Đi san mặt đất – Ngữ văn lớp 10
1. Văn bản Đi san mặt đất
[…..]
Ngày xưa, từ rất xưa
Người già không nhớ nổi
Mấy trăm, mấy nghìn đời
Ngày xưa, từ rất xưa
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm
Người mặt đất ăn chung
Cùng đi và cùng ở
Trồng bắp trên núi cao
Uống nước từ bụng đá
Người mặt đất sống chung
Cùng ở và cùng đi
[…]
Bầu trời nhìn chưa phẳng
Mặt đất còn nhấp nhô
Phải đi san bầu trời
Phải đi san mặt đất
Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài
Đẽo cho trâu cái ách
Đục lỗ ách luồn dây
Chão dẻo làm dây cày
Thừng dài làm dây bừa
Trâu cày bừa san đất
Chẳng quản gì nhọc một
San đất là việc chung
Người tìm hang chuột chũi
Gọi hắn, hắn rung râu
“Suốt ngày trong lòng đất
Tôi có thấy Trời đâu”
Người lại tìm các, ếch
Đứa tặc lưỡi ngồi nhìn
Đứa thì kêu ôp oạp: “Chân tay tôi đều ngắn
San mặt đất sao nên?
Để chúng tôi gọi lên
Xin trời đổ nước xuống!”
Giống nào cũng không đi
Người gọi nhau làm lấy
Nhiều sức, chung một lòng
San mặt đất cho phẳng
Nhiều tay chung một ý
San mặt đất, làm ăn
[…]
2. Xuất xứ
– Văn bản in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập VI, Văn học dân tộc ít người, quyển 1, Nông Quốc Chấn (Chủ biên), Tràng Thị Giàng, Lê Trung Vũ sưu tầm, dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1979 (trang 432-438)
– Văn bản là truyện thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô Lô
3. Giá trị nội dung của Đi san mặt đất
– Đi san mặt đất cho thấy công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa.
– Cho thấy cái nhìn của người xưa về thế giới tự nhiên
– Thể hiện tình cảm yêu mến, ngợi ca của tác giả đối với công ơn của thế hệ cha anh đi trước
4. Giá trị nghệ thuật của Đi san mặt đất
– Thể thơ năm chữ, phù hợp với thể loại truyện thơ
– Ngôn từ giản dị, dễ hiểu
– Hình ảnh mộc mạc, gần gũi với con người
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Prô-mê-tê và loài người
Tác giả – tác phẩm: Đi san mặt đất
Tác giả – tác phẩm: Cuộc tu bổ lại các giống vật
Tác giả – tác phẩm: Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây
Tác giả – tác phẩm: Gặp Ka -ríp và Xi – la