Gò me – Ngữ văn lớp 7
1. Bài thơ Gò me
Quê tôi đó mặt trông ra bể
Đổm hải đăng tắt, lóe đêm đêm
Con đê cát đỏ cỏ viền
Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò.
Ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát
Lủa nàng keo chói rực mặt trời
Ao làng trăng tắm, mây bơi
Nước trong như nước mắt người tôi yêu
Quê hương tôi sớm chiều chiều
Lao xao vườn mía
Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ
Những chị, những em má núng đồng tiền
Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
Véo von điệu hát cổ truyền
(Tre thôi khúc khích, mây chim lắng nghe):
“- Hò… ơ… Trai Biên Hòa lụy gáu Gò me
Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò… “
Ôi, thuở ấu thơ
Cắt cỏ, chăn bò
Gối đầu lên áo
Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo
Lòng nghe theo bướm, theo chim
Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
[…] Tôi nằm trên võng mẹ đưa
có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng
Tiếng ai vút đầu bông lúa chín
Gios dìu vương xao xuyến bờ tre:
“- Hò ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò me
Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò!… “
Chị tôi má đỏ, thẹn thò
Gĩa gạo bên trã canh chua ngọt ngào.
2. Tác giả Hoàng Tố Nguyên
1. Tiểu sử
– Hoàng Tố Nguyên tên thật là Lê Hoằng Mưu (1929-1975)
– Quê quán: xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
2. Sự nghiệp
– Ông là nhà thơ lớn của đất nước
– Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và sống ở miền Bắc đến hết cuộc đời.
– Là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)
– Ông tham gia kháng chiến và hoạt động văn nghệ ở chiến khu Tây Nam Bộ từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
– Phong cách sáng tác: giọng thơ đằm thấm, ân tình, đậm chất Nam Bộ, thể hiện tâm hồn tinh tế, tha thiết yêu đất nước, quê nước.
– Các tác phẩm tiêu biểu: Gò me (1957), Quê chung (1962), Truyện thơ Đổi đời (1955), Từ nhớ đến thương (1950), Gửi chiến trường chống Mỹ (1966)…
3. Tác phẩm Gò me
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
– Bài thơ Gò me được Hoàng Tố Nguyên sáng tác năm 1956 – thời kì đất nước bị chia cắt.
b. Thể loại
Văn bản Gò me thuộc thể loại thơ tự do
c. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Gò me là biểu cảm kết hợp miêu tả
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Gò me
Bài thơ thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống trên đất Bắc. Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang thấy, đang nghe, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương.
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Gò me
– Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ
– Hình ảnh giàu sức gợi, giàu cảm xúc
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ
Tác giả – tác phẩm: Gò Me
Tác giả – tác phẩm: Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi
Tác giả – tác phẩm: Chiều biên giới
Tác giả – tác phẩm: Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt