Chỉ 80k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2024 có đáp án (3 đề) – Chân trời sáng tạo – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Đề thi Học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… Lớp: ………………………..
Câu 1: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn.
B. Ngăn biến đổi khí hậu.
C. Cung cấp thức ăn, nơi ở.
D. Giữ đất, giữ nước.
Câu 2: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng bảo vệ cây xanh?
A. Trồng rừng ngập mặn.
B. Khắc tên lên các thân cây ở các khu du lịch.
C. Dựng giá đỡ cho các cây xanh mới trồng.
D. Không ngắt hoa, bẻ cành các loài cây trong công viên.
Câu 3: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
A. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.
B. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể.
C. Các chân phân đốt khớp động.
D. Có mắt kép.
Câu 4: San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?
A. Chân khớp.
B. Thân mềm.
C. Ruột khoang.
D. Các ngành Giun.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành Giun?
A. Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau.
B. Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.
C. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài.
D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của lớp Chim?
A. Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh.
B. Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi.
C. Có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
D. Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng.
Câu 7: Lớp động vật nào dưới đây có khả năng hô hấp bằng hai cơ quan?
A. Bò sát.
B. Cá.
C. Lưỡng cư.
D. Chim.
Câu 8: Lớp động vật nào dưới đây không đẻ trứng?
A. Chim.
B. Thú.
C. Bò sát.
D. Lưỡng cư.
Câu 9: Loài chim nào dưới đây có khả năng bơi và lặn tốt nhất?
A. Chim thiên nga.
B. Chim cánh cụt.
C. Chim sâm cầm.
D. Chim mòng biển.
Câu 10: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (5).
D. (2), (4), (5).
Câu 11: Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là gì?
A. Hệ Mặt Trời
B. Thiên Hà
C. Ngân Hà
D. Thái Dương hệ
Câu 12: Người ở tại vị trí C (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?
A. hiện tượng mặt trời mọc.
B. hiện tượng mặt trời lặn.
C. hiện tượng ngày không trăng.
D. hiện tượng trăng tròn.
Câu 13: Biện pháp nào sau đây là không tiết kiệm năng lượng?
A. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt
B. Để điều hòa ở mức 260C
C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
D. Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình.
Câu 14: Người ở vị trí sẽ thấy Mặt Trời mọc trước?
A. Vị trí M
B. Vị trí N
C. Vị trí P
D. Vị trí Q
Câu 15: Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy
A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
B. Trái Đất quay quanh trục của nó
C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
Câu 16: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ “…” trong các câu sau:
Chu kì chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời là (1) … . Hành tinh càng xa Mặt Trời thì chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của nó (2) … .
A. (1) khác nhau, (2) càng lớn.
B. (1) khác nhau, (2) càng nhỏ.
C. (1) bằng nhau, (2) vẫn không đổi.
D. (1) bằng nhau, (2) càng lớn.
Câu 17: Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày?
A. Ở vị trí M và P đang là ban ngày
B. Ở vị trí Q và N đang là ban ngày
C. Ở vị trí M và N đang là ban ngày
D. Ở vị trí Q và P đang là ban ngày
Câu 18: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là
A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh.
C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.
Câu 19: Em hãy cho biết các thiên thể số 4, 6, 8 trong hình bên là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời.
A. (4) Trái Đất, (6) Mộc tinh, (8) Thiên Vương tinh.
B. (4) Mộc tinh, (6) Trái Đất, (8) Hải Vương tinh.
C. (4) Thủy tinh, (6) Mộc tinh, (8) Thiên Vương tinh.
D. (4) Kim tinh, (6) Trái Đất, (8) Thiên Vương tinh.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?
A. Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa.
B. Do Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.
C. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
D. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Câu 21: Bóng đèn sợi đốt treo trên trần nhà đang sáng thì năng lượng có ích là năng lượng nào?
A. nhiệt năng
B. quang năng
C. động năng
D. thế năng
Câu 22: Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào?
A. động năng sang thế năng và ngược lại
B. động năng sang nhiệt năng và ngược lại
C. động năng sang năng lượng âm và ngược lại
D. thế năng sang nhiệt năng và ngược lại
Câu 23: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”
Ta nhìn thấy một vật khi có … từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
A. ánh sáng
B. hình ảnh
C. bóng
D. hình chiếu
Câu 24: Mặt Trời là một
A. vệ tinh.
B. ngôi sao.
C. hành tinh.
D. sao băng.
Câu 25: Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài, vết sáng này được gọi là
A. sao đôi.
B. sao chổi.
C. sao băng.
D. sao siêu mới.
Câu 26: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì
A. quả bóng bị Trái Đất hút.
B. quả bóng đã bị biến dạng.
C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
D. một phần cơ năng chuyển đã hoá thành nhiệt năng.
Câu 27: Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
D. Cả 3 phát biểu trên
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,
A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành nhiệt năng.
B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành thế năng.
C. phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.
D. phần năng lượng hao hụt biến đổi thành dạng năng lượng khác.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng? Khi máy sấy tóc hoạt động,
A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành cơ năng.
C. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành năng lượng âm.
D. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành quang năng.
Câu 30: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng?
A. Vì Mặt Trăng hình vuông.
B. Vì Mặt Trăng hình tròn.
C. Vì Mặt Trăng hình khối cầu.
D. Vì Mặt Trăng quay quanh trục của nó.
————- HẾT ————
Đáp án và hướng dẫn mã đề 001
Câu 1:
Đáp án C
– Đối với động vật, thực vật có vai trò cung cấp thức ăn, nơi ở.
– Ngăn biến đổi khí hậu; giữ đất, giữ nước là vai trò của thực vật đối với môi trường.
Câu 2:
Đáp án B
Khắc tên lên các thân cây ở các khu du lịch là một hành động gây tổn hại đến cây trồng Đây không phải là biện pháp bảo vệ cây xanh.
Câu 3:
Đáp án D
– Chân khớp có đặc điểm: có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở, các chân phân đốt khớp động, qua lột xác để tăng trưởng cơ thể.
– Mắt kép chỉ có ở một số động vật Chân khớp như tôm,…
Câu 4:
Đáp án C
San hô là một đại diện của ngành Ruột khoang. Chúng có cơ thể hình trụ, sinh sản bằng cách nảy chồi nhưng cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo thành những tập đoạn san hô có khoang ruột thông với nhau.
Câu 5:
Đáp án B
A. Sai. “Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau” là đặc điểm của ngành Chân khớp.
B. Đúng. “Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân” là đặc điểm của ngành Giun.
C. Sai. “Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài” là đặc điểm của ngành Thân mềm.
D. Sai. “Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi” là đặc điểm của ngành Ruột khoang.
Câu 6:
Đáp án A
A. Đúng. “Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh” là đặc điểm của lớp Chim.
B. Sai. “Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi” là đặc điểm của lớp Lưỡng cư.
C. Sai. “Có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ” là đặc điểm của lớp Thú.
D. Sai. “Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng” là đặc điểm của lớp Bò sát.
Câu 7:
Đáp án C
– Lưỡng cư là lớp động vật có khả năng hô hấp bằng hai cơ quan đó là phổi và da.
– Bò sát hô hấp, chim hô hấp bằng phổi.
– Cá hô hấp bằng mang.
Câu 8:
Đáp án B
Lớp động vật có vú (Thú) là nhóm động vật có tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống. Hầu hết các loài động vật có vú đều đẻ con và nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến vú.
Câu 9:
Đáp án B
Chim cánh cụt có thể bơi khoảng 9 km một giờ và lặn dưới nước với kỉ lục 20 phút nhờ dung tích phổi lớn và lớp lông đặc biệt không thấm nước.
Câu 10:
Đáp án B
(2) sai vì đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên hữu hạn, không phải là nguồn tài vô cùng vô tận.
(5) sai vì đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loài hiện có và thúc đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên tục hình thành loài mới.
Câu 11:
Đáp án B
– Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là Thiên Hà.
– Ngân Hà là Thiên hà của chúng ta có tên là Thiên Hà Milky Way.
– Hệ Mặt Trời còn được gọi là Thái Dương hệ.
Câu 12:
Đáp án B
– Người ở vị trí C sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời lặn.
– Bởi vì trái đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông khiến cho vị trí C bị quay đi khuất ánh sáng mặt trời.
Câu 13:
Đáp án D
– Biện pháp tiết kiệm năng lượng là
+ Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt
+ Để điều hòa ở mức 260C
+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
– Biện pháp không tiết kiệm năng lượng là sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình vì bóng đèn dây tóc tiêu thụ nhiều điện năng để sáng => cần sử dụng các loại bóng compact hoặc LED hoặc bóng có nhãn tiết kiệm năng lượng.
Câu 14:
Đáp án B
Người ở vị trí N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước vì Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, ánh sáng Mặt Trời sẽ chiếu tới N trước.
Câu 15:
Đáp án A
Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.
B – chuyển động không nhìn thấy
C – chuyển động không nhìn thấy
D – chuyển động không nhìn thấy
Câu 16:
Đáp án A
Chu kì chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời là (1) khác nhau. Hành tinh càng xa Mặt Trời thì chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của nó (2) càng lớn.
Câu 17:
Đáp án D
Vị trí đang là ban ngày là P và Q vì hai vị trí này đang được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 18:
Đáp án D
Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.
Câu 19:
Đáp án A
Số 4 là Trái Đất, số 6 là Mộc tinh, số 8 là Thiên Vương tinh.
Câu 20:
Đáp án A
Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa nên nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, nửa còn lại không được Mặt Trời chiếu sáng là ban đêm.
B – giải thích hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
C – giải thích hiện tượng có ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.
D – giải thích hiện tượng hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi khi nhìn từ Trái Đất.
Câu 21:
Đáp án B
Bóng đèn sợi đốt treo trên trần nhà đang sáng thì năng lượng có ích là quang năng.
Câu 22:
Đáp án A
Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng động năng sang thế năng và ngược lại.
Câu 23:
Đáp án A
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
Câu 24:
Đáp án B
Mặt Trời là một ngôi sao.
Câu 25:
Đáp án C
Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài, vết sáng này được gọi là: Sao băng.
Câu 26:
Đáp án D
– Sau lần nảy đầu tiên, quả bóng không đạt được độ cao như ban đầu, vì:
+ Quả bóng khi rơi từ độ cao xuống mặt đất sẽ chịu lực cản của không khí, va chạm với mặt đất.
+ Nên năng lượng cơ năng của quả bóng, một phần bị chuyển hóa thành nhiệt năng tỏa nhiệt ra môi trường, làm nóng mặt đất và quả bóng chỗ va chạm.
Vì vậy, quả bóng không có cơ năng như ban đầu nên không đạt được độ cao như ban đầu.
Câu 27:
Đáp án D
Khi nói về hệ Mặt Trời:
– Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
– Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
– Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
Câu 28:
Đáp án D
– Khi quạt điện hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng và nhiệt năng.
– Phần năng lượng hao hụt biến đổi thành dạng năng lượng khác chính là nhiệt năng.
Câu 29:
Đáp án A
Khi máy sấy tóc hoạt động, phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng.
Câu 30:
Đáp án C
Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng vì Mặt Trăng hình khối cầu.
Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2024 có đáp án (3 đề) – Chân trời sáng tạo – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Đề thi Học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… Lớp: ………………………..
Câu 1: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?
A. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm.
B. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian.
C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm.
D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian.
Câu 2: Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?
A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.
C. Có khả năng tự dưỡng.
D. Di chuyển nhờ lông bơi.
Câu 3: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
A. Trùng roi.
B. Trùng giày.
C. Tảo.
D. Trùng biến hình.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?
A. Mắc màn khi đi ngủ.
B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
C. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.
D. Phát quang bụi rậm.
Câu 5: Trong tự nhiên, nấm có vai trò nào sau đây?
A. Lên men bánh, bia, rượu,…
B. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật,
C. Dùng làm thuốc.
D. Cung cấp thức ăn.
Câu 6: Nấm không phải thực vật vì
A. chúng sinh sản chủ yếu bằng bào tử.
B. cơ thể chúng không có dạng thân, lá.
C. cơ thể chúng không có chất diệp lục nên không tự dưỡng được.
D. cơ thể chúng có dạng sợi.
Câu 7: Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ.
B. Có màu sắc rất sặc sỡ.
C. Thường sống quanh các gốc cây.
D. Có kích thước rất lớn.
Câu 8: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.
B. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.
C. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.
Câu 9: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?
A. Quả.
B. Noãn.
C. Hoa.
D. Rễ.
Câu 10: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là
A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
D. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
Câu 11: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do
A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây.
B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.
D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
Câu 12: Ngân Hà là
A. Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.
B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ.
C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.
D. Dải sáng trong vũ trụ.
Câu 13: Hành tinh nào trong hệ Mặt Trời xa Trái Đất nhất?
A. Thiên Vương tinh.
B. Hải Vương tinh.
C. Thổ tinh.
D. Thủy tinh.
Câu 14: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì
A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
C. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
Câu 15: Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì?
A, Một khối chất rắn có nhiệt độ bề mặt rất cao
B. Một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao
C. Một khối chất lỏng có nhiệt độ bề mặt rất cao
D. Đáp án khác
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng
B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.
D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
Câu 17: Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng
A. luôn được bảo toàn.
B. luôn tăng thêm.
C. luôn bị hao hụt.
D. tăng giảm liên tục.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Các hành tinh ở càng xa mặt trời thì có chu kỳ quay quanh mặt trời càng dài.
B. Các hành tinh ở càng gần mặt trời thì có chu kỳ quay quanh mặt trời càng dài.
C. Các hành tinh ở càng gần mặt trời thì có chu kỳ quay quanh mặt trời càng nhỏ.
D. Chúng ta nhìn thấy Sao Hỏa vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.
Câu 19: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…”
Trong hệ Mặt Trời, các … quay quanh Mặt Trời còn các … quay quanh các hành tinh.
A. hành tinh – vệ tinh.
B. vệ tinh – vệ tinh.
C. thiên thể – thiên thể.
D. vệ tinh – thiên thể.
Câu 20: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là
A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh.
C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
D. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời. Chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh cùng một chiều.
B. Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời. Chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh không cùng một chiều.
C. Mặt Trời chuyển động quanh các hành tinh.
D. Các hành tinh quay khác chiều nhau quanh Mặt Trời.
Câu 22: Quan sát hình và cho biết vị trí số 1 của Mặt Trăng ứng với hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trên Trái đất là
A. Vị trí 1 là trăng bán nguyệt đầu tháng.
B. Vị trí 1 là trăng bán nguyệt cuối tháng.
C. Vị trí 1 là trăng khuyết cuối tháng.
D. Vị trí 1 là trăng bán khuyết đầu tháng.
Câu 23: Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:
A. khoảng hai tuần
B. khoảng ba tuần
C. khoảng 1 tuần
D. khoảng 1 tháng
Câu 24: Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì:
A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời
C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời
Câu 25: Quan sát hình và cho biết vị trí số 4 của Mặt Trăng ứng với hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trên Trái đất là
A. Vị trí 4 là trăng lưỡi liềm đầu tháng.
B. Vị trí 4 là trăng lưỡi liềm cuối tháng.
C. Vị trí 4 là trăng khuyết cuối tháng.
D. Vị trí 4 là trăng bán khuyết đầu tháng.
Câu 26: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ “…” trong các câu sau:
Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là (1) … Hành tinh gần Mặt Trời nhất là (2) …, hành tinh xa Mặt Trời nhất là (3) …
A. (1) như nhau, (2) Hải Vương tinh, (3) Thủy tinh.
B. (1) như nhau, (2) Thủy tinh, (3) Hải Vương tinh.
C. (1) khác nhau, (2) Hải Vương tinh, (3) Thủy tinh.
D. (1) khác nhau, (2) Thủy tinh, (3) Hải Vương tinh.
Câu 27: Sự khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng là:
A. Trăng bán nguyệt đầu tháng có phần được chiếu sáng ở bên phải, trăng bán nguyệt cuối tháng có phần được chiếu sáng ở bên trái.
B. Trăng bán nguyệt cuối tháng có phần được chiếu sáng ở bên phải, trăng bán nguyệt đầu tháng có phần được chiếu sáng ở bên trái.
C. Trăng bán nguyệt đầu tháng có phần sáng giảm dần.
D. Trăng bán nguyệt cuối tháng có phần sáng tăng dần.
Câu 28: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì
A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.
B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.
C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.
D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.
Câu 29: Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh.
D. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thuỷ tinh.
Câu 30: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ “…” trong câu sau:
Mặt Trời và các ngôi sao là các thiên thể (1)… Các hành tinh (2) … Mặt Trời.
A. (1) tự phát sáng, (2) hấp thụ ánh sáng.
B. (1) tự phát sáng, (2) phản xạ ánh sáng.
C. (1) không tự phát sáng, (2) tự phát sáng và không nhận năng lượng từ.
D. (1) không tự phát sáng, (2) không nhận năng lượng từ.
————- HẾT ————-
Đáp án và hướng dẫn mã đề 002
Câu 1:
Đáp án A
Bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm vì:
– Vaccine được tạo ra từ chính những vi khuẩn, virus đã chết hoặc được làm suy yếu. Đưa vaccine vào cơ thể giúp cơ thể “làm quen” trước với mầm bệnh và tìm ra được cách đối phó với chúng. Nhờ vậy, lần tới khi tiếp xúc với mầm bệnh, cơ thể chúng ta có thể tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Như vậy, vaccine chỉ có hiệu quả đối với chủng virus nhất định.
– Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm.
Câu 2:
Đáp án A
A. Đúng. Trùng giày, trùng roi và trùng biến hình đều là những đại diện của nguyên sinh vật có cơ thể có cấu tạo đơn bào.
B. Sai. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng là đặc điểm chỉ có ở trùng biến hình còn trùng giày và trùng roi có hình dạng cố định.
C. Sai. Có khả năng tự dưỡng là đặc điểm của trùng roi còn trùng biến hình và trùng giày có hình thức dị dưỡng.
D. Sai. Di chuyển nhờ lông bơi là đặc điểm của trùng giày còn trùng biến hình di chuyển nhờ chân giả, trùng roi di chuyển nhờ roi xoáy vào nước.
Câu 3:
Đáp án C
Loài nguyên sinh vật có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước là tảo: Tảo có khả năng quang hợp. Khi thực hiện quá trình quang hợp, tảo lấy CO2 và thải ra O2 vào nước.
Câu 4:
Đáp án C
– Muỗi là vật trung gian truyền bệnh sốt rét nên biện pháp phòng trừ bệnh sốt rét hiệu quả chính là tiêu diệt, phòng trừ muỗi truyền bệnh như mắc màn khi ngủ; diệt muỗi, diệt bọ gậy; phát quang bụi rậm;…
– Mặc đồ sáng màu không phải là biện pháp hiệu quả giúp chúng ta phòng chống bệnh sốt rét.
Câu 5:
Đáp án B
– Trong tự nhiên, nấm có vai trò tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật. Điều đó vừa giúp làm sạch môi trường tự nhiên vừa giúp cung cấp các khoáng chất cho sự dinh dưỡng của thực vật.
– A, C, D là các vai trò của nấm đối với đời sống con người.
Câu 6:
Đáp án C
Cơ thể nấm không có chất diệp lục nên không tự dưỡng được mà chúng phải sống bằng hình thức dị dưỡng. Đây là một trong những đặc điểm cơ bản không xếp nấm vào giới Thực vật.
Câu 7:
Đáp án B
Phần lớn nấm độc có màu sắc rất sặc sỡ và nổi bật đến cuốn hút những côn trùng, động vật khác. Còn nấm ăn thường có màu sắc ít sặc sỡ hơn như trắng, nâu, đen, xám,…
Câu 8:
Đáp án C
Thực vật được chia thành 4 ngành:
– Ngành Rêu (thực vật không có mạch).
– Ngành Dương xỉ (thực vật có mạch, không hạt).
– Ngành Hạt trần (thực vật có mạch, có hạt, không có hoa).
– Ngành Hạt kín (thực vật có mạch, có hạt, có hoa).
Câu 9:
Đáp án B
Thực vật Hạt trần sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở → Lá noãn chính là bộ phận chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành thực vật khác.
Câu 10:
Đáp án D
– Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
– Cây rêu thuộc ngành Rêu.
– Cây dương xỉ thuộc ngành Dương xỉ.
– Cây thông, cây vạn tuế thuộc ngành Hạt trần.
Câu 11:
Đáp án B
– Hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm.
– Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
Chọn đáp án B.
Câu 12:
Đáp án A
Ngân Hà là Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.
Câu 13:
Đáp án B
Hành tinh trong hệ Mặt Trời xa Trái Đất nhất là Hải Vương tinh.
Câu 14:
Đáp án C
Vào các đêm khác nhau, ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau. Đó là do vị trí của Mặt trăng trong quỹ đạo xoay quanh Trái đất mỗi ngày đều khác nhau. nhau. Mặt trăng quay một vòng quanh Trái đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Trong một chu kỳ này, Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng từ các góc khác nhau và ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
Câu 15:
Đáp án B
Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao.
Câu 16:
Đáp án C
A – đúng
B – đúng
C – sai, vì các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.
D – đúng
Câu 17:
Đáp án C
Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng luôn bị hao hụt. Chỉ khi bỏ qua sự mất mát năng lượng thành các dạng năng lượng khác (nhiệt năng, nội năng…) thì cơ năng mới được bảo toàn.
Câu 18:
Đáp án B
A, C, D đúng
B – sai vì các hành tinh ở càng gần mặt trời thì có chu kỳ quay quanh mặt trời càng nhỏ.
Câu 19:
Đáp án A
Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh quay quanh Mặt Trời còn các vệ tinh quay quanh các hành tinh.
Câu 20:
Đáp án A
Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
Câu 21:
Đáp án A
B, D – sai vì các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời. Chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh cùng một chiều.
C – sai vì các hành tinh quay quanh Mặt Trời.
Câu 22:
Đáp án A
Vị trí 1 là trăng bán nguyệt đầu tháng.
Câu 23:
Đáp án A
Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là khoảng hai tuần.
Câu 24:
Đáp án D
Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời nên phía Mặt Trăng hướng về Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 25:
Đáp án B
Vị trí 4 là trăng lưỡi liềm cuối tháng.
Câu 26:
Đáp án D
Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh, hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
Câu 27:
Đáp án A
Sự khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng là: Trăng bán nguyệt đầu tháng có phần được chiếu sáng ở bên phải, trăng bán nguyệt cuối tháng có phần được chiếu sáng ở bên trái.
Câu 28:
Đáp án C
Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.
Câu 29:
Đáp án C
Dựa vào hình ảnh cấu trúc của hệ Mặt Trời, ta thấy: “Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh” là sai. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
Câu 30:
Đáp án B
Mặt Trời và các ngôi sao là các thiên thể tự phát sáng. Các hành tinh phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 năm 2024 có đáp án (3 đề) – Chân trời sáng tạo – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Đề thi Học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………… Lớp: ………………………..
Câu 1: Quan sát tế bào dưới đây và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
Câu 2: Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ
A. hàng trăm tế bào.
B. hàng nghìn tế bào.
C. một tế bào.
D. một số tế bào.
Câu 3: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
A. Động vật, Thực vật, Nấm.
B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus.
C. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
D. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus.
Câu 4: Khóa lưỡng phân là
A. khóa nhận dạng trong đó trình tự và cấu trúc các bước nhận dạng do tác động của chiếc khóa đó quy định.
B. tập hợp các đặc điểm để phân biệt sinh vật trong tự nhiên.
C. khóa mô tả các sinh vật trong tự nhiên.
D. khóa nhận dạng sinh vật trong tự nhiên dựa vào những đặc điểm sẵn có của chúng.
Câu 5: Đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là
A. Có lông vũ và không có lông vũ.
B. Có mỏ và không có mỏ.
C. Biết bay và không biết bay.
D. Có cánh và không có cánh.
Câu 6: Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính nào sau đây?
A. Kính hiển vi.
B. Kính lúp cầm tay.
C Kính thiên văn.
D. Kính hồng ngoại.
Câu 7: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn?
A. Kính lúp.
B. Kính viễn vọng.
C. Kính soi nổi.
D. Kính hiển vi.
Câu 8: Vi khuẩn không có đặc điểm nào sau đây?
A. Có cấu tạo đơn bào, sống độc lập hoặc thành cặp, nhóm.
B. Kích thước rất nhỏ bé, chưa có nhân hoàn chỉnh.
C. Có hình thái đa dạng: hình que, hình cầu, hình dấu phẩy,…
D. Sống kí sinh bắt buộc.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
D. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
Câu 10: Biện pháp có thể áp dụng để phòng bệnh do virus gây ra trên thực vật là
A. Vệ sinh đồng ruộng.
B. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
C. Chọn giống cây sạch bệnh.
D. Cả ba biện pháp trên.
Câu 11: Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh:
Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng …
A. âm.
B. hao phí.
C. cơ năng.
D. ánh sáng.
Câu 12: Chuyển động nhìn thấy là chuyển động nào sau đây?
A. Mặt Trăng mọc vào buổi tối.
B. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.
C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
D. Cả A và B
Câu 13: Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là gì?
A. Hệ Mặt Trời.
B. Thiên Hà.
C. Ngân Hà.
D. Thái Dương hệ.
Câu 14: Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
D. Cả 3 phát biểu trên đều sai.
Câu 15: Thời gian chuyển từ không Trăng đến không Trăng là:
A. khoảng hai tuần.
B. khoảng ba tuần.
C. khoảng 1 tuần.
D. khoảng 1 tháng.
Câu 16: Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban đêm?
A. Ở vị trí M và P đang là ban đêm.
B. Ở vị trí Q và N đang là ban đêm.
C. Ở vị trí M và N đang là ban đêm.
D. Ở vị trí Q và P đang là ban đêm.
Câu 17: Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?
A. Thiên Vương tinh.
B. Hải Vương tinh.
C. Diêm Vương tinh.
D. Thổ tinh.
Câu 18: Hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước, vì:
A. Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây.
B. Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Đông.
C. Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Nam.
D. Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Bắc.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng.
B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.
C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ phần Mặt Trăng được chiếu sáng quay về phía Trái Đất.
Câu 20: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng:
A. Nồi cơm điện
B. Bàn là điện.
C. Tivi.
D. Máy bơm nước.
Câu 21: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
A. tốc độ lớn hơn.
B. tốc độ nhỏ hơn.
C. cùng tốc độ.
D. tốc độ không thay đổi.
Câu 22: Nêu sự chuyển hóa năng lượng trong hoạt động của đèn tín hiệu giao thông dùng năng lượng mặt trời.
A. Năng lượng ánh sáng Mặt Trời chuyển hóa thành điện năng trong pin.
B. Năng lượng nhiệt Mặt Trời chuyển hóa thành thế năng trong pin.
C. Năng lượng ánh sáng Mặt Trời chuyển hóa thành quang năng trong pin.
D. Năng lượng nhiệt Mặt Trời chuyển hóa thành quang năng trong pin.
Câu 23: Chọn phát biểu đúng.
A. Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái đất đều không thể nhìn thấy Mặt trời.
B. Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở nơi không nhận được ánh sáng Mặt Trời là buổi tối.
C. Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở nơi không nhận được ánh sáng Mặt Trời là buổi
sáng.
D. Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái đất đều nhìn thấy Mặt trời.
Câu 24: Trái Đất có những chuyển động nào?
A. Tự quay quanh trục từ tây sang đông.
B. Quay quanh Mặt Trời.
C. Quay quanh Mặt Trăng.
D. Cả A và B.
Câu 25: Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì:
A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.
C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Câu 26: Quan sát hình và cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng cung cấp cho bóng đèn đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào?
A. Điện năng chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng.
B. Điện năng chuyển hóa thành quang năng và năng lượng âm.
C. Điện năng chuyển hóa thành hóa năng và nhiệt năng.
D. Điện năng chuyển hóa thành thế năng và nhiệt năng.
Câu 27: Biện pháp nào sau đây là biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng điện?
A. Nên đi xe đạp hoặc đi bộ tới những địa điểm gần.
B. Hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần.
C. Nên vặn nhỏ bếp ga khi cần hầm thức ăn.
D. Rót nước vừa đủ để uống.
Câu 28: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”
Ta nhìn thấy một vật khi có … từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
A. ánh sáng.
B. hình ảnh.
C. bóng.
D. hình chiếu.
Câu 29: Người ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Hiện tượng mặt trời mọc.
B. Hiện tượng mặt trời lặn.
C. Không thấy hiện tượng gì.
D. Đang là ban đêm.
Câu 30: Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì:
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
C. Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau.
D. Cả B và C.
————– HẾT ————–
Đáp án và hướng dẫn mã đề 003
Câu 1:
Đáp án D
Tế bào trong hình là tế bào vi khuẩn, mũi tên đang chỉ vào thành phần đó là vùng nhân. Tế bào vi khuẩn thuộc loại tế bào nhân sơ (nhân chưa có màng nhân bao bọc) nên nơi chứa vật chất di truyền của tế bào được gọi là vùng nhân.
Câu 2:
Đáp án C
Dựa theo số lượng tế bào trong cơ thể, sinh vật được chia thành 2 nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. Trong đó, cơ thể đơn bào là cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào.
Câu 3:
Đáp án C
Hệ thống phân loại sinh vật gồm 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
Câu 4:
Đáp án A
Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.
Câu 5:
Đáp án C
Trong các đặc điểm đã đưa, đặc điểm đối lập của con chim gõ kiến và con chim đà điểu là biết bay và không biết bay. Trong đó, chim gõ kiến thuộc nhóm chim bay còn chim đà điểu thuộc nhóm chim chạy, không biết bay.
Câu 6:
Đáp án B
– Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính lúp cầm tay. Đây là loại kính nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi tham quan ngoài tự nhiên và giúp quan sát kĩ những loài động vật có kích thước nhỏ thường gặp như kiến, bọ rùa,…
– Kính hiển vi thường được dùng để quan sát tế bào, sinh vật có kích thước hiển vi trong phòng thí nghiệm.
Câu 7:
Đáp án D
Vi khuẩn là sinh vật nhân sơ, đơn bào, thường có kích thước nhỏ mà mắt thường không quan sát được → Người ta thường quan sát vi khuẩn dưới kính hiển vi.
Câu 8:
Đáp án D
Vi khuẩn không sống kí sinh buộc, chúng có phương thức sống đa dạng như kí sinh, cộng sinh hoặc sống tự do trong môi trường,…
Câu 9:
Đáp án D
Không phải mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người, có những loại vi khuẩn gây hại cho tự nhiên và đời sống con người như các vi khuẩn gây ô nhiễm môi trường; các vi khuẩn gây bệnh cho con người như vi khuẩn tả, vi khuẩn lao phổi,…
Câu 10:
Đáp án D
Virut có thể gây bệnh đối với thực vật, khiến giảm năng suất cây trồng. Một số biện pháp phòng bệnh do virus gây ra trên thực vật hiệu quả là: vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh, chọn giống cây sạch bệnh,…
Câu 11:
Đáp án B
Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.
Câu 12:
Đáp án D
Chuyển động nhìn thấy là chuyển động:
+ Mặt Trăng mọc vào buổi tối
+ Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
Câu 13:
Đáp án B
– Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là Thiên Hà.
– Ngân Hà là Thiên hà của chúng ta có tên là Thiên Hà Milky Way.
– Hệ Mặt Trời còn được gọi là Thái Dương hệ.
Câu 14:
Đáp án D
Khi nói về hệ Mặt Trời:
– Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
– Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
– Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
Câu 15:
Đáp án D
Thời gian chuyển từ không Trăng đến không Trăng là khoảng 1 tháng.
Câu 16:
Đáp án C
Vị trí đang là đêm là M và N vì hai vị trí này không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 17:
Đáp án C
Hành tinh Diêm Vương tinh không nằm trong hệ Mặt Trời từ năm 2006.
Chọn đáp án C
Câu 18:
Đáp án A
Hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước, vì Điện Biên nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây.
Câu 19:
Đáp án C
A – đúng
B – đúng.
C – sai, vì Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
D – đúng
Câu 20:
Đáp án D
A – điện năng biến đổi thành nhiệt năng
B – điện năng biến đổi thành nhiệt năng
C – điện năng biến đổi thành quang năng, năng lượng âm thanh,…
D – điện năng biến đổi thành cơ năng
Câu 21:
Đáp án C
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với cùng tốc độ mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
Câu 22:
Đáp án A
Năng lượng ánh sáng Mặt Trời chuyển hóa thành điện năng trong pin. Đèn tự động lấy điện năng trong pin dự trữ để sáng vào buổi tối.
Câu 23:
Đáp án B
Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở nơi không nhận được ánh sáng Mặt Trời là buổi tối.
Câu 24:
Đáp án D
Trái Đất có những chuyển động:
+ Tự quay quanh trục từ tây sang đông
+ Quay quanh Mặt Trời
Câu 25:
Đáp án D
Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời nên phía Mặt Trăng hướng về Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 26:
Đáp án A
– Khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng cung cấp cho bóng đèn đã chuyển hóa thành: nhiệt năng và quang năng.
Câu 27:
Chọn B
Biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng điện là hạn chế mở tủ lạnh nhiều lần.
A. Nên đi xe đạp hoặc đi bộ tới những địa điểm gần => Tiết kiệm năng lượng của nhiên liệu.
C. Nên vặn nhỏ bếp ga khi cần hầm thức ăn => Tiết kiệm năng lượng của nhiên liệu.
D. Rót nước vừa đủ để uống => Tiết kiệm năng lượng nước.
Câu 28:
Đáp án A
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
Câu 29:
Đáp án A
Người ở vị trí B sẽ quan sát thấy hiện tượng mặt trời mọc. vì lúc đó tại B bắt đầu nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất.
Câu 30:
Đáp án D
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì:
+ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
+ Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau.