Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết ( cho 1 đề thi bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
HẠT GẠO LÀNG TA
Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay…
Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…
Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng |
Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…
Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta… |
Câu 1 (2 điểm). Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu dưới đây
1. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ song thất lục bát
D. Thơ lục bát
2. Trong các câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…”
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa
C. So sánh
D. Nói giảm nói tránh
3. Sự lặp lại câu thơ “Hạt gạo làng ta” ở đầu mỗi khổ thơ có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc về đối tượng trung tâm mà bài thơ biểu cẳm, tạo tính mạch lạc và đảm bảo tính thống nhất về chủ đề cho bài thơ
B. Nhắc lại hình ảnh trung tâm được tác giả biểu cảm trong bài thơ, giúp người đọc dễ hình dung về “hạt gạo” – “hạt vàng” của quê hương
C. Tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về hình ảnh trung tâm cửa bài thơ “hạt gạo”, đồng thời nhắc nhở chún ta cần trân quý thành quả lao động
D. Thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ: khắc họa cụ thể, chi tiết, ấn tượng đối tượng trung tâm mà bài thơ cần biểu đạt: “hạt gạo” – “hạt vàng” của quê hương
4. Trong bài thơ, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào?
A. Người mẹ giàu tình yêu thương con
B. Người mẹ hết lòng phục vụ kháng chiến
C. Người mẹ tần tảo, giàu đức hi sinh
D. Người mẹ làm lụng vất vả
Câu 2 (1 điểm): Nhan đề bài thơ “Hạt gạo làng ta” có ý nghĩa gì?
Câu 3 (1 điểm): Qua bài thơ, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta nhiều thông điệp có ý nghĩa. Em hãy nêu ra một trong những thông điệp mà em cảm nhận được.
Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Em hãy phân tích cách “xem voi” của năm ông thầy bói trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mình những bài học cần thiết.
Hướng dẫn giải:
Phần I:
Câu 1:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ, chú ý số tiếng, số câu
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu thơ và xác định nội dung
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 2:
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
– Nhan đề bài thơ gợi hình ảnh mang tính biểu tượng, hạt gạo hay cũng chính là những hạt ngọc của quê hương
– Thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương
Câu 3:
Phương pháp giải:
Nêu rõ ràng thông điệp có ý nghĩa đối với cuộc sống, phù hợp với nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
– Chúng ta biết trân trọng, yêu thương mẹ; biết ơn mẹ cũng như những người nông dân làm ruộng vất vả, chân lấm tay bùn để tạo ra những hạt gạo quý giá
– Cần trân trọng hạt gạo cũng như trân trọng giá trị lao động của con người
– Có ý thức lao động, yêu quý, trân trọng giá trị sản phẩm do lao động chân chính làm ra
– Yêu gia đình, quê hương, đất nước
Phần II:
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của em
Lời giải chi tiết:
1. Mở bài
– Giới thiệu truyện và cách “xem voi” của năm ông thầy bói mù: Các ông đã rủ nhau chung tiền để được đi xem hình thù của con voi như thế nào, nhưng rất tiếc các ông vừa mất tiền lại bất hòa mà chẳng biết được hình thù thật sự của con voi. Bởi cách “xem voi” của cả năm ông là kì quặc, sai lầm.
2. Thân bài
– Cách xem voi của năm ông thầy bói là kì quặc, không giống ai.
– Trớ trêu thay các ông lại sờ voi bằng tay, con voi còn to hơn người của năm ông thầy bói cộng lại, nên mỗi ông có sờ cũng chỉ sờ được một bộ phận của con voi chứ không nhìn thấy để sờ hết cả con voi.
– Sai lầm khi chỉ xem các bộ phận chứ không xem tổng thể con voi.
→ Chính sai lầm trong việc xem voi của năm ông thầy bói đã dẫn đến hậu quả như vậy, đáng lẽ phải xem cả con voi thì các ông mỗi người lại chỉ xem một phần nhỏ của con voi rồi nhận định đó là tổng thể con voi
=> Sai lầm khi không biết lắng nghe ý kiến và hỏi quản tượng: Sai lầm thứ hai của các ông thầy bói khi xem voi đã không biết lắng nghe ý kiến của nhau, cũng không biết hỏi người quản voi mà chỉ cố thủ trong ý kiến của mình.
3. Kết bài
– Bài học rút ra từ cách “xem voi” của năm ông thầy bói: Khi chúng ta xem xét một sự vật, hiện tượng, hay đối tượng nào đó, chúng ta cần nhìn nhận một cách tổng thể, bao quát và toàn diện về sự vật hiện tượng đó.
– Sau khi đã nhìn nhận tổng thể còn phải tiếp thu những nhận định khác để làm cho nhận định của mình chuẩn xác hơn.
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. Đề thi giữa kì 1
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
MÈO ĂN CHAY
Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.
Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa.
Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao.
Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng.Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.
(https://thuvienpdf.com/chi-tiet-tang-thu-vien/133/PO-meo-an-chay)
Câu 1 (1 điểm): Xác định ngôi kể và thể loại của văn bản trên.
Câu 2 (1 điểm):Tìm và xác định loại phó từ được sử dụng trong câu sau:
“Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.”
Câu 3 (1 điểm):Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” trong câu văn: “Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.” nói về điều gì?
Câu 4 (1 điểm): Nêu bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 5 (1 điểm):Em có đồng tình với việc làm của con mèo già không? Vì sao?
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng. Hãyviết một bài văn đề xuất những giải pháp nhằm làm cho môi trường quanh ta trở nên xanh – sạch – đẹp.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN 7 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
– Ngôi kể: ngôi thứ ba. – Thể loại: ngụ ngôn. |
0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 2 |
– Phó từ: một. – Loại phó từ: chỉ số lượng. |
0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 3 |
– Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa”: Làm ra vẻ có nhân, có nghĩa, nhưng thực ra chỉ là giả dối, giả vờ tỏ ra tử tế. |
1 điểm |
Câu 4 |
– HS rút ra bài học phù hợp. – Bài học: Câu chuyện phê phán những kẻ oai quyền giả nhân giả nghĩa, trong lòng thì mưu mô ác độc. Bởi vậy, trong cuộc sống, những con người cólời ngon ngọt chưa hẳn là tốt đẹp, nhưng lời nói thật lòng khó nghe lại có thể không phải là xấu. |
1 điểm |
Câu 5 |
– HS nêu được ý kiến đồng tình / không đồng tình và lí giải hợp lí (phù hợp với chuẩn mực đạo đức). |
1 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án |
Điểm |
*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn nghị luận, đảm bảo bố cục 3 phần, đưa ra lí lẽ, dẫn chứng bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Mở bài: – Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề cần nghị luận. |
1 điểm 0,5 điểm 3 điểm 0,5 điểm |
Thân bài: HS trình bày ý kiến của mình về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang trầm trọng, theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: – Giải thích “môi trường” là gì? – Trình bày ngắn gọn thực trạng đáng báo động của môi trường sống hiện nay. + Môi trường không khí đang bị ô nhiễm hết sức nặng nề. + Ô nhiễm môi trường nước. + Ô nhiễm môi trường đất. – Các giải pháp để bảo vệ môi trường. + Tuyên truyền những thông tin, kiến thức về vấn đề ô nhiễm môi trường để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người. + Áp dụng khoa học công nghệ để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. + Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa bãi, sử dụng sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm điện, nước… |
|
Kết bài: – Kết luận đây là vấn đề cấp bách và gửi gắm thông điệp tới mọi người. * Biểu điểm chung: – Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănnghị luận, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. – Điểm 3,4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănnghị luận, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn nghị luận, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 1: Các trường hợp còn lại. |
B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Giữa kì 1 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. Đề thi giữa kì 1
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
RÙA VÀ THỎ
Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang:
– Tớ chạy rất nhanh. Tớ là nhanh nhất đấy!
Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe khoang của thỏ và chế nhạo mình chậm chạp, Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài động vật trong rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất đông để xem rùa và thỏ chạy thi.
Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái quay lại đã không thấy bóng dáng rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi. Nó quay lại nhìn con rùa và mỉa mai:
– Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ !
Nói đoạn thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ.
– Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã – Thỏ ta thầm nghĩ.
Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc.
Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh giấc. Nó lại còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã quá muộn. Rùa đã cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ và nghiêm túc của mình. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít vào trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người.
Câu 1 (1 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu 2 (1 điểm):Tìm phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa của phó từ đó.
“Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng.”
Câu 3 (1 điểm): Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Câu 4 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra sau khi đọc câu chuyện trên.
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử .
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN 7 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
– Thể loại: ngụ ngôn. – Phương thức biểu đạt: tự sự. |
0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 2 |
– Phó từ: vẫn. – Ý nghĩa: dùng để chỉ sự tiếp diễn của việc rùa chạy. |
0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 3 |
– Ý nghĩa của truyện: + Ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó. + Lên án những người lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác. |
0.5 điểm 0.5 điểm |
Câu 4 |
– HS viết đúng thể thức một đoạn văn đảm bảo dung lượng từ 5 – 7 câu. – Trình bày sạch sẽ, không sai chính tả, lời văn trong sáng. – HS viết bài theo suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, bài học rút ra như sau: + Chậm mà ổn định sẽ chiến thắng nhanh mà ẩu đoảng. + Chỉ cần chúng ta kiên trì, chắc chắn sẽ thành công”. |
0.5 điểm 1.5 điểm |
Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)
Đáp án |
Điểm |
*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần. Mở bài: – Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại. – Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan. |
1 điểm 0,5 điểm 3 điểm 0,5 điểm |
Thân bài: – Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện. + Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện. + Dấu tích liên quan. – Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử. + Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết hợp kể chuyện với miêu tả. – Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử. |
|
Kết bài: – Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc. * Biểu điểm chung: – Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văntự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. – Điểm 3,4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văntự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn phân tích, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 1: Các trường hợp còn lại. |
B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I