Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Bài giảng: Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư – Kết nối tri thức
Tóm tắt bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư – Mẫu 1
Qua văn bản “Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư”, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn đã phát hiện cái hài hoà của tiếng thơ và tiếng thu tạo nên một bản hoà âm độc đáo trong thơ Lưu Trọng Lư. Bằng cách lập luận chặt chẽ, tài tình cùng cách bình luận giàu cảm xúc, tác giả đã làm nổi bật một cấu trúc ngôn từ thi ca tinh vi và đẹp đẽ.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Tiểu sử
– (1962 – 2019), là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại
– Quê ở Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, ông học trường cấp 3 chuyên Hàm Rồng, từng đoạt giải đặc biệt trong kì thi chọn học sinh giỏi Văn toàn quốc
– Ông giảng dạy tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, ngoài ra còn là nhà văn, nhà lý luận, nhà phê bình văn học xuất sắc,…
Sự nghiệp văn học
a. Phong cách sáng tác
– Say mê cái đẹp là bản năng trong hành trình tìm cảm hứng sáng tác của ông
– Là người có tư duy văn học rất mới, đầy nhạy cảm. Với Chu Văn Sơn, văn chương là thế giới muôn màu, là điệu hồn muôn điệu của những âm thanh cuộc sống đã được người nghệ sĩ tài năng phát hiện căn chỉnh xếp đặt ngôn từ đúng giọng điệu, đúng thang bậc tần suất để phát ra thứ âm thanh bằng ngôn ngữ rung động quyến rũ lòng người
– Trong sáng tác, xuất phát từ quan điểm nhận thức về cái đẹp, say cái đẹp đến khát khao, Chu Văn Sơn như con ong cần mẫn hút nhụy hương để kết tinh cho đời một thứ văn chương mà chúng ta không bao giờ quên, đó là tinh hoa của trời đất, tinh hoa của tạo hóa ban tặng con người
b. Các tác phẩm chính
Những tác phẩm nổi tiếng đã được xuất bản của ông gồm có:
– Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử (2005)
– Thơ – điệu hồn và cấu trúc (2007)
– Tự tình cùng cái đẹp (2019)
2. Tác phẩm
Xuất xứ
Tác phẩm được in trong tập Thơ – điệu hồn và cấu trúc của Chu Văn Sơn
Bố cục Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư được chia thành 4 phần:
– Phần 1: đoạn 1+ 2 +3: dẫn dắt về cái hay của mùa thu trong thơ ca và nét đặc sắc trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
– Phần 2: đoạn 4+5: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trong âm điệu (đoạn 4+5), bố cục (đoạn 6) và vần nhịp (đoạn 7+8) của bài thơ
– Phần 3: đoạn 9+10+11: so sánh, liên hệ giữa âm thanh của mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư với âm thanh của mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi
– Phần 4: đoạn 12+13: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trọng âm hưởng tiết tấu của bài thơ và những cảm xúc, nỗi xôn xao của tác giả khi đọc những ngôn từ thi vị và đẹp đẽ ấy
Giá trị nội dung của Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
– Văn bản thể hiện được những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu ở nhiều phương diện như bố cục, âm điệu, âm hưởng, tiết tấu, vần nhịp,…
– Bên cạnh giá trị của bài thơ, tác giả cũng chỉ ra được tài năng của Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ
– Văn bản thể hiện sự ngợi ca, trân trọng và ngưỡng mộ của tác giả Chu Văn Sơn với nhà thơ Lưu Trọng Lư, cho thấy sự yêu quý và tình cảm của ông đối với những người có tài, vận dụng được sức mạnh của ngôn từ trong sáng tác
Giá trị nghệ thuật của Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
– Văn bản trình bày các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết
– Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao
– Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp với bài văn nghị luận nhưng vẫn ẩn chứa cảm xúc, truyền cảm hứng và có tác động mạnh mẽ tới người đọc