Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm.
– Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm.
– Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.
– Nêu được khái niệm và đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt.
– Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt như đốt cháy than, xăng, dầu.
b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
– Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
– Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
– Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Tranh ảnh phóng to các hình 2.1; 2.2; 2.7 trong SGK.
– 6 bộ dụng cụ/ hoá chất (tương ứng với 6 nhóm HS)
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, kẹp sắt (panh), bình tam giác, ống đong, thìa xúc hoá chất.
+ Hoá chất: Đường ăn, mẩu than, khí oxygen (đã điều chế), dung dịch giấm ăn, bột NaHCO3.
– Các phiếu học tập, slide, máy tính, máy chiếu …
2. Học sinh
– Sách giáo khoa, vở ghi …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung:
– HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành câu hỏi khởi động, từ đó hình thành mục tiêu bài học.
CÂU HỎI KHỞI ĐỘNG
Cho các quá trình sau:
(1) Đốt cháy than.
(2) Phân huỷ đá vôi.
Quá trình nào giải phóng nhiệt lượng ra môi trường?
c. Sản phẩm:
– Quá trình đốt cháy than giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi trả lời câu hỏi khởi động.
– HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận theo cặp đôi hoàn thành nhiệm vụ.
– GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– Đại diện 1 HS trình bày câu trả lời.
– Các HS khác theo dõi, góp ý, nhận xét (nếu có).
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV chuẩn hoá kiến thức và dẫn dắt vào bài mới: “Trong bài học ngày hôm nay ngoài tìm hiểu xem quá trình nào toả nhiệt, quá trình nào thu nhiệt cô sẽ cùng các em tìm hiểu phản ứng hoá học là gì? Cách sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm”.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng hoá học là gì?
a) Mục tiêu:
– Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm.
b) Nội dung:
– HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Quan sát hình 2.1, cho biết có những quá trình biến đổi hoá học nào xảy ra.
Câu 2: Xác định chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm trong hai trường hợp sau:
a) Đốt cháy methane tạo thành khí carbon dioxide và nước.
b) Carbon (thành phần chính của than) cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS, dự kiến:
Câu 1:
Trong hình 2.1 có những quá trình biến đổi hoá học xảy ra là:
+ Quá trình cho dung dịch HCl vào bình chứa Zn sinh ra khí H2.
+ Quá trình đốt cháy hydrogen trong bình chứa oxygen tạo thành nước (H2O).
Câu 2:
a) Đốt cháy methane tạo thành khí carbon dioxide và nước:
+ Chất tham gia phản ứng là methane và oxygen.
+ Chất sản phẩm là carbon dioxide và nước.
b) Carbon (thành phần chính của than) cháy trong khí oxygen tạo thành khí carbon dioxide:
+ Chất tham gia phản ứng là carbon và khí oxygen.
+ Chất sản phẩm là khí carbon dioxide.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo cặp đôi cùng bàn, hoàn thành phiếu học tập số 1, từ đó lĩnh hội kiến thức. – HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS làm việc theo cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 1. – GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Đại diện 2 HS của 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận (mỗi HS trình bày 1 câu). – Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức. |
I. Phản ứng hoá học là gì? Quá trình biến đổi từ chất này sang chất khác được gọi là phản ứng hoá học. Chất ban đầu bị biến đổi trong quá trình phản ứng được gọi là chất tham gia phản ứng, chất tạo thành sau phản ứng được gọi là chất sản phẩm. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về diễn biến của phản ứng hoá học?
a) Mục tiêu:
– Nêu được sự sắp xếp khác nhau trong phân tử chất đầu và sản phẩm.
b) Nội dung:
– HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2 từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1 (Dành cho nhóm chẵn): Quan sát sơ đồ hình 2.2, cho biết:
a) Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
b) Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học
Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây