Giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 1 trang 9 vở thực hành GDCD 7: Em hãy nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong các bức tranh dưới đây:
Trả lời:
– Các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong từng bức tranh:
+ Tranh 1: Bạn nam khích lệ, động viên bạn nữ.
+ Tranh 2: Các bạn chia sẻ vật chất và tinh thần với đồng bào vùng bị lũ lụt.
+ Tranh 3: Hai bạn đi thăm, động viên bạn bị ốm.
Bài 2 trang 9 vở thực hành GDCD 7: Em hãy liệt kê các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ vào bảng dưới đây:
Trả lời:
Bài 3 trang 10 vở thực hành GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
b) Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
c) Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, chỉ cần tặng quà là đủ.
d) Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương nhau hơn.
Trả lời:
– Ý kiến a) Không tán thành vì ai cũng cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Tuy nhiên, những người khó khăn cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ nhiều hơn.
– Ý kiến b) Không tán thành vì dù họ không để nghị (có thể vì ngại ngần) thì mình vẫn cần thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
– Ý kiến c) Không tán thành và tặng quà (vật chất) chỉ là một biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Có thể chỉ bằng lời nói, cử chỉ ân cần vẫn thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
– Ý kiến d) Tán thành vì đó chính là ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Bài 4 trang 10 vở thực hành GDCD 7: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
CÕNG BẠN ĐI HỌC
Hồng và Tứ là đôi bạn thân. Hổng bị liệt từ nhỏ, hai chân em teo quắt lại không đi đứng được. Vậy mà Hồng rất ham học. Thấy các bạn hằng ngày ríu rít cắp sách đến trường, bạn khóc, xin mẹ cho đi học.
Tứ ở cùng xóm với Hồng, thương Hồng tàn tật, thương mẹ bạn già yếu lại bận việc đồng ống, Tứ xin được giúp bạn. Hằng ngày, Tứ cõng Hồng đến trường rồi lại công Hồng về nhà, chẳng quản mưa nắng, đường xa. Những hôm trời mưa, đường làng đầy vết chân trâu, trơn như đổ mỡ, cõng bạn trên lưng Tứ phải cố bấm mười đầu ngón chân xuống đất cho khỏi ngã. Có những hôm bị ốm mệt, nhưng sợ Hồng mất buổi học, Tứ vẫn cố gắng cõng bạn đi học.
Ba năm liền, Tứ cõng Hồng đi học như vậy. Tấm gương của Tứ đã được bạn bè khắp xã gần học tập. Giờ đây, cùng với em, có cả một tiểu đội các bạn cùng lớp, hàng ngày thay nhau đưa Hồng đến trường.
(Theo Phạm Hổ, Rèn luyện phẩm chất cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
a) Những chi tiết nào cho thấy Tứ và các bạn cùng lớp đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với Hồng?
b) Nêu cảm nhận của em về câu chuyện trên.
Trả lời:
Yêu cầu a) Những chi tiết cho thấy Tứ và các bạn cùng lớp đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với Hồng:
– Suốt ba năm, Tứ cõng Hồng đến trường rồi lại công Hồng về nhà, chẳng quản mưa nắng, đường xa.
– Có những hôm bị ốm mệt, nhưng sợ Hồng mất buổi học, Tứ vẫn cố gắng cõng bạn đi học.
– Học tập Tứ, các bạn trong lớp đã hằng ngày thay nhau đưa Hống đến trường.
Yêu cầu b) Cảm nhận của em:
– Hồng và Tứ đã có một tình bạn đẹp.
– Tứ và những người bạn cùng lớp đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với những khó khăn của Hồng. Nhờ tình cảm của các bạn, Hồng đã có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.
Bài 5 trang 11 vở thực hành GDCD 7: Lớp của Hải phát động chương trình quyên góp sách vở, quần áo để tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao, Hải không muốn tham gia vì cho rằng việc giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn là việc của người lớn. Em có lời khuyên gì cho Hải?
Trả lời:
– Lời khuyên cho Hải: Mỗi người đều cần quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với người gặp hoàn cảnh khó khăn. Hải nên xin phép bố mẹ để dành tặng sách vở, quần áo không dùng sữa cho các bạn nghèo. Việc làm đó sẽ làm cho các bạn nghèo ở vùng cao cảm thấy vui, được an ủi, quan tâm và chia sẻ.
Bài 6 trang 11 vở thực hành GDCD 7: Em hãy viết một đoạn văn nói về ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
Trả lời:
(*) Bài tham khảo:
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Đây là những dòng tâm sự rất đời, rất người của nhạc sĩ về tấm lòng của con người trong xã hội này. Chúng ta cùng chung sống dưới một bầu trời, trong một thể thống nhất là xã hội. Sự quan tâm, cảm thông và cia sẻ là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.
Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành; đặt mình vào vị trí của người khác, nhận viết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những thông điệp tốt đẹp cho nhau.
Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện ở những lời nói, thái độ và hành động khác nhau. Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ từ người khác, mỗi người trong chúng ta sẽ có động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách. Người biết quan tâm,cảm thông và chia sẻ cũng nhận được sự yêu quý, tôn trọn của mọi người. Và cũng chính nhờ những tình cảm cao đẹp đó mà cuộc sống sẽ ngập tràn tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc, các mối quan hệ giữa người với người cũng trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
Bài 7 trang 12 vở thực hành GDCD 7: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và thực hiện dự án giúp đỡ một người có hoàn cảnh khó khăn ở trong lớp, trường hoặc ở địa phương em theo gợi ý sau:
Trả lời:
– Tên dự án: TỦ SÁCH YÊU THƯƠNG
– Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – lớp 7A trường THCS X
+ Trưởng nhóm: Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên
+ Các thành viên:
1/ Nguyễn Quỳnh Chi.
2/ Trần Ngọc Ánh Dương.
3/ Nguyễn Hoàng Minh.
4/ Nguyễn Ngọc Gia Bảo
5/ Phạm Đăng Quang.
– Mục tiêu dự án: tuyên truyền, vận động mọi người quyên góp, chung tay hỗ trợ xây dựng tủ sách cho các bạn học sinh ở trường tiểu học Mường Khiên 1, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
– Thời gian thực hiện: từ ngày 1 tháng 10 năm 2022 đến ngày 1 tháng 11 năm 2022
– Các nguồn lực đã có:
+ Sự đồng tình, ủng hộ của CLB thiện nguyện của trường THCS X
+ Sự đồng tình, ủng hộ của các thầy cô giáo, người thân, bạn bè
+ Tủ sách cá nhân của từng thành viên trong nhóm rất phong phú, đa dạng…
– Những khó khăn có thể gặp phải:
+ Quãng đường di chuyển tới trường tiểu học Mường Khiên 1 khá xa, nhiều dốc, đèo gây nguy hiểm.
+ Số lượng các đầu sách (vận động quyên góp được) còn ít, chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu học tập, tìm hiểu của các bạn học sinh.
– Những hoạt động cần thực hiện:
+ Thiết kế Poster tuyên truyền cho dự án thiện nguyện
+ Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè tham gia quyên góp sách
+ Lên danh mục các đầu sách cần có trong tủ sách, bao gồm: truyện tranh, sách báo/ tạp chí thiếu nhi; sách giáo khoa, giáo dục đạo đức – lối sống, giáo dục kĩ năng, khoa học thường thức…
+ Tổ chức việc nhận, thống kê và phân loại các loại sách đã nhận được (từ sự quyên góp của mọi người).
+ Liên hệ với ban giám hiệu trường Tiểu học Mường Khiên 1 để nhờ nhà trường giúp đỡ, tổ chức chương trình trao – nhận tủ sách
+ Liên hệ đơn vị vận chuyển để vận chuyển sách tới trường Tiểu học Mường Khiên 1.
– Kế hoạch cụ thể:
Xem thêm các bài giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Vở thực hành GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Vở thực hành GDCD 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Vở thực hành GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Vở thực hành GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín
Vở thực hành GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa