Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 40: Lực là gì?
Phần 1: 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 40: Lực là gì?
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?
A. Lực là nguyên nhân làm thay đổi chuyển động của vật.
B. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động của vật.
C. Lực chỉ có thể làm vật thay đổi chuyển động.
D. Cả A và B đúng
Lời giải
A – Đúng
B – Sai
C – Sai
D – Sai
Đáp án: A
Câu 2: Việc làm nào dưới đây không cần dùng tới lực?
A. Cầm bút viết bài
B. Chơi nhảy dây
C. Bế em bé
D. Đọc một trang sách
Lời giải
A – Cần dùng tới lực
B – Cần dùng tới lực
C – Cần dùng tới lực
D – Không cần dùng tới lực
Đáp án: D
Câu 3: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Hai thanh nam châm hút nhau.
B. Hai thanh nam châm đẩy nhau.
C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn.
Lời giải
A – Không có điểm tiếp xúc nào giữa hai thanh nam châm => lực không tiếp xúc.
B – Không có điểm tiếp xúc nào giữa hai thanh nam châm => lực không tiếp xúc.
C – Không có điểm tiếp xúc nào giữa Mặt Trăng và Trái Đất => lực không tiếp xúc.
D – Lực tiếp xúc, tay của mẹ đã tác dụng lực vào công tắc tại điểm tiếp xúc.
Đáp án: D
Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Lực của lực sĩ cử tạ tác dụng lên quả tạ, đưa quả tạ lên cao là một …
A. Lực kéo
B. Lực nâng
C. Lực đẩy
D. Lực nén
Lời giải Lực của lực sĩ cử tạ tác dụng lên quả tạ, đưa quả tạ lên cao là một lực nâng.
Đáp án: B
Câu 5: Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị … .
A. Biến dạng.
B. Thay đổi chuyển động.
C. Biến dạng và thay đổi chuyển động.
D. Dừng lại.
Lời giải Quả bóng đang bay tới cầu gôn thì bị thủ môn bắt được. Lực của người thủ môn đã làm quả bóng bị biến dạng và thay đổi chuyển động (dừng lại).
Đáp án: C
Câu 6: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất.
B. Gió thổi làm thuyền chuyển động.
C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn.
D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
Lời giải
A – Tay của em bé tác dụng lực tại điểm tiếp xúc vào xe đồ chơi để đẩy xe rơi
=> Lực tiếp xúc.
B – Gió tác dụng lực tại điểm tiếp xúc với cánh buồm đẩy thuyền chuyển động
=> Lực tiếp xúc.
C – Chân của cầu thủ tác dụng lực tại điểm tiếp xúc với quả bóng làm quả bóng chuyển động.
=> Lực tiếp xúc.
D – Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo làm nó rơi => lực không tiếp xúc.
Đáp án: D
Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ………
A. Lực nâng
B. Lực kéo
C. Lực uốn
D. Lực đẩy
Lời giải Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực đẩy.
Đáp án: D
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động.
B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc.
D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động.
Lời giải
A – Không đúng
B – Đúng
C – Đúng
D – Đúng
Đáp án: A
Câu 9: Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?
A. Vẫn đứng yên.
B. Chuyển động nhanh dần.
C. Chuyển động chậm dần.
D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.
Lời giải Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ chuyển động nhanh dần.
Đáp án: B
Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi chiếc lò xo bị tay ta tác dụng và có chiều dài ngắn hơn so với chiều dài ban đầu của nó, thì khi đó lò xo chịu tác dụng của ………
A. Lực nâng
B. Lực kéo
C. Lực nén
D. Lực đẩy
Lời giải Khi chiếc lò xo bị tay ta tác dụng và có chiều dài ngắn hơn so với chiều dài ban đầu của nó, thì khi đó lò xo chịu tác dụng của lực nén.
Đáp án: C
Phần 2: Lý thuyết KHTN 6 Bài 40: Lực là gì?
I. Lực và sự đẩy, kéo
– Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
– Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B.
II. Tác dụng của lực
1. Lực và chuyển động của vật
Lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của các vật như sau:
– Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
– Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
– Vật chuyển động nhanh lên.
– Vật chuyển động chậm lại.
– Vật đổi hướng chuyển động (vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác).
Ví dụ:
Con cá cắn vào chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng chìm xuống nước. Lực của con cá đã làm cho chiếc phao bắt đầu chuyển động.
Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang chuyển động bị dừng lại.
Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.
Ôtô đang chuyển động, lực hãm phanh đã làm cho ô tô chuyển động chậm dần.
Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang phải. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.
2. Lực và hình dạng của vật
– Lực làm thay đổi hình dạng của vật (biến dạng vật).
Ví dụ:
– Ngoài ra, lực tác dụng lên một vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật.
Ví dụ:
Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.
.
Một vận động viên nhảy cầu đang nhún người trên ván nhảy để lấy đà trước khi nhảy lên. Người này đã tác dụng lên ván, khiến cho ván vừa bị uốn cong, vừa chuyển động lên xuống
Chân tác dụng lên quả bóng một lực vừa làm quả bóng bị biến dạng vừa làm quả bóng chuyển động theo một hướng khác
III. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
– Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
Ví dụ:
Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. Thủ môn và quả bóng tiếp xúc với nhau.
Tay ta tác dụng một lực đẩy vào thùng hàng, tay ta và thùng hàng tiếp xúc với nhau.
Gió tác dụng lực đẩy lên cánh buồm làm thuyền chuyển động, gió và cánh buồm có tiếp xúc với nhau.
– Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
Ví dụ:
Nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt, nam châm và miếng sắt không tiếp xúc với nhau.
Lực hút của hai thanh nam châm, hai thanh nam châm không tiếp xúc với nhau.
Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trăng không tiếp xúc với nhau.