Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 53: MẶT TRĂNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
– Hiểu được: mặt trăng là một vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất và vì sao nhìn thấy mặt trăng, hình dạng mặt trăng lại thay đổi trong một tháng.
– Vận dụng được kiến thức vào đời sống thực tế (nhìn Trăng đoán ngày).
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về Mặt Trăng, các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các khái niệm, hợp tác trong thực hiện hoạt động thiết kế mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các câu hỏi, vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài học, giải quyết vấn đề khó khăn và sáng tạo trong hoạt động thiết kế mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng và giải thích được sự hình thành lịch Âm.
– Năng lực KHTN:
+ Trình bày được đặc điểm của Mặt Trăng: là vệ tinh của Trái Đất và phản chiếu lại ánh sáng của Mặt Trời.
+ Nêu và phân biệt được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
+ Giải thích được sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
+ Thực hiện tự chế tạo mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng.
+ Xác định được tầm quan trọng của việc dựa vào hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng để tính ra các ngày Âm lịch, tác dụng của lịch Âm trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về Mặt Trăng và chuyển động của Mặt Trăng, phân biệt và giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thực hành, thảo luận về dụng cụ, cách chế tạo mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng.
– Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép các thông số để chế tạo mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Máy chiếu, slide, phiếu học tập
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước ở nhà theo nhóm các vật liệu dùng làm dụng cụ quan sát các pha của mặt trăng như mô tả hình 53.4
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho học sinh khi bước vào bài học mới
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV cho HS hoạt động nhóm: Vẽ trên giấy các hình dạng mặt trăng thường nhìn thấy, đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp.
– GV tổng hợp các hình dạng và nêu câu hỏi: Vì sao nhìn thấy mặt trăng có hình dạng khác nhau ở các ngày khác nhau trong tháng?
Dự kiến sản phẩm:
+ Các hình dạng của Mặt Trăng vào ban đêm: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Không trăng.
+ Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau do phần bề mặt Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất mà ở Trái Đất nhìn thấy, được mặt trời chiếu sáng có diện tích khác nhau mỗi khi được chiếu sáng.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 5 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 53: Mặt Trăng.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 51: Tiết kiệm năng lượng
Giáo án Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
Giáo án Bài 53: Mặt trăng
Giáo án Bài 54: Hệ mặt trời
Giáo án Bài 55: Ngân Hà
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,