Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 53: Mặt Trăng
Mở đầu trang 183 Bài 53 Khoa học tự nhiên lớp 6: Em hãy mô tả các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm. Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau?
Lời giải:
– Các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm:
+ Có hôm Trăng tròn.
+ Có hôm Trăng khuyết/ một nửa hình tròn/ hình lưỡi liềm.
+ Có hôm không nhìn thấy trăng.
– Chúng ta nhìn thấy Trăng có hình dạng khác nhau vì:.
+ Mặt Trăng có hình khối cầu.
+ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phản chiếu lại ánh sáng đó xuống mặt đất.
+ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên vị trí của Mặt Trăng thay đổi sẽ nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu trên bề mặt Mặt Trăng khác nhau.
Vì vậy đứng ở Trái Đất ta sẽ nhìn thấy những hình dạng khác nhau của Mặt Trăng.
Câu hỏi 1 trang 184 Bài 53 Khoa học tự nhiên lớp 6: Em có nhận xét gì về Trăng khuyết ở nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng?
Lời giải:
|
Trăng nửa đầu tháng |
Trăng nửa cuối tháng |
Giống nhau |
Đều là Trăng khuyết |
|
Khác nhau |
Hình ảnh Trăng tròn dần khi tới giữa tháng |
Hình ảnh Trăng khuyết dần khi tới cuối tháng |
Câu hỏi 2 trang 184 Bài 53 Khoa học tự nhiên lớp 6: Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?
Lời giải:
Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau 4 tuần, vì:
– Chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là hai tuần
– Chuyển từ Trăng tròn đến không Trăng là hai tuần.
Tổng lại ta sẽ có từ không Trăng đến không Trăng tiếp theo là 4 tuần và ngược lại từ Trăng tròn đến Trăng tròn tiếp theo là 4 tuần.
Hoạt động 1 trang 185 Bài 53 Khoa học tự nhiên lớp 6: Mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng.
Lời giải:
Học sinh hoạt động thực hành trên lớp theo nhóm.
Hoạt động 2 trang 186 Bài 53 Khoa học tự nhiên lớp 6: Vẽ một sơ đồ cho thấy vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy bán nguyệt.
Lời giải:
Sơ đồ vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy bán nguyệt.
Em có thể 1 trang 186 Bài 53 Khoa học tự nhiên lớp 6: Dựa vào hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng để đoán ngày Âm lịch trong tháng?
Lời giải:
– Nhìn thấy hình dạng Trăng tròn: ta đoán là ngày rằm (giữa tháng).
– Nhìn thấy hình dạng không Trăng ta đoán là ngày mồng 1 (đầu tháng).
– Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng tròn dần là ngày đầu nửa tháng
– Nhìn thấy hình dạng Trăng khuyết có khả năng khuyết dần nữa là ngày đầu cuối tháng
Lý thuyết Bài 53: Mặt Trăng
I. Mặt Trăng và các hình dạng nhìn thấy
1. Mặt Trăng
– Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất mà chúng ta có thể nhìn thấy trên bầu trời. Đôi khi chúng ta thấy nó rất sáng vào đêm.
– Mặt Trăng là một vật thể không tự phát sáng. Chúng ta thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng mặt trời.
– Mặt Trăng có dạng hình cầu nên lúc nào cũng chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối ta không nhìn thấy được.
2. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
– Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Đó là các pha của Mặt Trăng.
+ Không Trăng (Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Mặt Trăng.
+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.
– Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn khoảng hai tuần. Hai tuần sau đó Trăng tròn sẽ trở lại là không Trăng.
II. Giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (các pha của Mặt Trăng)
– Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, mất khoảng một tháng để đi hết một vòng.
– Vị trí Mặt Trăng ở các thời điểm khác nhau trên quỹ đạo của nó. Phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời lúc nào cũng sáng. Ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau.