Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
Top 10 bài Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ – Mẫu 1
Từ cảm xúc của thiên nhiên, con người, mạch thơ trong Gò Me đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tình yêu của nhà thơ trước quê hương. Quê hương, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao, nỗi nhớ và hi vọng. Với Hoàng Tố Nguyên cũng thế, ông say sưa mơ màng về một thuở ấu thơ bình dị, trong mát nơi làng quê:
“Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”
Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Tuổi thơ của tác giả là những ngày tháng êm đềm, bình dị mà chan chứa yêu thương. Đó là tuổi thơ trong mát, thấm đẫm kỉ niệm của trẻ em nông thôn, cùng cắt cỏ, chăn bò, hòa vào thiên nhiên, lắng nghe những giai điệu dịu mát từ thiên nhiên vọng về. Đoạn thơ giản dị về ý tứ nhưng lại mênh mông những nỗi niềm yêu mến, tự hào về miền quê thân yêu.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ – Mẫu 2
Bài thơ “Gò Me”, đặc biệt là đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ của tác giả Hoàng Tố Nguyên đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng sâu sắc về nỗi niềm yêu quê, nhớ quê da diết của một con người Nam Bộ đang sống xa quê. Đầu tiên, tác giả nhớ về “thuở ấu thơ”, khi mà tác giả đi “cắt cỏ, chăn bò” với những kỉ niệm đẹp. Khi ra đồng cắt cỏ, “gối đầu lên áo” và “nằm dưới hàng me”, tác giả thấy thiên nhiên quê mình thật đẹp. Đó là nơi có “tre thổi sáo”, có những chú “bướm”, có những chú chim dễ thương. Nơi đó có lá “me non” cong vắt như lưỡi liềm và lá xanh “như dải lụa mềm lửng lơ”. Biện pháp nhân hóa “tre thổi sáo” và biện pháp so sánh lá me cong như “lưỡi liềm”, lá xanh như dải lụa mềm đã góp phần làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ – Mẫu 3
Đoạn thơ trên đã quay về quá khứ để thuật lại tuổi thơ đầy dữ dội và dịu êm của tác giả. Mở đầu đoạn thơ là từ cảm thán “Ôi”, nó như nói lên cảm xúc nhớ thương và đầy xúc động. Nhớ về tuổi thơ ấy là nhớ về biết bao kỉ niệm: cắt cỏ, chăn bò, nằm dưới hàng me nghe tre thổi sáo. Trong không gian xanh mát của đồng quê, tiếng lòng của nhà thơ như hoà vào làm một với những cánh bướm, cánh chim chao lượn trên bầu trời. Hai câu thơ cuối đã được tác giả so sánh rất thú vị, nằm dưới hàng me xanh, tác giả ngắm nhìn những quả me non “cong vắt lưỡi liềm”, là “như dải lụa mềm lửng lơ”. Bằng việc sử dụng từ ngữ rất chân thực, giản dị kết hợp bới biện pháp tu từ liệt kê, so sánh, người đọc chắc hẳn cũng đã cảm nhận được nỗi nhớ quê hương tha thiết thông qua việc kể lại tuổi thơ của tác giả.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ từ Ôi, thuở ấu thơ đến Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ – Mẫu 4
Đoạn thơ là một khung cảnh hạnh phúc bình yên của tuổi thơ. Trong tâm trí tác giả, tuổi thơ được hiện lên là những buổi chăn bò, cắt cỏ là những lúc thảnh thơi nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo. Qua lăng kính tưởng tượng phong phú của mình, tác giả cũng hình dung, liên tưởng đến những quả me non giống như lưỡi liềm, lá me xanh giống như dải lụa mềm lửng lơ. Đây là cách liên tưởng rất thú vị và đầy tinh tế.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Hoàng Tố Nguyên
1. Tiểu sử
– Hoàng Tố Nguyên tên thật là Lê Hoằng Mưu (1929-1975)
– Quê quán: xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
2. Sự nghiệp
– Ông là nhà thơ lớn của đất nước
– Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và sống ở miền Bắc đến hết cuộc đời.
– Là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)
– Ông tham gia kháng chiến và hoạt động văn nghệ ở chiến khu Tây Nam Bộ từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
– Phong cách sáng tác: giọng thơ đằm thấm, ân tình, đậm chất Nam Bộ, thể hiện tâm hồn tinh tế, tha thiết yêu đất nước, quê nước.
– Các tác phẩm tiêu biểu: Gò me (1957), Quê chung (1962), Truyện thơ Đổi đời (1955), Từ nhớ đến thương (1950), Gửi chiến trường chống Mỹ (1966)…
2. Tác phẩm Gò me
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
– Bài thơ Gò me được Hoàng Tố Nguyên sáng tác năm 1956 – thời kì đất nước bị chia cắt.
b. Thể loại
Văn bản Gò me thuộc thể loại thơ tự do
c. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Gò me là biểu cảm kết hợp miêu tả
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Gò me
Bài thơ thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc. Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang thấy, đang nghe, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương.
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Gò me
– Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ
– Hình ảnh giàu sức gợi, giàu cảm xúc
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 93 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Em biết những bài thơ nào viết về miền đất Nam Bộ? Hãy đọc cho cả lớp nghe một đoạn thơ mà em yêu thích…
Câu 2 trang 93 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Chia sẻ những điều em biết về vẻ đẹp của miền đất này…
Câu 1 trang 93 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Hình dung ánh sáng, âm thanh và không gian miền quê Gò Me…
Câu 2 trang 94 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Hình dung những chi tiết miêu tả các cô gái Gò Me…
Câu 3 trang 94 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Hình dung những chi tiết miêu tả thiên nhiên Gò Me…
Câu 1 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?…
Câu 2 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?…
Câu 3 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Nói đến Gò Me, tác giả nhớ da diết điệu hò quê hương. Việc nhà thơ hai lần dẫn lại câu hò gợi cho em suy nghĩ gì?…
Câu 4 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Bài thơ Gò Me có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?…
Câu 5 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện trong bài thơ…
Câu 6 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Nhà thơ lấy tên một vùng đất làm nhan đề bài thơ. Hãy kể tên một số tác phẩm mà em đã học, đã đọc cũng có cách đặt nhan đề tương tự…
Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 92 Tập 1
Gò me
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 95 Tập 1
Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc