Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ
Câu 1. An vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ số lượng mỗi loại cây ăn quả trong một nông trại theo bảng thống kê dưới đây:
Loại cây ăn quả |
Cây cam |
Cây xoài |
Cây mận |
Cây táo |
Cây chanh |
Số cây |
50 |
30 |
25 |
30 |
20 |
Biểu đồ An vẽ như sau:
Hãy cho biết biểu đồ An vẽ chính xác chưa? Nếu chưa thì cần điều chỉnh như thế nào cho đúng?
A. Chưa chính xác, cần đổi chỗ “Cây táo” và “Cây mận” ở phần chú thích;
B. Chưa chính xác, cần đổi chỗ “Cây xoài” và “Cây táo” ở phần chú thích;
C. Chưa chính xác, cần đổi chỗ “Cây chanh” và “Cây mận” ở phần chú thích;
D. Biểu đồ An vẽ đã chính xác.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Theo bảng thống kê thì số lượng cây táo nhiều hơn số lượng cây mận và số cây táo bằng số cây xoài.
Nên trên biểu đồ hình quạt, hình quạt biểu diễn tỉ lệ cây táo phải nhiều hơn tỉ lệ cây mận và tỉ lệ cây táo bằng tỉ lệ cây xoài.
Do đó biểu đồ An vẽ chưa chính xác.
Ở phần chú thích, An nên đổi chỗ “Cây táo” và “Cây mận” thì sẽ được biểu đồ chính xác.
Câu 2. Cho biểu đồ lượng mưa (đơn vị: mm) ở Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4 đến tháng 10 trong một năm như hình bên. Trong các phát biểu sau, chọn phát biểu đúng.
A. Lượng mưa mỗi tháng đều trên 250 mm;
B. Lượng mưa tháng 5 tăng gấp khoảng 4 lần so với tháng 4;
C. Tháng 9 có lượng mưa cao nhất;
D. Không có tháng nào có lượng mưa cao hơn 325 mm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Đáp án A sai vì:
Quan sát biểu đồ ta thấy:
– Lượng mưa tháng 4 là 55 mm;
– Lượng mưa tháng 5 là 231 mm;
Do đó lượng mưa tháng 4 và tháng 5 đều dưới 250 mm.
Đáp án B đúng vì: lượng mưa tháng 5 gấp số lần lượng mưa tháng 4 là:
231 : 55 = 4,2 ≈ 4 (lần)
Đáp án C sai vì:
Lượng mưa tháng 6 là 328 mm, lượng mưa tháng 9 là 325 mm mà 328 (mm) > 325 (mm). Do đó tháng 9 không phải tháng có lượng mưa cao nhất.
Đáp án D sai vì lượng mưa tháng 6 cao hơn 325 mm.
Câu 3. Một đội gồm 30 thợ hồ được chia đều làm 5 tổ. Trong một ngày, mỗi thợ hồ quét sơn được từ 36 đến 40 m2. Cuối ngày, đội trưởng thống kê lại số mét vuông tường mà mỗi tổ đã quét sơn như bảng sau:
Tổ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Số mét vuông đã quét sơn |
220 |
242 |
240 |
225 |
234 |
Hỏi đội trưởng thống kê đúng chưa? Nếu sai thì sai ở tổ nào?
A. Đội trưởng đã thống kê đúng;
B. Đội trưởng đã thống kê sai ở tổ 2;
C. Đội trưởng đã thống kê sai ở tổ 3;
D. Đội trưởng đã thống kê sai ở tổ 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Mỗi tổ gồm 30 : 5 = 6 (thợ hồ).
Trong một ngày, mỗi thợ hồ quét sơn được 36 đến 40 m2 nên mỗi tổ quét sơn được từ 6.36 = 216 m2 đến 6.40 = 240 m2.
Do đó, bảng trên ghi tổ 2 quét sơn được 242 m2 là không chính xác.
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 4. Bảng số liệu sau đây thống kê sản lượng lương thực của thế giới giai đoạn 1950 – 2014 (đơn vị: triệu tấn).
Năm |
1950 |
1970 |
1980 |
1990 |
2000 |
2010 |
2014 |
Sản lượng |
676 |
1213 |
1561 |
1950 |
2060 |
2475 |
2817,3 |
Để biểu diễn số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột đơn;
B. Biểu đồ cột kép;
C. Biểu đồ hình quạt;
D. Không biểu đồ nào.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Biểu đồ cột đơn được sử dụng để biểu diễn dữ liệu có một đối tượng thống kê.
Biểu đồ cột kép được sử dụng để biểu diễn dữ liệu có hai đối tượng thống kê.
Biểu đồ hình quạt được sử dụng để biểu diễn tỉ lệ phần trăm số liệu của một đối tượng thống kê.
Theo bảng thống kê ta thấy chỉ có một đối tượng thống kê đó là sản lượng lương thực.
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 5. Bảng số liệu sau đây biểu thị số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới giai đoạn 1980 – 2014 (đơn vị: triệu con).
Năm Vật nuôi |
1980 |
1990 |
2000 |
2010 |
2014 |
Bò |
1218,1 |
1296,8 |
1302,9 |
1453,4 |
1482,1 |
Lợn |
778,8 |
848,7 |
856,2 |
975,0 |
986,6 |
Để biểu diễn số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột đơn;
B. Biểu đồ cột kép;
C. Biểu đồ hình quạt;
D. Không có loại biểu đồ nào phù hợp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Quan sát bảng dữ liệu, ta thấy có hai loại vật nuôi là bò và lợn nên biểu đồ cột đơn và biểu đồ hình quạt không phù hợp vì biểu đồ cột đơn và biểu đồ hình quạt đơn được sử dụng để biểu thị dữ liệu có một đối tượng.
Biểu đồ cột ghép được sử dụng khi dữ liệu biểu thị hai đối tượng. Do đó trong trường hợp này, biểu đồ cột kép là phù hợp.
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu66. Chọn phát biểu đúng.
A. Chỉ khi biểu diễn dữ liệu trên bảng mới giúp ta có cái nhìn trực quan về dữ liệu;
B. Chỉ khi biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ mới giúp ta có cái nhìn trực quan về dữ liệu;
C. Biểu diễn dữ liệu trên bảng và biểu đồ giúp ta có cái nhìn trực quan về dữ liệu;
D. Biểu diễn dữ liệu trên bảng và biểu đồ không giúp ta có cái nhìn trực quan về dữ liệu.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Biểu diễn dữ liệu trên bảng và biểu đồ giúp ta có cái nhìn trực quan về dữ liệu, từ đó có thể tiến hành các thao tác đối chiếu, so sánh hay phát hiện ra những điểm không hợp lý trong mẫu số liệu.
Câu 7. Một cửa hàng bán quần áo thời trang đang mở một chương trình khuyến mãi trong vòng 4 ngày, biết rằng số sản phẩm bán được mỗi ngày đều tăng khoảng 30% so với ngày trước đó. Nhân viên bán hàng đã thống kê số sản phẩm bán được mỗi ngày như bảng dưới đây:
Ngày |
1 |
2 |
3 |
4 |
Số sản phẩm bán được |
50 |
66 |
93 |
115 |
Chọn phát biểu đúng.
A. Nhân viên đã thống kê sai ngày thứ hai;
B. Nhân viên đã thống kê sai ngày thứ ba;
C. Nhân viên đã thống kê sai ngày thứ tư;
D. Nhân viên đã thống kê chính xác.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ta có bảng sau:
Ngày |
2 |
3 |
4 |
Tỉ lệ phần trăm tăng thêm so với ngày trước đó |
32% |
40,9% |
23,7% |
Ta thấy tỉ lệ tăng của ngày 3 là 40,9% khác xa 30%.
Do đó trong bảng số liệu đã cho, số sản phẩm bán được ngày 3 không chính xác.
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 8. Số dân thành thị và nông thôn nước ta (đơn vị: triệu người) giai đoạn 2005 – 2016 được biểu diễn ở biểu đồ sau:
Căn cứ vào biểu đồ, hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây về tình hình dân số nước ta giai đoạn 2005 – 2016.
A. Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm;
B. Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn tăng;
C. Số dân thành thị giảm, số dân nông thôn giảm;
D. Số dân thành thị giảm, số dân nông thôn tăng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Quan sát biểu đồ ta thấy:
Số dân thành thị tăng qua các năm (vì 22,4 < 26,5 < 28,3 < 31,1 < 31,9).
Số dân nông thôn tăng qua các năm (vì 60,1 < 60,4 < 60,5 < 60,6 < 60,8).
Do đó ta chọn đáp án B.
Câu 9. Điểm trung bình học kỳ I một số môn học của bạn Hoa được biểu diễn qua biểu đồ dưới đây:
Chọn phát biểu sai.
A. Điểm trung bình môn Sinh học của bạn Hoa cao nhất;
B. Điểm trung bình môn Ngữ văn của bạn Hoa thấp nhất;
C. Điểm trung bình môn Vật lí của bạn Hoa cao hơn điểm trung bình môn Hóa học;
D. Điểm trung bình môn Toán của bạn Hoa cao hơn điểm trung bình môn Tiếng Anh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Quan sát biểu đồ, ta thấy:
– Điểm trung bình môn Toán là: 9,1;
– Điểm trung bình môn Ngữ Văn là: 7,6;
– Điểm trung bình môn Tiếng Anh là: 8,7;
– Điểm trung bình môn Vật lí là: 8,9;
– Điểm trung bình môn Hoá học là: 9,2;
– Điểm trung bình môn Sinh học là: 9,7.
Mà 7,6 < 8,7 < 8,9 < 9,1 < 9,2 < 9,7
điểm trung bình các môn được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Toán, Hoá học, Sinh học.
Đáp án C sai. Sửa lại: Điểm trung bình môn Vật lí thấp hơn điểm trung bình môn Hóa học.
Câu 10. Lớp trưởng lớp 10A thống kê số học sinh và số cây trồng được theo từng tổ trong buổi ngoại khóa như sau:
Tổ |
1 |
2 |
3 |
4 |
Số học sinh |
11 |
10 |
12 |
10 |
Số cây |
30 |
30 |
38 |
29 |
Bạn lớp trưởng cho biết số cây mỗi bạn trong lớp trồng được đều không vượt quá 3 cây. Biết rằng bảng trên có một tổ bị thống kê sai. Tổ mà bạn lớp trưởng đã thống kê sai là:
A. Tổ 1;
B. Tổ 2;
C. Tổ 3;
D. Tổ 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Ta xét từng đáp án:
Đáp án A:
Số cây tối đa tổ 1 trồng được là: 11.3 = 33 (cây)
Vì 30 (cây) < 33 (cây) nên thống kê số cây tổ 1 trồng được không sai.
Đáp án B:
Số cây tối đa tổ 2 trồng được là: 10.3 = 30 (cây)
Vì 30 (cây) = 30 (cây) nên thống kê số cây tổ 1 trồng được không sai.
Đáp án C:
Số cây tối đa tổ 3 trồng được là: 12.3 = 36 (cây)
Vì 38 (cây) > 36 (cây) nên thống kê số cây tổ 3 trồng được là sai.
Đáp án D:
Số cây tối đa tổ 3 trồng được là: 10.3 = 30 (cây)
Vì 29 (cây) < 30 (cây) nên thống kê số cây tổ 4 trồng được không sai.
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 11. Mỗi học sinh lớp 10B đóng góp 2 kg giấy vụn để thực hiện “Kế hoạch nhỏ” của trường. Lớp trưởng thống kê lại số giấy vụn mà mỗi tổ trong lớp đóng góp ở bảng sau:
Tổ |
Số kg giấy vụn |
1 |
20 |
2 |
18 |
3 |
19 |
4 |
16 |
5 |
17 |
Hãy cho biết lớp trưởng đã thống kê chính xác hay chưa?
A. Lớp trưởng đã thống kê chính xác;
B. Lớp trưởng thống kê sai tổ 1 và tổ 3;
C. Lớp trưởng đã thống kê sai tổ 2 và tổ 4;
D. Lớp trưởng đã thống kê sai tổ 3 và tổ 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Số bạn trong mỗi tổ là số tự nhiên.
Nếu lấy số bạn trong một tổ nhân với 2 kg giấy vụn, ta sẽ được tổng số kg giấy vụn tổ đó đã đóng góp.
Số bạn tổ 1 là: 20 : 2 = 10 (bạn)
Số bạn tổ 2 là: 18 : 2 = 9 (bạn)
Số bạn tổ 3 là: 19 : 2 = 9,5 (bạn)
Số bạn tổ 4 là: 16 : 2 = 8 (bạn)
Số bạn tổ 5 là: 17 : 2 = 8,5 (bạn)
Ta thấy có hai số 9,5 và 8,5 không thuộc tập hợp số tự nhiên.
Do đó lớp trưởng thống kê số giấy vụn của tổ 3 và tổ 5 không chính xác.
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 12. Cho bảng số liệu về cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của một số nước năm 2000 (đơn vị: %):
Khu vực Tên nước |
Khu vực I |
Khu vực II |
Khu vực III |
Hoa Kỳ |
2,7 |
24,0 |
73,3 |
Indonexia |
45,3 |
13,5 |
42,1 |
Việt Nam |
63,0 |
12,0 |
25,0 |
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào không đúng khi so sánh cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kỳ, Indonexia, Việt Nam năm 2000?
A. Lao động Khu vực I của Hoa Kỳ thấp nhất, Việt Nam cao nhất;
B. Lao động Khu vực II của Hoa Kỳ cao nhất, Việt Nam thấp nhất;
C. Lao động Khu vực I của Việt Nam thấp hơn của Hoa Kỳ.
D. Lao động Khu vực III của Hoa Kỳ cao nhất, Việt Nam thấp nhất.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đáp án A đúng vì 2,7 < 45,3 < 63,0 nên lao động khu vực I của Hoa Kỳ thấp nhất, Việt Nam cao nhất.
Đáp án B đúng vì 24,0 > 13,5 > 12,0 nên lao động khu vực II của Hoa Kỳ cao nhất, Việt Nam thấp nhất.
Đáp án C sai vì 63,0 > 2,7 nên lao động khu vực I của Việt Nam cao hơn của Hoa Kỳ.
Đáp án D đúng vì 73,3 > 42,1 > 25,0 nên lao động khu vực III của Hoa Kỳ lớn nhất, Việt Nam thấp nhất.
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 13. Cho biểu đồ thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục năm 2005 (đơn vị: người/km2) như sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới;
B. Châu Á có mật độ dân số cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới;
C. Châu Mỹ có mật độ dân số thấp nhất thế giới;
D. Châu Á có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Hướng dẫn giải
Ta xét từng đáp án:
Đáp án A: Ta có 29,9 < 47,8 nên mật độ dân số ở Châu Phi thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới.
Ta có 21,1 < 47,8 nên mật độ dân số ở Châu Mỹ thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới.
Ta có 3,9 < 47,8 nên mật độ dân số ở Châu Đại Dương thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới.
Ta suy ra đáp án A đúng.
Đáp án B: Vì 123,3 > 47,8 nên châu Á có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của thế giới ⇒ đáp án B đúng.
Đáp án C: Vì 3,9 < 21,1 nên Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp hơn Châu Mỹ.
Ta suy ra mật độ dân số của Châu Mỹ không phải là châu lục thấp nhất thế giới.
Do đó đáp án C không đúng.
Đáp án D: Vì biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số châu Á cao hơn tất cả các châu lục khác nên châu Á có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Do đó đáp án D đúng.
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 14. Cho bảng số liệu về dân số thế giới từ năm 1804 đến năm 1987:
Năm |
1804 |
1927 |
1959 |
1974 |
1987 |
Số dân (tỉ người) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết giai đoạn nào mất nhiều thời gian nhất để dân số thế giới tăng thêm 1 tỉ người?
A. Giai đoạn 1804 – 1927;
B. Giai đoạn 1927 – 1959;
C. Giai đoạn 1959 – 1974;
D. Giai đoạn 1974 – 1987.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Quan sát bảng số liệu, ta thấy trong mỗi giai đoạn ở các đáp án A, B, C, D, dân số thế giới đều tăng thêm 1 tỉ người so với giai đoạn trước đó.
Ta xét đến khoảng thời gian trong mỗi giai đoạn ở các đáp án:
Đáp án A: 1927 – 1804 = 123 (năm)
Như vậy ở giai đoạn 1804 – 1927, ta thấy mất 123 năm để dân số thế giới tăng thêm 1 tỉ người.
Đáp án B: 1959 – 1927 = 32 (năm)
Như vậy ở giai đoạn 1927 – 1959, ta thấy mất 32 năm để dân số thế giới tăng thêm 1 tỉ người.
Đáp án C: 1974 – 1959 = 15 (năm)
Như vậy ở giai đoạn 1959 – 1974, ta thấy mất 15 năm để dân số thế giới tăng thêm 1 tỉ người.
Đáp án D: 1987 – 1974 = 13 (năm)
Như vậy ở giai đoạn 1974 – 1987, ta thấy mất 13 năm để dân số thế giới tăng thêm 1 tỉ người.
Vì 123 (năm) > 32 (năm) > 15 (năm) > 13 (năm).
Do đó giai đoạn 1804 – 1927 mất nhiều thời gian nhất (123 năm) để dân số thế giới tăng thêm 1 tỉ người.
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 15. Biểu đồ sau đây thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Brazil và Anh năm 2013 (đơn vị %):
Dựa vào biểu đồ, chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Ở Ấn Độ, gần 50% lao động làm việc ở Khu vực 2;
B. Ở Anh, gần 80% lao động làm việc ở Khu vực 1;
C. Ở Brazil, tỉ lệ lao động ở Khu vực 2 thấp hơn ở Ấn Độ nhưng cao hơn ở Anh;
D. Ở Anh, tỉ lệ lao động ở Khu vực 3 cao hơn Ấn Độ và Brazil.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Đáp án A sai. Vì ở Ấn Độ, gần 50% lao động làm việc ở Khu vực 1.
Đáp án B sai. Vì ở Anh, gần 80% lao động làm việc ở Khu vực 3.
Đáp án C sai. Vì 22,6 > 21,6 nên ở Brazil, tỉ lệ lao động ở Khu vực 2 cao hơn ở Ấn Độ.
Đáp án D đúng. Vì 79,3 > 62,9 > 28,7 nên tỉ lệ lao động ở Khu vực 3 cao hơn ở Ấn Độ và Brazil.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1: Số gần đúng và sai số
Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ
Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3: Phương trình quy về phương trình bậc hai
Trắc nghiệm Toán 10 Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán của mẫu số liệu
Trắc nghiệm Ôn tập chương 6