Giáo án Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật Lí 10 Bài 19: Các loại va chạm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Biết được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng.
– Biết được động lượng của hệ luôn được bảo toàn trong quá trình va chạm đàn hồi và va chạm mềm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi tiến hành hoạt động thí nghiệm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận và nêu được ý tưởng, phương án xác định tốc độ của vật trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.
Năng lực môn vật lí:
– Năng lực nhận thức vật lí: Rút ra được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng.
– Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:
+ Thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án. Xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.
+ Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến va chạm.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập thông qua việc đọc SGK và trả lời câu thảo luận.
– Trung thực: ghi chép lại số liệu báo cáo dự án một cách nghiêm túc, chính xác, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SGK, SGV, Giáo án.
– Hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
– Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
– Sách giáo khoa
– Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS xem video rồi đặt câu hỏi gợi mở đến nội dung bài mới.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chiếu video: https://www.youtube.com/watch?v=Xe2r6wey26E và cho HS xem từ phút thứ 2:10-2:16 và 3:36 – 3:44.
– Sau đó đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về 2 lần có sự tác động lực lẫn nhau trong video?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS quan sát video, thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– GV mời 1 bạn HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
TL:
+ Tác động lực giữa 2 viên bi da: khi có sự tác động lực vào nhau thì 2 viên bi đều bị biến dạng và nhanh chóng trở về hình dạng vốn có ban đầu. Chúng bật ra, di chuyển về 2 hướng khác nhau.
+ Tác động lực giữa 2 xe ô tô: khi có tác động lực lẫn nhau thì 2 xe đều bị biến dạng nhưng không thể trở về hình dạng vốn có ban đầu. Chúng dính vào nhau và cùng di chuyển về một hướng.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
– GV đặt vấn đề: Những tác động lực lẫn nhau ở trong video trên được gọi là va chạm. Câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để xác định được lực tương tác giữa hai vật khi va chạm nếu biết được động lượng của vật trước và sau tương tác. Trong quá trình va chạm, động lượng và động năng của hệ có được bảo toàn hay không? Ngoài ra những kiến thức về động lượng có thể được áp dụng vào thực tiễn như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết được những câu hỏi trên. Chúng ta đi vào bài 19. Các loại va chạm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng
a. Mục tiêu: Rút ra được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng.
b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra công thức xác định mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV dựa vào SGK giải thích cho HS hiểu và đưa ra công thức 19.1. – Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu Thảo luận 1: Chứng minh công thức 19.1. (GV đưa ra lưu ý về tiến trình xây dựng định luật II của Newton.) – GV đưa ra lưu ý về biểu thức 19.1. – GV yêu cầu HS dựa vào SGK: + Cho biết xung lượng của lực là gì? Từ đó suy ra độ biến thiên động lượng. |
1. Mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng. Xét một vật có khối lượng m không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Khi vật chịu tác dụng bởi một lực không đổi thì gia tốc của vật là . Sau khoảng thời gian độ biến thiên động lượng là . Khi đó ta có: Lực tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 21 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 19.
Xem thêm các bài giáo án Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Giáo án Bài 19: Các loại va chạm
Giáo án Bài 20: Động học của chuyển động tròn
Giáo án Bài 21: Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm
Giáo án Bài 22: Biến dạng của vật rắn. đặc tính của lò xo
Giáo án Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây