.
Hướng dẫn giải
Vì tứ giác ABCD là hình bình hành nên: AD = BC và AD // BC.
Vì AD // BC nên (hai góc so le trong).
Ta có: và . Suy ra: và AH // CK.
Xét ΔAHD và ΔCKB có:
AD = BC (cmt)
Do đó ΔAHD = ΔCKB (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra AH = CK (hai cạnh tương ứng)
Xét tứ giác AHCK có:
AH = CK và AH // CK
Vậy tứ giác AHCK là hình bình hành.
Bài 2. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh:
a) BE = DF;
b) BE // DF.
Hướng dẫn giải
Vì E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC nên:
và
Mà AD = BC nên AE = CF.
Xét ΔABE và ΔCDF có:
AB = DC
(Vì ABCD là hình bình hành)
AE = CF
Suy ra ΔABE = ΔCDF (c.g.c)
Suy ra BE = DF.
Vậy BE = DF.
b) Xét tứ giác EBFD có: BE = DF và DE = BF
Suy ra tứ giác EBFD là hình bình hành.
Do đó BE // DF.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Toán lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 2: Tứ giác
Lý thuyết Bài 3: Hình thang cân
Lý thuyết Bài 4: Hình bình hành
Lý thuyết Bài 5: Hình chữ nhật
Lý thuyết Bài 6: Hình thoi
Lý thuyết Bài 7: Hình vuông