Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học
Bài 3.1 trang 11 Sách bài tập KHTN 8: Nước muối gồm hai thành phần là nước và muối ăn. Cho 18 gam muối ăn vào cốc chứa 1 982 gam nước dùng đũa khuấy đều cho đến khi muối ăn tan hết.
a) Khối lượng nước muối thu được trong cốc là
A. 2 000 gam. B. 1 982 gam. C. 1 964 gam. D. 18 gam.
b) Phần trăm khối lượng muối ăn trong nước muối là
A. 1,8%. B. 3,6%. C. 0,9%. D. 2,7%.
c) Em hãy tìm hiểu về nước muối sinh lí theo các khía cạnh: phần trăm khối lượng của muối ăn, công dụng trong y học và đời sống.
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: A
Khối lượng nước muối thu được trong cốc gồm muối và nước:
mnước muối = mdung môi + mchất tan = mnước + mmuối = 1982 + 18 = 2000 gam.
b) Đáp án đúng là: C
Phần trăm khối lượng muối ăn trong nước muối là
% mmuối ăn =
c) Nước muối 0,9% (NaCl 0,9%) còn gọi là nước muối sinh lý vì trong nước muối này có chứa 9 gam muối ăn (NaCl) trong 1 lít nước muối tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con người gồm máu, nước mắt… trong tình trạng hoạt động sinh lý bình thường.
Nước muối sinh lý giúp rửa vết thương, loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn trên bề mặt…
Bài 3.2 trang 11 Sách bài tập KHTN 8: Bạn Hạnh mua một cốc chứa 200 gam nước mía với thành phần đường mía chiếm 12% khối lượng còn lại là nước.
a) Khối lượng đường mía trong cốc là
A. 18 gam. B. 20 gam. C. 12 gam. D. 24 gam.
b) Có bao nhiêu gam nước trong cốc nước mía trên?
A. 200 gam. B. 164 gam. C. 176 gam. D. 188 gam.
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: D
Khối lượng đường mía trong cốc là:
Áp dụng:
b) Đáp án đúng là: C
mnước mía = mnước + mmía => mnước = 200 – 24 = 176 gam.
Bài 3.3 trang 11 Sách bài tập KHTN 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen thu được 0,640 gam magnesium oxide.
a) Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên.
b) Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng?
Lời giải:
a) Phương trình dạng chữ:
Magnesium + Oxygen → Magnesium oxide
Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:
mmagnesium + moxygen = mmagnesium oxide (1)
b) Từ (1) có moxygen = mmagnesium oxide – mmagnesium = 0,640 – 0,384 = 0,256 gam.
Bài 3.4 trang 11 Sách bài tập KHTN 8: Cốc (1) chứa dung dịch sodium carbonate cốc (2) chứa dung dịch barium chloride. Cân cả hai cốc dung dịch trên thu được khối lượng là 240 gam.
Đổ cốc (1) vào cốc (2), sodium carbonate tác dụng với barium chloride tạo thành sodium chloride và một chất rắn màu trắng là barium carbonate.
a) Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên.
b) Sau khi đổ hết dung dịch cốc (1) vào cốc (2) rồi cân cả hai cốc thì thu được khối lượng là
A. 240 gam. B. 180 gam. C. 160 gam. D. 120 gam.
Lời giải:
a) Phương trình dạng chữ:
Sodium carbonate + Barium chloride → Sodium chloride + Barium carbonate
Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:
msodium carbonate + mbarium chloride = msodium chloride + mbarium carbonate
b) Đáp án đúng là: A
Vì khối lượng trước và sau phản ứng bằng nhau, do đó khối lượng sau khi đổ cốc (1) vào cốc (2) cũng là 240 gam.
Bài 3.5 trang 12 Sách bài tập KHTN 8: Đá vôi chứa thành phần chính là calcium carbonate Trong lò nung vôi xảy ra phản ứng hoá học:
Calcium carbonate → Calcium oxide + Carbon dioxide.
Một ca sản xuất ở lò nung vôi công nghiệp tiến hành nung 80 000 kg đá vôi, thu được 43 008 kg calcium oxide và 33 792 kg carbon dioxide.
a) Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng.
b) Khối lượng calcium carbonate đã phản ứng là
A. 43 008 kg. B. 33 792 kg. C. 80 000 kg. D. 76 800 kg.
c) Giả thuyết toàn bộ calcium carbonate trong đá vôi đều phản ứng thì phần trăm khối lượng của calcium carbonate trong đá vôi là bao nhiêu?
A. 88%. B. 90%. C. 96%. D. 100%.
Lời giải:
a) Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:
mCalcium carbonate = mCalcium oxide + mCarbon dioxide (1)
b) Đáp án đúng là: D
Từ (1) có: mCalcium carbonate = mCalcium oxide + mCarbon dioxide
= 43 008 + 33 792 = 76 800 kg.
c) Đáp án đúng là: C
% mCalcium carbonate=
Bài 3.6 trang 12 Sách bài tập KHTN 8: Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cân cốc đựng dung dịch hydrochloric acid, thu được khối lượng là 160,00 gam.
Bước 2: Cho 4,00 gam calcium carbonate vào cốc. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ phản ứng sau:
CaCO3 + HCl CaCl2 + CO2 + H2O
a) Viết phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên.
b) Sau bước 2, khi calcium carbonate tan hết trong dung dịch hydrochloric acid, khối lượng của cốc hiển thị trên cân là 162,24 gam. Khối lượng khí carbon dioxide bay ra là
A. 2,24 gam. B. 4,00 gam. C. 1,76 gam. D. 2,00 gam.
Lời giải:
a) Phương trình dạng chữ:
Calcium carbonate + Hydrochloric acid → Calcium carbonate + Carbon dioxide + Nước
Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:
mcalcium carbonate + mhydrochloric acid = mcalcium carbonate + mcarbon dioxide + mnước (1)
b) Đáp án đúng là: C
Từ (1) có: mcarbon dioxide = mcalcium carbonate + mhydrochloric acid – mcalcium carbonate – mnước
= 160,00 + 4,00 – 162,24 = 1,76 gam.
Bài 3.7 trang 12 Sách bài tập KHTN 8: Cốc (1) chứa dung dịch sulfuric acid loãng cốc (2) chứa một viên zinc (kẽm). Cân cả hai cốc trên thu được khối lượng là a gam. Đổ cốc (1) vào cốc (2), zinc tác dụng với sulfuric acid loãng tạo thành zinc sulfate và khí hydrogen.
a) Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên.
b) Đổ hết dung dịch trong cốc (1) vào cốc (2), sau một thời gian đem cân cả hai cốc thì thu được khối lượng là b gam. So sánh nào sau đây là đúng?
A. a > b. B. a = b. C. a < b. D. 2a = b.
Lời giải:
a) Phương trình dạng chữ:
Sulfuric acid + Zinc → Zinc sulfate + Hydrogen
Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:
msulfuric acid + mzinc = mzinc sulfate + mhydrogen
b) Đáp án đúng là: A
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có khối lượng trước phản ứng và sau phản ứng bằng nhau. Do đó, khối lượng cốc (1) lớn hơn cốc (2) hay a > b do có một lượng hydrogen thoát ra ngoài không khí.
Bài 3.8 trang 13 Sách bài tập KHTN 8: Một viên than nặng 1 100 gam giả thuyết viên than chứa carbon nước chiếm 10% khối lượng, còn lại là tạp chất trơ không cháy.
a) Khi đốt than, carbon tác dụng với oxygen tạo thành carbon dioxide. Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên.
b) Sau khi viên than cháy hết, khối lượng tro thu được là 462 gam. Phần trăm khối lượng của carbon trong viên than tổ ong là
A. 58%. B. 42%. C. 44%. D. 48%.
c) Biết khối lượng oxygen tham gia phản ứng là 1 408 gam, khối lượng carbon dioxide tạo thành là
A. 1 936 gam. B. 2 046 gam. C. 2 508 gam. D. 2 398 gam.
d) Nêu ý kiến của em về ảnh hưởng của đốt than tổ ong với môi trường.
Lời giải:
a) Phương trình dạng chữ:
Carbon + Oxygen → Carbon dioxide
Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:
mcarbon + moxygen = mcarbon dioxide (*)
b) Ta có mthan = mcarbon + mnước + mtro (1)
Theo đề bài: mtro = 462 gam
mnước =
Từ (1) có: mcarbon = mthan – mnước – mtro = 1100 – 110 – 462 = 528 gam
c) Đáp án đúng là: A
Từ (*) có: mcarbon dioxide = mcarbon + moxygen = 528 + 1 408 = 1 936 gam.
d) Khi đốt than tổ ong sinh ra một lượng khí carbon dioxide (CO2), tro bụi … gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt CO2 là một khí gây hiệu ứng nhà kính, với nồng độ cao ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng. Ngoài ra, quá trình đốt cháy than trong điều kiện thiếu oxygen còn sinh ra khí carbon monoxide (CO) là khí độc, có thể gây tử vong ở người.
Bài 3.9 trang 13 Sách bài tập KHTN 8: Tiến hành thí nghiệm sau: Cho khoảng 10ml hydrochloric acid vào bình tam giác và cho một vài viên zinc (Zn) vào quả bóng bay, cân khối lượng của quả bóng bay và bình tam giác. Giả sử chỉ số hiện trên cân điện tử là m1. Tiếp theo cho miệng bình tam giác vào trong miệng quả bóng bay, đổ zinc trong quả bóng bay vào bình tam giác. Sau một thời gian, thấy quả bóng bay phồng lên (hình 3.1) do có khí hydrogen thoát ra, chỉ số khối lượng trên cân vẫn không thay đổi (m1). Tiếp theo, lấy kim chọc thủng quả bóng bay cho khí thoát ra, nhận thấy chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân giảm xuống còn m2 (m2 < m1).
a) Giải thích các hiện tượng trên.
b) Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên.
Lời giải:
a) Giải thích hiện tượng: Khối lượng của các chất trước phản ứng (m1) gồm: khối lượng của hydrochloric acid và khối lượng của zinc.
Khối lượng các chất sau phản ứng (m2) gồm: khối lượng của zinc chloride và khí hydrogen.
Theo định luật bảo toản khối lượng: m1 = m2.
Khi lấy kim chọc thủng quả bóng bay cho khí thoát ra thì m2 < m1 vì khí hydrogen thoát ra.
b) Phương trình chữ của phản ứng:
Zinc + Hydrochloric acid → Zinc chloride + Hydrogen
Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:
mzinc + mhydrochloric acid = mzinc chloride + mhydrogen