Khoa học tự nhiên 8 Bài 35: Hệ bài tiết ở người
A. Lý thuyết KHTN 8 Bài 35: Hệ bài tiết ở người
I. Cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết
1. Chức năng của hệ bài tiết
– Cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu: hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
– Bộ phận chủ yếu của thận: ống thận và cầu thận.
– Cấu thận: búi mao mạch bám sát vào mao mạch là màng lọc có các lỗ nhỏ.
– Nang cầu thận: túi bao ngoài cầu thận.
2. Cấu tạo của hệ bài tiết
II. Một số bệnh về hệ bài tiết
Bệnh sỏi thận
+ Triệu chứng: đau lưng, hai bên hông, tiểu són, tiểu dắt hoặc có lẫn máu trong nước tiểu.
+ Để phòng bệnh: uống đủ nước, ăn hợp lí.
Bệnh viêm cầu thận
+ Triệu chứng: phù nề, tăng huyết áp, thiếu máu, có lẫn máu trong nước tiểu.
+ Để phòng bệnh: tránh nhiễm khuẩn, điều trị các ổ viêm amidan, sâu răng.
Bệnh suy thận
+ Triệu chứng: buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ, phù nề, huyết áp cao.
+ Để phòng bệnh: phòng tránh các bệnh lí khác về thận, duy trì huyết áp ổn định, bảo vệ cơ thể để tránh hiện tượng mất máu.
III. Một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo
– Ghép thận
+ Quả thận hoạt động bình thường được ghép vào cơ thể người bệnh để thay thế cho thận suy giảm hoặc không còn chức năng.
+ Quá trình ghép thận bao gồm ghép tĩnh mạch chủ dưới và động mạch chủ bụng, thận không còn chức năng và ống dẫn nước tiểu ghép vào.
– Chạy thận nhân tạo
+ Chạy thận nhân tạo là phương pháp sử dụng máy chạy thận để lọc máu giúp thải chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận bị suy giảm không thể thực hiện được nhiệm vụ này.
+ Quá trình chạy thận nhân tạo bao gồm hệ thống màng lọc chứa máu, dung dịch nhân tạo chứa chất thải bị loại ra ngoài, ống dẫn từ máy về tính mạch và bom.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 35: Hệ bài tiết ở người
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 8 Bài 35: Hệ bài tiết ở người
Đang cập nhật.