Tác giả tác phẩm: Khoe của – Ngữ văn 8
I. Tìm hiểu tác phẩm Khoe của
1. Thể loại: Truyện cười
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
In trong Tiếng cười dân gian Việt Nam, Trương Chính, Phong Châu sưu tầm, biên soạn và giới thiệu, NXB Khoa học xã hội, 1997.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Khoe của có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Tóm tắt bài Khoe của
Có hai anh chàng có tính hay khoe của gặp nhau. Một anh đang đi hỏi tìm lợn mất cố gắng khoe đó là con “lợn cưới”, anh còn lại cũng hí hửng khoe “áo mới” trong câu trả lời của mình.
5. Giá trị nội dung
– Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, khoác lác, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
6. Giá trị nghệ thuật
– Cách kể chuyện ngắn gọn, gây ấn tượng cho người đọc.
– Có yếu tố gây cười, hài hước.
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Khoe của
a. Tính khoe của và những của được đem khoe
– Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết là mình giàu. Đây là thói xấu, thường thấy ở những người có nhiều của, những người giàu có, dư thừa, thích học đòi. Thói xấu này biểu hiện ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, cách nói năng, giao tiếp.
– Những của được đem ra khoe:
+ Chiếc áo mới
+ Một con lợn để thịt làm đám cưới.
=> Những vật rất bình thường. Từ đó chế giễu tính hay khoe, khoe của.
b. Cách khoe của mỗi nhân vật
– Anh có áo mới:
+ Có chiếc áo mới liền mặc ngay mà không hề đợi đến ngày lễ hoặc tếm có dịp nào đó.
+ Anh ta “đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen”
+ Anh kiên nhẫn đứng từ sáng đến chiều.
+ Khi anh lợn cưới đến thì giơ vạt áo ra và trả lời.
=> Hành động thừa, lố bịch và trả lời thừa một vế.
– Anh có lợn cưới:
+ Anh đi tìm lợn khoe trong lúc nhà đang có việc lớn (nhà có đám cưới), lợn để làm cỗ cho lễ cưới lại bị sổng mất.
+ Lẽ ra chỉ cần hỏi người ta “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” Hoặc có thể miêu tả lại con lợn bị sổng như thế nào? Nhưng anh có lượn lại thế từ “cưới” vào thành “lợn cưới” không phải từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng.
=> Mục đích của anh ta chỉ để khoe lợn, khoe của.