Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật Lí 10 Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Thiết kế hoặc lựa chọn phương án để thực hiện đo được tốc độ trung bình và tốc độ tức thời chuyển động của viên bi thép bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
– Lắp ráp được thí nghiệm để đo thời gian chuyển động của viên bi thép.
– Tiến hành thí nghiệm nhanh, chính xác.
– Xác định được sai số của phép đo.
2. Phát triển năng lực
Năng lực chung:
– Năng lực tự học: Biết lựa chọn nguồn tài liệu học tập, biết lựa chọn và sử dụng bộ dụng cụ làm thí nghiệm để tiến hành làm thực hành đo tốc độ của vật chuyển động.
– Năng lực giải quyết vấn đề: Nhận biết các thiết bị thí nghiệm trong thực hành đo tốc độ chuyển động, biết thiết kế phương án và cách tiến hành làm thí nghiệm và cách xác định sai số của phép đo.
Năng lực vật lí:
– Biết đọc các thông số và sử dụng thiết bị thí nghiệm để làm thực hành.
– Biết vận dụng kiến thức về tốc độ, các công thức tính liên quan đến tốc độ.
– Biết xử lý kết quả thí nghiệm.
3. Phát triển phẩm chất
– Có tinh thần trách nhiệm trong học tập và thực hành.
– Năng nổ trong khâu tiến hành làm thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SGK, SGV, Giáo án.
– Bộ thiết bị thực hành đo tốc độ của chuyển động như: đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện….
2. Đối với học sinh: Sách, bút, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV nêu một số yêu cầu đo tốc độ vật chuyển động nhanh
b. Nội dung:
– GV giới thiệu một số yêu cầu trong thực tế khi đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh như xe đua, tốc độ của viên đạn và tại sao cần dụng cụ đo chính xác.
c. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được các yêu cầu đo tốc độ của vật chuyển động nhanh hoặc đòi hỏi cần phải đo tốc độ chính xác.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV dẫn dắt đi vào bài học: “Ở bài 5 các em đã được học về tốc độ trung bình, tốc độ tức thời của vật chuyển động. Ở lớp 7 các em đã biết cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây. Hôm nay chúng ta sẽ học cách đo tốc độ thông qua các thiết bị đo thời gian chuyển động chính xác hơn, đặc biệt là với các chuyển động nhanh. Chúng ta đi vào bài 6 thực hành đo tốc độ của vật chuyển động.”
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần mở đầu bài học: “Làm thế nào để đo được tốc độ chuyển động của vật bằng dụng cụ thí nghiệm thực hành? Và những dụng cụ cần cho việc thực hành đo tốc độ bằng cách dán tiếp là gì?”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS vận dụng những hiểu biết sẵn có để trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
– GV mời 1 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày câu trả lời cho các câu hỏi nêu trên.
– HS trả lời câu hỏi mở đầu:
+ Để đo được tốc độ chuyển động của vật bằng dụng cụ thí nghiệm thực hành ta có thể đo thời gian và quãng đường chuyển động của vật đó.
+ Để thực hành đo tốc độ bằng cách gián tiếp chúng ta có thể dùng dụng cụ để đo thời gian (ví dụ: đồng hồ bấm giây…) và dụng cụ để đo quãng đường chuyển động của vật (ví dụ: thước kẻ, thước dây, thước cuộn…)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV tiếp nhận câu trả lời, xác nhận câu trả lời của HS.
– GV nêu yêu cầu trong thực tế khi đo tốc độ của các vật chuyển động nhanh như xe đua, tốc độ của viên đạn: “Vì chuyển động của xe đua hay của viên đạn là những chuyển động có tốc độ cực kỳ nhanh nên để đo được chính xác tốc độ của chúng, ta cần phải dùng những thiết bị đo có độ chính xác cao, đặc biệt là những thiết bị đo thời gian phải có độ chính xác lên đến hàng phần nghìn.”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu dụng cụ đo thời gian
a. Mục tiêu:
– HS nhận biết được những dụng cụ dùng để đo thời gian.
– HS nhận biết và hiểu được nguyên lí cũng như biết cách sử dụng thiết bị đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
b. Nội dung:
– GV giới thiệu các dụng cụ sẽ sử dụng để đo thời gian đặc biệt là giới thiệu về chức năng và cách sử dụng thiết bị đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện, biểu diễn cách sử dụng 2 dụng cụ trên để học sinh quan sát.
– HS thực hiện chăm chú nghe phần giới thiệu của GV và quan sát GV thực hành.
c. Sản phẩm học tập:
– HS sẽ nhận biết những dụng cụ dùng để đo thời gian.
– Biết ưu – nhược điểm của phương pháp đo tốc độ bằng hai thiết bị này.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV giới thiệu các thiết bị đo thời gian sẽ sử dụng trong phần thực hành hôm nay. + Ở lớp 7, các em đã được học cách đo tốc độ thông qua thiết bị đo thời gian là đồng hồ bấm giây. Ở bài này, GV sẽ giới thiệu với các em thêm 1 thiết bị đo thời gian nữa là đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện. Ngoài ra, ở một số phòng thực hành thí nghiệm của một số trường học còn có thêm thiết bị đo thời gian bằng cần rung (hay còn gọi là đồng hồ cần rung) có hình ảnh minh họa – Ngoài việc chiếu hình ảnh, GV sẽ giới thiệu trên thiết bị hiện có. + Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng để đo thời gian chuyển động của vật, độ chính xác lên đến phần nghìn giây, được điều khiển bằng cổng quang điện. + GV yêu cầu HS đọc phần sử dụng thiết bị đồng hồ đo thời gian hiện số trong phần chú ý SGK, đồng thời GV thực hiện các thao tác sử dụng thiết bị: Bước 1. Đo khoảng cách giữa 2 cổng quang điện (đọc trên thước đo gắn với giá đỡ). Khoảng cách này chính là quãng đường s mà vật chuyển động. Bước 2. Bấm công tắc để vật bắt đầu chuyển động. Bước 3. Khi vật đi qua cổng quang điện thứ 1 thì đồng hồ bắt đầu đo. Bước 4. Khi vật đi qua cổng quang điện thứ 2 thì đồng hồ ngừng đo. Bước 5. Đọc số chỉ thời gian hiển thị trên đồng hồ đo thời gian hiện số chính là thời gian của vật chuyển động trên quãng đường. – GV hỏi HS một số câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ của các em. CH1. Em hãy điền vào chỗ trống sau: + Chức năng của thang đo là …. + Chức năng của các MODE là…. + Chức năng của nút RESET là…. CH2. Em hãy cho biết chức năng của các MODE A, B, T? |
I. TÌM HIỂU DỤNG CỤ ĐO THỜI GIAN Trả lời: – Thang đo: Chọn thang đo thời gian, với ĐCNN tương ứng là 0,001s hoặc 0,01s. – Các MODE chức năng: Chọn kiểu làm việc cho máy. – Nút RESET: Đặt lại chỉ số của đồng hồ về giá trị 0.000 |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 24 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 6.
Xem thêm các bài giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 5: Tốc độ và vận tốc
Giáo án Bài 6: Thực hành: Đo tốc độ của vật chuyển động
Giáo án Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – Thời gian
Giáo án Bài 8: Chuyển động biến đổi. Gia tốc
Giáo án Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều
Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây