Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 8: Đo nhiệt độ
Bài 8.1 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là gì?
Lời giải:
Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày của nước ta là độ C, kí hiệu là 0C.
Bài 8.2 trang 14 sách bài tập KHTN 6: GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế như Hình 8.1 là
A. 500C và 10C.
B. 500C và 20C.
C. Từ 200C đến 500C và 10C.
D. Từ -200C đến 500C và 20C.
Lời giải:
– GHĐ từ -200C đến 500C.
– ĐCNN (độ dài của hai vạch chia liên tiếp):
Ta thấy Từ 00C đến 100C có 5 khoảng, nên độ dài mỗi khoảng là 20C.
Chọn đáp án D
Bài 8.3 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C?
Lời giải:
Trên bảng chia độ của nhiệt kế y tế không có nhiệt độ dưới 340C và trên 420C. Vì:
– Nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người.
– Nhiệt độ cơ thể người nằm trong khoảng từ 340C đến 420C.
Bài 8.4 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng.
Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của bàn là, cơ thể người, nước đang sôi, không khí trong phòng?
Lời giải:
Trả lời:
Loại nhiệt kế |
Thang nhiệt độ |
Sử dụng |
Rượu |
Từ – 300C đến 600C |
Để đo nhiệt độ của không khí trong phòng |
Thủy ngân |
Từ – 100C đến 1100C |
Để đo nhiệt độ của nước đang sôi |
Kim loại |
Từ 00C đến 4000C |
Để đo nhiệt của bàn là |
Y tế |
Từ 340C đến 420C |
Để đo nhiệt độ của cơ thể người |
Bài 8.5 trang 14 sách bài tập KHTN 6: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):
a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.
c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
d) Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.
A. d, c, a, b. B. a, b, c, d.
C. b, a, c, d. D. d, c, b, d.
Lời giải:
Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau:
– Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.
– Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
– Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
– Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.
Chọn đáp án A
Bài 8.6 trang 15 sách bài tập KHTN 6: Dùng nhiệt kế rượu để đo và theo dõi nhiệt độ vào các thời điểm trong ngày. Ghi lại các nhiệt độ ở các thời điểm đó theo mẫu bảng dưới đây.
Hãy xác định:
a) Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ?
b) Nhiệt độ cao nhất vào lúc mấy giờ?
c) Nhiệt độ trung bình trong ngày là bao nhiêu?
Lời giải:
Các em dùng nhiệt kế rượu để đo và theo dõi nhiệt độ vào các thời điểm trong ngày. Dưới đây là ví dụ:
Thời gian |
Nhiệt độ |
7 giờ |
200C |
9 giờ |
230C |
10 giờ |
260C |
12 giờ |
300C |
14 giờ |
270C |
16 giờ |
240C |
18 giờ |
210C |
a) Nhiệt độ thấp nhất vào lúc 7 giờ sáng
b) Nhiệt độ cao nhất vào lúc 12 giờ trưa
c) Nhiệt độ trung bình trong ngày là: