Tác giả tác phẩm: Cảm xúc mùa thu – Bài 1 (Đỗ Phủ)- Ngữ văn 10
I. Tác giả Đỗ Phủ
1. Tiểu sử
– Đỗ Phủ (712 – 770), quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời.
– Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật
2. Sự nghiệp văn học
– Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới.
– Thơ Đỗ Phủ hiện còn khoảng 1500 bài
– Nội dung thơ: đó là những bức tranh hiện thực sinh động và chân xác đến mức được gọi là “thi sử” ( lịch sử bằng thơ); đó cũng là niềm đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.
– Giọng thơ Đỗ Phủ trầm uất, nghẹn ngào.
– Ông sành tất cả các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể luật thi.
– Với nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt, Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là “Thi thánh”.
II. Tác phẩm Cảm xúc mùa thu – Bài 1 (Đỗ Phủ)
1. Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Bài thơ là bài số một trong chùm “Thu hứng” (gồm 8 bài) – sáng tác vào năm 766 khi Đỗ Phủ đang ngụ cư tại Quỳ Châu trong cảnh già, sức yếu, bệnh tật.
3. Phương thức biểu đạt: Miêu tả + Biểu cảm
4. Nội dung chính tác phẩm Cảm xúc mùa thu – Bài 1 (Đỗ Phủ)
Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.
5. Bố cục tác phẩm Cảm xúc mùa thu – Bài 1 (Đỗ Phủ)
– Cách chia 1:
+ Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu
+ Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu
+ Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê
+ Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ
– Cách chia 2:
+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ
+ Phần 2 (4 câu thơ cuối): Tình thu
6. Giá trị nội dung tác phẩm Cảm xúc mùa thu – Bài 1 (Đỗ Phủ)
– Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cảm xúc mùa thu – Bài 1 (Đỗ Phủ)
– Tứ thơ trầm lắng, u uất
– Lời thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện
– Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình
– Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cảm xúc mùa thu – Bài 1 (Đỗ Phủ)
1. Bốn câu thơ đầu: Cảnh thu
* Hai câu đề:
– Hình ảnh thơ cổ điển, là những hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu ở Trung Quốc: “ngọc lộ”, “phong thụ lâm”
+ Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.
+ Phong thụ lâm: hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu
– “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.
– “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm
→ Bức tranh thu ở vùng rừng núi lạnh lẽo, xơ xác, tiêu điều, hiu hắt.
* Hai câu thực
– Hướng nhìn của bức tranh của nhà thơ di chuyển từ vùng rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng.
– Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:
+ Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất
+ Chiều sâu: sâu thẳm
+ Chiều xa: cửa ải
→ Không gian hoành tráng, mĩ lệ
⇒ Bốn câu thơ vẽ nên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, hoành tráng, dữ dội.
⇒ Tâm trạng buồn lo và sự bất an của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều, âm u
2. Bốn câu còn lại: Tình thu
* Hai câu luận
– Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:
+ Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu
+ Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
→ Dù hiểu theo cách nào thì cũng giúp chúng ta thấy được tâm sự buồn của tác giả
+ “Cô phàm”: là phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”, đồng thời gợi thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.
– Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hàm súc, cô đọng:
+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
+ “ Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê
– Tác giả đã đồng nhất giữ tình và cảnh trong hai câu thơ
→ Hai câu thơ diễn tả nỗi lòng da diết, dồn nén nỗi nhớ quê hương của tác giả.
* Hai câu kết
– Hình ảnh:
+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét
+ Giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông
– Âm thanh: tiếng chày đập vải
→ Âm thanh báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê
⇒ Bốn câu thơ diễn tả nỗi buồn của người xa quê, ngậm ngùi, mong ngóng ngày trở về quê hương.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Ra – ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)
Tác giả – tác phẩm: Cảm xúc mùa thu – Bài 1 (Đỗ Phủ)
Tác giả – tác phẩm: Tự tình – Bài 2 (Hồ Xuân Hương)
Tác giả – tác phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
Tác giả – tác phẩm: Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nhan)