Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương – Ngữ văn lớp 10
1. Nội dung văn bản
Trong dàn nhạc tài tử, hay dàn nhạc cải lương ngàu nay, cây ghi-ta phím lõm có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là nhạc cụ chính, giữ song loan và “bao sân” cho cả dàn nhac. Ghi-ta phím lõm là hiện thân của sự kết hợp tinh hoa âm nhạc phương Tây và Việt Nam, để tạo nên một yếu tố nghệ thuật không thể thiếu của cải lương.
Đàn ghi-ta có lịch sử lâu đời với nhiều thiết kế khác nhau, nhưng đã được người
Tây Ban Nha cải tiến lại để có hình dáng và cấu trúc như ngày nay (vì thế đàn còn có tên là Tây Ban cầm). Người Việt Nam biết đến nó vào đầu thế kỉ XX. Cảm nhận được âm vực rộng và âm sắc phong phú của cây ghi-ta, các nghệ nhân Việt Nam đã khai thác và cải tiến cây đàn, khoét lõm các cung đàn trên cần để tạo nên hiệu ứng ngân rung đặc biệt, phù hợp với thang âm của âm nhạc Việt. Đàn mang tên là ghi-ta phím lõm, nhưng thực sự là cung lõm phím lồi, khác với ghi-ta thường phím không lõm. Trở thành cây ghi-ta phím lõm, nghĩa là cây ghi-ta Việt Nam đã xuống lên bằng ngôn ngữ âm nhạc Việt (hò, sự, xang, xê, cống’) mà không còn là ngôn ngữ âm nhạc Tây phương (đô, rê, mi, pha, son, la, si).
Ghi-ta phím lõm đảm bảo được âm độ rộng, từ thấp, trung đến cao, âm sắc phong phú, phím cung sâu nhấn nhá rất đa dạng. Ở loại hơi và thể điệu nào, đàn cũng thể hiện một cách xuất sắc, điều này không phải nhạc cụ nào cũng làm được. Nó còn có thể thay thế các nhạc cụ khác, dù hiệu quả có thể không bằng khi “ngũ giọng” nhạc cụ cùng phối hợp.
Khoảng những năm 1934 – 1935, ghi-ta phím lõm đã nhanh chóng có mặt trong dàn nhạc cải lương của nhiều đại ban như Phụng Hảo, Phước Cương, Trần Đắc,… Thành công của những danh cầm, những giọng ca vàng cải lương Sài Gòn hầu như luôn gắn với sự hỗ trợ của cây đàn ghi-ta phím lõm, như danh cầm Văn Vĩ đàn cho nghệ sĩ Út Trà Ôn, danh cầm Năm Cơ, rồi sau đó là Văn Giỏi, Bảy Du, Hoàng Thành, Văn Mách,…
Trước 1975 đã có một thời kì cây đàn kìm được coi là nhạc cụ chính và giữ song loan, song có thể nói từ ngày được Việt Nam hoá đến nay, cây ghi-ta phím lõm vẫn luôn luôn đóng vai trò chủ chốt. Suốt một thế kỉ tồn tại, cây ghi-ta phím lõm từ chỗ là nhạc cụ bổ sung ban đầu nay đã trở thành nhạc cụ trụ cột không thể thay thế của dàn nhạc tài tử và cải lương.
2. Xuất xứ
– Văn bản được in trong Sân khấu cải lương ở Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp – NXB Văn hóa Sài Gòn, năm 2007, trang 58-59, theo Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đỗ Hương
3. Giá trị nội dung của Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
– Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về đàn ghi ta phím lõm lịch sử ra đời, quá trình du nhập và Việt Nam, âm điệu với nhiều sắc thái
– Văn bản cho thấy tầm quan trọng của đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc và sự đón nhận của dàn nhạc cải lương đối với đàn ghi-ta phím lõm
4. Giá trị nghệ thuật của Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
– Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc
– Văn phong dễ hiểu, minh bạch, cung cấp thông tin một cách khách quan
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Huyện Trìa xử án
Tác giả – tác phẩm: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Tác giả – tác phẩm: Xã trường – Mẹ Đốp
Tác giả – tác phẩm: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Tác giả – tác phẩm: Chiếc lá đầu tiên