Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài tập Chủ đề 9 và 10 trang 164
Câu hỏi trang 164 KHTN lớp 6: Kể 5 hoạt động hằng ngày cho thấy lực và tác dụng của lực tương ứng trong các hoạt động đó.
Trả lời:
– Hàng ngày em đạp xe đạp đến trường: lực của chân tác dụng vào bàn đạp và làm xe chuyển động.
– Em cầm lược chải tóc: lực do tay tác dụng vào lược để chải tóc.
– Em đeo cặp tới trường: lực của cặp tác dụng vào vai.
– Em cầm bút ghi bài: lực do tay tác dụng vào bút để ghi chữ
– Em ngồi yên trên ghế: ghế chịu trọng lượng của cơ thể.
Câu hỏi trang 164 KHTN lớp 6: Một thùng hàng đang được đẩy di chuyển trên mặt sàn nằm ngang.
a. Kể tên các lực tác dụng lên thùng hàng.
b. Biểu diễn các lực đó bằng các mũi tên.
Trả lời:
a. Các lực tác dụng lên thùng hàng:
+ Lực đẩy
+ Lực ma sát
+ Lực hấp dẫn
+ Lực nâng của mặt sàn
b. Biểu diễn các lực tác dụng lên vật (hình vẽ đã có chỉnh sửa)
Câu hỏi trang 164 KHTN lớp 6: Lấy một số ví dụ về ma sát cản trở chuyển động. Nêu cách có thể làm giảm ma sát khi đó?
Trả lời:
– Xe đạp chuyển động trên đường, khi thôi không đạp nữa thì xe chỉ đi được đoạn đường ngắn đã dừng lại.
Khắc phục: làm đường bằng cách trải nhựa để mặt đường bằng phẳng, lực ma sát tác dụng tại bề mặt giữa lốp xe và đường giảm làm xe đi được bon hơn.
– Hai người đẩy chiếc tủ lạnh vào nơi qui định rất khó khăn.
Khắc phục: cho chiếc tủ lạnh vào xe có con lăn để đẩy tới nơi qui định vì lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
Câu hỏi trang 164 KHTN lớp 6: Một vật được thả rơi từ trên cao xuống. Trong quá trình rơi của vật:
a. Thế năng hấp dẫn của nó tăng lên hay giảm đi? Giải thích.
b. Động năng của nó tăng lên hay giảm đi? Giải thích.
Trả lời:
a. Một vật được thả rơi từ trên cao xuống thế năng hấp dẫn giảm đi, vì:
– Trong quá trình rơi của vật, độ cao giảm dần.
– Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao.
b. Một vật được thả rơi từ trên cao xuống động năng của vật tăng lên, vì:
– Trong quá trình rơi của vật, vật chuyển động nhanh lên.
– Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc của vật.
Câu hỏi trang 164 KHTN lớp 6: Sử dụng các đinh sắt giống nhau, thả cho chúng rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát và đo độ ngập sâu của mỗi đinh sắt trong cát.
Lần đo |
Độ cao của đỉnh so với cát (Tính bằng cm) |
Độ ngập sâu của đinh trong trong cát (Tính bằng cm) |
1 |
10 |
1,7 |
2 |
20 |
2,1 |
3 |
30 |
2,5 |
Ghi lại các kết quả đo như ví dụ ở bảng trên. Từ kết quả thí nghiệm của mình, em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:
a. So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó.
b. Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?
c. Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?
Trả lời:
a. Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần thả thứ 3 ngập sâu nhất, rồi tới lần thả thứ 2 và ngập sâu nhỏ nhất ở lần thả đầu tiên.
b. Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu là động năng.
c. Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát vì:
+ Khi rơi thế năng của đinh sắt giảm nhưng năng lượng không mất đi chuyển hóa thành động năng.
+ Khi vật rơi ở độ cao lớn hơn, có thế năng lớn hơn thì động năng của vật khi rơi cũng sẽ lớn hơn.
+ Do đó, vận tốc của vật ngay khi chạm đất lớn, độ lún của vật tỉ lệ thuận với tốc độ của vật.
Câu hỏi trang 164 KHTN lớp 6: Hãy kể tên thiết bị sử dụng xăng để hoạt động trong gia đình em (nếu có)?
Trả lời:
Các thiết bị sử dụng xăng để hoạt động trong gia đình em: máy phát điện chạy bằng xăng, xe máy, ô tô.
Câu hỏi trang 164 KHTN lớp 6: Lập kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng trong nhà trường. Giới thiệu kế hoạch đó với các bạn khác để cùng thực hiện?
Trả lời:
Lập kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng trong nhà trường:
1. Mục đích:
– Tuyên truyền tới các bạn học sinh trong trường về ý nghĩa của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng trong nhà trường.
– Nâng cao nhận thức của các bạn học sinh trong trường về việc thực hiện tiết kiệm năng lượng trong nhà trường.
– Rèn luyện ý thức tự giác, thực hiện nghiêm túc của các bạn học sinh trong trường về việc thực hiện tiết kiệm năng lượng trong nhà trường.
2. Yêu cầu
Tất cả các bạn học sinh trong trường có ý thức tốt trong việc sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm, xem việc tiết kiệm năng lượng trở thành việc làm thường xuyên liên tục và thực sự hiệu quả.
3. Nội dung triển khai
a. Công tác tuyên truyển, giám sát
– Tổ chức phát động tuyên truyền sâu rộng tới các bạn học sinh trong trường về ý nghĩa của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.
– Tuyên truyền qua các cuộc họp trong lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đội… nhằm nâng cao nhận thức của các bạn học sinh trong trường về việc thực hiện tiết kiệm năng lượng trong nhà trường.
– Các bạn học sinh có chức vụ trong lớp, giáo viên chủ nhiệm và các bộ môn giám sát và thực hiện cùng các em học sinh.
b. Nhiệm vụ cụ thể
– Tắt các thiết bị dùng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ học.
– Dập hẳn nguồn điền nếu không sử dụng các thiết bị khi hết giờ học.
– Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên.
– Tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người học trong phòng giảm.
– Chỉ sử dụng điều hòa khi thời tiết nóng từ 370C trở lên.
– Chỉ sử dụng bình nóng lạnh khi nhiệt độ trời xuống dưới 200C và bật vào đầu giờ, 30 phút sau thì tắt.
– Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng bình nóng lạnh và điều hòa để tránh tổn thất điện năng.
– Thay thế hoặc mua sắm các thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng.