Giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Bài 8: Quản lí tiền
Bài 1 trang 30 vở thực hành GDCD 7: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Trong các sản phẩm trên, đâu là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần
b) Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua sản phẩm nào? Vì sao?
c) Nếu chỉ tiêu tuỳ tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả nào? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?
Trả lời:
– Yêu cầu a)
+ Thứ em mong muốn có: sách, balo, điện thoại, máy ảnh, quần áo và giày thể thao,…
+ Thứ em rất cần là: sách, balo, vợt cầu lông,…
– Yêu cầu b) Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua balo. Vì: chiếc balo của em đã cũ,không thể tiếp tục sử dụng.
– Yêu cầu c)
+ Nếu chỉ tiêu tuỳ tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến việc phải vay mượn, nợ nần
+ Để tránh việc chi tiêu quá mức, em cần: cân nhắc khi ra quyết định chi tiêu; ưu tiên cho những nhu cầu cần thiết trước.
Bài 2 trang 31 vở thực hành GDCD 7: Em hãy nhận xét về cách tạo ra thu nhập của các bạn dưới đây:
a) Kim khéo tay và rất thích làm các loại bánh. Nhà gần chợ An cuối tuần Kim thường làm bánh để bán. Nhờ vậy, bạn luôn có những khoản tiền để chi tiêu cho những thứ cần thiết và phụ giúp bố mẹ.
b) Vốn có óc sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo nên những thứ bỏ đi như gốc cây, chai nhựa, thuỷ tinh, dây thừng,… đã được Hà biến thành đồ trang trí đẹp mắt, hữu ích như chậu trồng cây, hộp đựng bút, vật trang tri,… Ban đầu Hà chỉ nghĩ làm chơi cho vui, dành tặng cho bạn bè. Tuy nhiên, sau đó có nhiều người khen đẹp, hỏi mua nên Hà đã làm để bản, Việc làm đó đã giúp Hà có những khoản tiền riêng của mình đồng thời thỏa mãn được đam mở sáng tạo những sản phẩm hữu ích từ đồ tái chế.
c) Nhà Phương có cửa hàng in ấn, đánh máy và phô-tô-cop-py. Mỗi khi có thời gian rảnh là Phương lại phụ giúp bố mẹ đánh máy, phô-tô tài liệu cho khách. Mỗi tháng, bố mẹ đều thưởng cho Phương một số tiến nhất định để bạn dùng cho việc chỉ tiêu Cá nhân.
Theo em, ngoài những cách trên, học sinh còn cách tạo thu nhập nào khác?
Trả lời:
– Nhận xét: cách tạo ra thu nhập của các bạn Kim, Hà, Phương trong các trường hợp trên là phù hợp với lứa tuổi học sinh, mặt khác, cũng tạo điều kiện để các bạn phát huy năng lực, sở trường của bản thân.
– Ngoài những cách trên, học sinh có thể tạo thu nhập bằng cách:
+ Làm đồ uống (sinh tố/ trà sữa/ trà chanh,…) để bán
+ Làm cộng tác viên cho các trang web/ tạp chí học tập
+ Viết bài cho các tờ báo/ tạp chí tuổi học trò (sẽ nhận được nhuận bút).
+ Thu gom phế liệu (giấy vụn, vỏ lon bia, vỏ đồ hộp,…).
+…
Bài 3 trang 31 vở thực hành GDCD 7: Nếu em có số tiền là 1.000.000 đồng, em sẽ
(khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Mua những thứ em đang rất thích.
B. Để dành, không tiêu.
C. Cân nhắc kĩ trước khi sử dụng.
D. Mời bạn bè ăn uống.
E. Phân chia thành các khoản khác nhau để sử dụng hợp lí.
G. Cách khác là: ………….
a) Vì sao em chọn phương án đó?
b) Theo em, vì sao cần quản lí tiền hiệu quả?
Trả lời:
– Nếu em có số tiền là 1.000.000 đồng, em sẽ phân chia thành các khoản khác nhau để sử dụng hợp lí (lựa chọn phương án E).
– Yêu cầu a) Giải thích: với việc phân chia số tiền thành các khoản khác nhau em có thể chi tiêu một cách có kế hoạch, hợp lí và phục vụ được nhiều mục đích hơn.
– Yêu cầu b) Cần phải quản lí tiền hiệu quả. Vì: Quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,… để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.
Bài 4 trang 32 vở thực hành GDCD 7: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước,… lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước,… trong cuộc sống.
b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước,… mà em biết.
Trả lời:
Yêu cầu a) Thức ăn, điện, nước,… là những thử thiết yếu trong cuộc sống mà chúng ta phải tiêu dùng hàng ngày và đa phần là những thử phải mua bằng tiền. Vì thế, tiết kiệm chúng trong tiêu dùng giúp ta tiết kiệm tiền. Không những thế còn góp phần tiết kiệm những nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm.
Yêu cầu b)
– Cách tiết kiệm điện:
+ Tất các thiết bị điện không cần thiết, rút nguồn điện các thiết bị điện không dùng đến, không nên để các thiết bị điện ở trạng thái chờ.
+ Tận dụng tối đa nguồn sáng và nguồn gió từ tự nhiên
+ Sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời,…
– Cách tiết kiệm nước:
+ Chú ý khoá kĩ các Vòi nước sau khi sử dụng, tránh để nước rò rỉ, nhỏ giọt.
+ Sử dụng các thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước,
– Cách tiết kiệm thức ăn:
+ Lập kế hoạch bữa ăn: Soạn danh sách mua sắm cụ thể cho từng bữa ăn.
+ Thực hành bảo quản thực phẩm đúng cách: Bảo quản thực phẩm đúng cách có thể kéo dài thời hạn sử dụng, giảm lãng phí thực phẩm và thu gọn hoá đơn mua sắm,
Bài 5 trang 32 vở thực hành GDCD 7: Xử lý tình huống
Tình huống 1: Mạnh muốn mua một quả bóng đá giá 100.000 đồng nhưng bạn chỉ có 40.000 đồng. Mạnh hỏi vay Quang số tiền là 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiễn và sẻ cho Quang chơi cùng
Nếu là Quang, em sẽ xử lý thế nào? Vì sao?
Tình huống 2: Như vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200.000 đồng và thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn Như mua kem khao cả nhóm. Như lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái.
Theo em, Như nên làm thế nào?
Trả lời:
– Xử lí tình huống 1: Nếu em là Quang, em sẽ lựa chọn 1 trong 2 cách ứng xử sau:
+ Trong trường hợp Mạnh là một bạn biết giữ chữ tín, biết giữ lời hứa thì em sẽ đồng ý cho Mạnh vay tiền vì em tin bạn sẽ trả lại đúng hẹn.
+ Trong trường hợp Mạnh là người thường hay chi tiêu hoang phí, thì em sẽ không đồng ý cho Mạnh vay tiền và khuyên nhủ bạn nên biết cách tiết kiệm tiền, đừng tiêu vào những thứ không cần thiết.
– Xử lí tình huống 2: Nếu em là Như, em sẽ giải thích rõ với các bạn rằng số tiền này em đã có kế hoạch để mua quà tặng cho bà ngoại và em gái rồi nên không thể khao các bạn ăn kem được.
Bài 6 trang 33 vở thực hành GDCD 7: Em hiểu thế nào về câu nói của Da-ve Ram-say: Bạn phải làm chủ được tiến của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn.
Trả lời:
– Câu nói “Bạn phải làm chủ được tiến của mình, bằng không tình cảnh thiếu thốn sẽ mãi mãi kiểm soát bạn” muốn khuyên nhủ chúng ta hãy biết cách tiết kiệm, quản lí tiền hiệu quả. Vì: nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, như:
+ Bản thân chúng ta sẽ lâm vào cảnh túng thiếu, nợ nần hoặc không tích lũy được tiền để chi dùng khi xảy ra những trường hợp bất trắc.
+ Khi túng thiếu tiền bạc, bản thân con người sẽ dễ bị sa ngã vào các tệ nạn như: trộm cắp, cướp giật,…
Bài 7 trang 33 vở thực hành GDCD 7: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch quản lí tiền của em mỗi tháng theo bảng gợi ý sau:
Trả lời:
(*) Tham khảo
Bài 8 trang 34 vở thực hành GDCD 7: Em hãy giúp bố mẹ lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình trong một tuần theo bảng sau:
Trả lời:
Xem thêm các bài giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Vở thực hành GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Vở thực hành GDCD 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Vở thực hành GDCD 7 Bài 8: Quản lí tiền
Vở thực hành GDCD 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Vở thực hành GDCD 7 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình