Giải bài tập Công nghệ lớp 8 Bài 3: Bản vẽ kĩ thuật
Mở đầu trang 19 Công nghệ 8: Hình 3.1 cho biết người kĩ sư dựa trên cơ sở nào để kiểm tra chi tiết máy?
Lời giải:
Người kĩ sư kiểm tra chi tiết máy căn cứ vào kích thước ghi trên bản vẽ.
1. Bản vẽ chi tiết
Khám phá 1 trang 19 Công nghệ 8: Bản vẽ chi tiết ở Hình 3.2 cho ta biết được những thông tin gì về vòng đệm?
Lời giải:
– Các thông tin về bản vẽ:
+ Yêu cầu: làm tù cạnh và mạ kẽm
+ Đường kính vòng ngoài: 44 mm
+ Đường kính vòng trong: 22 mm
+ Bề dày: 3 mm
+ Ngày vẽ: 15/10
+ Ngày kiểm tra: 20/10
+ Vật liệu: thép
+ Tỉ lệ vẽ: 2: 1
2. Bản vẽ lắp
Khám phá 2 trang 21 Công nghệ 8: Hãy liệt kê các hình biểu diễn và các chi tiết được lắp với nhau trong bản vẽ lắp bu lông, đai ốc ở Hình 3.3.
Trả lời:
– Hình biểu diễn: hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.
– Các chi tiết được lắp với nhau:
+ Bu lông M20
+ Chi tiết ghép 1
+ Chi tiết ghép 2
+ Vòng đệm
+ Đai ốc M20
3. Bản vẽ nhà
Khám phá 3 trang 22 Công nghệ 8: Trên Hình 3.4 có các hình biểu diễn nào?
Lời giải:
Trên hình có mặt cắt và mặt bằng
Khám phá 4 trang 22 Công nghệ 8: Bản vẽ nhà cho ta biết những thông tin nào của ngôi nhà?
Lời giải:
Bản vẽ nhà sẽ cho ta biết hình dạng, kích thước các bộ phận của ngôi nhà.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 24 Công nghệ 8: So sánh nội dung cần đọc của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
Lời giải:
|
Bản vẽ chi tiết |
Bản vẽ lắp |
Giống nhau |
– Khung tên – Hình biểu diễn – Kích thước |
|
Khác nhau |
– Yêu cầu kĩ thuật |
– Bảng kê – Phân tích chi tiết – Tổng hợp |
Luyện tập 2 trang 24 Công nghệ 8: Đọc bản vẽ chi tiết đai ốc (Hình 3.5) theo quy trình đã học và ghi kết quả vào vở.
Lời giải:
Đọc bản vẽ chi tiết Đai ốc:
Trình tự đọc |
Nội dung đọc |
Kết quả đọc bản vẽ đai ốc (Hình 3.5) |
Bước 1. Khung tên |
– Tên gọi chi tiết – Vật liệu chế tạo – Tỉ lệ bản vẽ |
– Đai ốc – Thép – Tỉ lệ: 2: 1 |
Bước 2. Hình biểu diễn |
Tên gọi các hình chiếu |
Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh |
Bước 3. Kích thước |
– Kích thước chung của chi tiết – Kích thước các phần của chi tiết |
– Chiều dài: 40; chiều rộng: 34,64; chiều cao: 16 – Cạnh: 20 |
Bước 4. Yêu cầu kĩ thuật |
Yêu cầu về gia công, xử lí bề mặt |
Làm tù cạnh, mạ kẽm |
Luyện tập 3 trang 25 Công nghệ 8: Đọc bản vẽ nhà một tầng (Hình 3.6) theo quy trình đã học.
Trả lời:
Trình tự đọc |
Nội dung đọc |
Kết quả đọc bản vẽ nhà một tầng (Hình 3.6) |
Bước 1. Khung tên |
– Tên của ngôi nhà – Tỉ lệ bản vẽ |
– Nhà một tầng – Tỉ lệ: 1: 50 |
Bước 2. Hình biểu diễn |
Tên gọi các hình biểu diễn |
– Mặt đứng A – A – Mặt cắt B – B – Mặt bằng |
Bước 3. Kích thước |
– Kích thước chung – Kích thước từng bộ phận |
– Dài 7700, rộng 7000, cao 4500 – Kích thước từng bộ phận: + Phòng khách: 4600 x 3100 + Phòng ngủ: 4600 x 3100 + Nhà vệ sinh: 3100 x 1500 + Bếp và phòng ăn: 5500 x 3100 |
Bước 4. Các bộ phận chính |
– Số phòng – Số của đi và cửa sổ – Các bộ phận khác |
– 3 phòng – 3 cửa đi đơn 1 cánh, 1 cửa đi đơn 2 cánh, 6 cửa sổ và 1 cửa chớp. |
Vận dụng
Vận dụng trang 26 Công nghệ 8: Em hãy đọc bản vẽ ở Hình 3.7 để yêu cầu bác thợ mộc đóng cho em một cái giá sách đúng như bản vẽ.
Trả lời:
Trình tự đọc |
Nội dung đọc |
Kết quả đọc bản vẽ giá sách treo tường (Hình 3.7) |
Bước 1. Khung tên |
– Tên gọi sản phẩm – Tỉ lệ bản vẽ |
– Giá sách treo tường – Tỉ lệ: 1: 10 |
Bước 2. Bảng kê |
Tên gọi, số lượng, vật liệu của chi tiết |
– Thanh ngang (3), gỗ – Thanh dọc bên (2), gỗ – Thanh dọc ngăn (4), gỗ – Vít (42), thép |
Bước 3. Hình biểu diễn |
Tên gọi các hình chiếu |
– Hình chiếu đứng – Hình chiếu bằng |
Bước 4. Kích thước |
– Kích thước chung – Kích thước lắp ghép giữa các chi tiết – Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết |
– Kích thước chung: 1200, 650
|
Bước 5. Phân tích chi tiết |
– Vị trí của các chi tiết |
– Thanh ngang (1) – Thanh dọc bên (2) – Thanh dọc ngăn (3) – Vít (4) |
Bước 6. Tổng hợp |
– Trình tự tháo lắp các chi tiết – Công dụng của sản phẩm |
– Tháo chi tiết: 4 – 3 – 2 – 1 – Lắp chi tiết: 1 – 2 – 3 – 4 – Cố định các chi tiết với nhau |
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Hình chiếu vuông góc
Bài 3: Bản vẽ kĩ thuật
Ôn tập Chương 1
Bài 4: Vật liệu cơ khí
Bài 5: Gia công cơ khí