Lí thuyết KHTN lớp 6 Bài 47: Một số dạng năng lượng
I. Nhận biết năng lượng
– Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể nhận ra năng lượng nhờ các biểu hiện của nó.
Ví dụ:
Nhận biết quang năng khi nhìn thấy ánh sáng phát ra từ các nguồn sáng: Mặt Trời, bóng đèn, đèn pin,…
Nhận biết động năng khi ta thấy vật đang chuyển động: người đi xe đạp, ô tô đang chạy…
II. Các dạng năng lượng
– Động năng: năng lượng mà một vật có do chuyển động.
– Thế năng hấp dẫn: năng lượng có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khi vật không chuyển động).
– Năng lượng hóa học (hóa năng): năng lượng sinh ra do phản ứng hóa học của các hóa chất.
– Năng lượng điện (điện năng): năng lượng được tạo ra bởi dòng điện (cung cấp bởi máy phát điện, pin…)
+ Năng lượng ánh sáng (quang năng): năng lượng được phát ra từ các nguồn sáng (tự nhiên hoặc nhân tạo).
– Năng lượng âm: năng lượng lan truyền từ các nguồn âm.
– Năng lượng nhiệt (nhiệt năng): năng lượng được sinh ra từ các nguồn nhiệt.
Ví dụ:
Khi em bé đang trượt cầu trượt, thì:
+ Em bé đang chuyển động: em bé có động năng.
+ Em bé ở trên cao so với mặt đất: em bé có thế năng hấp dẫn.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng
Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng
Bài 49: Năng lượng hao phí
Bài 50: Năng lượng tái tạo