Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Toán 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Toán 10 Bài 3: Tổ hợp (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
· Nhận biết được tổ hợp.
· Tính được số các tổ hợp.
· Vận dụng được tính tổ hợp trong các bài toán đếm đơn giản các đối tượng trong toán học, trong các môn học khác cũng như trong thực tiễn.
· Tính được số các tổ hợp bằng máy tính cầm tay.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
· Năng lực tự chủ và tự học: Tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập, tự nhận ra được sai sót và cách khắc phục sai sót.
· Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận tìm ra các sản phẩm học tập theo yêu cầu, phản biện và thuyết trình trước đám đông.
Năng lực riêng:
· Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Xác định được cách thức và thực hiện để tính số tổ hợp chật k của n phần tử.
· Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học: Sử dụng máy tính để tính số tổ hợp.
· Năng lực mô hình hoá toán học: Sử dụng công thức tổ hợp để biểu thị cho tình huống thực tế.
3. Phẩm chất
· Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian.
· Trung thực: Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
· Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, hình ảnh liên quan để minh hoạ cho bài học.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Gợi tình huống thể thao quen thuộc trong thực tiễn cuộc sống nhằm thu hút HS vào bài học.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu trong SGK.
c) Sản phẩm: HS có dự đoán về câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Trong một giải bóng bàn đôi nam, mỗi đội 8 người chọn 2 vận động viên để tạo thành một cặp đấu.
Trong toán học, mỗi cách chọn 2 vận động viên từ 8 vận động viên để tạo thành một cặp đấu được gọi là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ về câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS theo dõi, đưa ra dự đoán của mình.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để tìm hiểu câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Định nghĩa
a) Mục tiêu: HS hình thành khái niệm tổ hợp.
b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ1; Luyện tập 1; đọc hiểu Ví dụ 1.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học; Kết quả thực hiện HĐ1; Luyện tập 1 của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – HS thực hiện HĐ1. – GV giới thiệu: Mỗi cách chọn một cặp đấu là một tập con gồm 2 bạn của 4 bạn là một tổ hợp chập 2 của 4.
– GV khái quát trường hợp tổ hợp chập k của n phần tử. |
1. Định nghĩa HĐ1: a. Ba cách chọn cặp đấu sẽ là: + Cách 1: Chọn Mạnh và Phong + Cách 2: Chọn Cường và Tiến + Cách 3: Chọn Phong và Cường b. Mỗi cặp đấu gồm có 2 người nên mỗi cặp đấu là một tập con gồm 2 phần tử được lấy ra từ tập hợp gồm 4 bạn nói trên.
|
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Toán 10 Cánh diều Bài 3.
Xem thêm các bài giáo án Toán 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 2: Hoán vị. Chỉnh hợp (2 tiết)
Giáo án Bài 3: Tổ hợp (2 tiết)
Giáo án Bài 4: Nhị thức newton (2 tiết)
Giáo án Bài tập cuối chương 5 (1 tiết)
Giáo án Bài 1: Số gần đúng. sai số (3 tiết)
Để mua Giáo án Toán lớp 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây