Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Bài giảng: Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Kết nối tri thức
Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Mẫu 1
Người phụ nữ Phăng Tin bị Gia-ve bắt giam cầm, nhờ có Ma-đơ-le cứu giúp đưa vào bệnh xá để chữa trị. Trong lúc cứu giúp Phăng-Tin, Ma- đơ- le đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định ra tòa tự thú để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Chính vì lẽ đó, Ma-đơ-le đến bệnh xá để từ giã Phăng-Tin lần cuối. Không may, Gia- ve theo dõi và đi đến bệnh xá nơi Phăng-tin nằm và canh chừng Ma-đơ-le. Thấy Gia-ve xuất hiện, Phăng-tin cứ nghĩ rằng hắn đến bắt chị nên đã rất sợ hãi. Ma-đơ-le đã cầu xin Gia-ven cho mình thời gian để tìm ra con gái của Phăng-tin nhưng chẳng những hắn không đồng ý mà còn buông lời nhục mạ cay nghiệt. Nghe thấy những lời lẽ nhục mạ thô tục ấy, Phăng-tin vốn đang bệnh nặng đã tắt thở ngay tại giường. Ma-Đơ-le bất ngờ trước cái chết đột ngột ấy, chàng cạy tay Gia-ve ở cổ áo mình và đi đến bên giường sắt, lăm lăm cầm một thanh giường cũ kỹ trên tay. Gia- ven thấy vậy vô cùng sợ hãi, lùi lại phía sau, hắn muốn đi gọi lính đến giúp nhưng lại sợ chàng chạy thoát nên chẳng biết làm gì hơn. Ma- Đơ-le từ từ tiến đến gần gã Gia-ven và nói: “giờ thì tôi thuộc về anh”.
Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Mẫu 2
Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng Van-giăng chị mới thoát nạn rồi được đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, Giăng Van-giăng lại quyết định ra tòa tự thú vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Đoạn trích kể lại tình huống tên Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin ở bệnh xá. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin nghĩ hắn đến bắt mình nên vô cùng sợ hãi. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin nên Giăng Van-giăng hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng Van-giăng là một tên tù khổ sai vượt ngục, hắn sẽ bắt ông. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. Giăng Van-giăng đến chỗ Phăng- tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói “giờ thì tôi thuộc về anh”.
Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Mẫu 3
Gia-ve bắt giam Phăng-tin. Giăng Van-giăng cứu giúp Phăng-tin đưa vào bệnh xá. Sau đó ông ra tòa tự thú thân phận thật của mình để cứu giúp một nạn nhân bị Gia-ve bắt và đổ oan. Giăng Van-giăng đến bệnh xá để từ giã Phăng-tin lần cuối. Nhưng Gia-ve đã theo dõi Giăng Van-giăng đến tận bệnh xá và tố cáo thân phận thật sự của Giăng Van-giăng, còn buông lời nhục mạ Phăng-tin. Phăng-tin tuyệt vọng đã tắt thở ngay trên giường bệnh. Bất ngờ trước sự ra đi đột ngột của Phăng-tin, Giăng Van-giăng cầm lăm lăm thanh giường trong tay nhìn Gia-ve khiến hắn sợ hãi. Giăng Van-giăng nói những lời cuối cùng với Phăng-tin và tiến lại gần Gia-ve nói: “Giờ thì tôi thuộc về anh”.
Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Mẫu 4
Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn. Đoạn trích kể lại tình huống Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin lúc nàng đang hấp hối. Ban đầu, Giăng Van-giăng chưa mất hẳn uy quyền của một ông thị trưởng. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng–tin ông phải hạ mình trước Gia-ve. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng van-Giăng chỉ là một tên tù khổ sai vượt ngục và hắn sẽ bắt ông. Phăng-tin tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn ác của Gia-ve, Giăng van-giăng khôi phục uy quyền khiến hắn phải run sợ và làm những nghĩa vụ cuối cùng đối với Phăng-tin.
Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Mẫu 5
Phăng tin bị Gia-ve bắt, nhưng nhờ có Giăng Van-giăng – lúc này vẫn là thị trưởng Man-đơ-len cứu, chị thoát nạn và được đưa vào bệnh xá. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng đã quyết định tự thú. Bởi vậy, ông đã đến từ giã Phăng-tin trong khi chị chưa biết gì về sự thật này. Giăng Van-giăng phải hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng hắn không cho ông cơ hội. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến hắn phải run sợ. Ông đến gặp Phăng-tin lần cuối rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói “Giờ thì tôi thuộc về anh”.
Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Mẫu 6
Đoạn trích nói về cảnh khốn khổ của người nô lệ và sự đứng lên của tầng lớp cộng sản giành lại quyền lực từ tay dân quyền áp bức. Những ý tưởng một phần nào có thể nói lên và tóm tắt bằng lời tựa của Victor Hugo – nhà tác phẩm kinh điển trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền: “Khi pháp luật cũng như phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục nằm sâu trong ở giữa xã hội văn minh vô hình chung đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại quy tụ lại tại một nơi cũng là sự tha hoá của đàn ông bắt động thể hiện rõ vì bán sức lao động cũng như sự sa đọa của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn mà vẫn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở. Những năm tháng bom mìn và lầm than bắt đầu cho sự hình thành, không ít những sinh viên bắt đầu dựng chiến lũy trên những con phố hẹp ở Paris. Javert đã chà trộn vào hàng ngũ sinh viên để làm mật thám và nhằm tìm cách cứu sống và đòi lại quyền tự do cho Đảng dân chủ nhưng đen đủi thay bị Gavroche phát hiện và Enjolras (Ăng-giô-rát) đã bắt giữ vào các nhà ngục giam. Những ý tưởng một phần nào có thể nói lên và tóm tắt bằng lời tựa của Victor Hugo – nhà tác phẩm kinh điển trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền: “Khi pháp luật cũng như phong hoá còn đầy đọa con người, còn dựng nên những địa ngục nằm sâu trong ở giữa xã hội văn minh vô hình chung đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh.
Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Mẫu 7
Tác phẩm được ví như là bức tranh rộng lớn về cuộc sống của những người lao động nghèo khổ ở Pháp trong thời thế của thế kỷ XIX. Dưới ngòi bút của tài hoa của người chuyên viết về các vấn đề xã hội, những con người bị xã hội đã bị vùi dập hiện ra với nhiều vẻ đẹp về tâm hồn và hình thức. Ông sử dụng phương pháp tương phản quen thuộc trong phong cách của mình và của chủ nghĩa lãng mạn để làm nổi bật những phẩm chất của họ.
Có thể nói Những người khốn khổ là bản anh hùng ca ca ngợi nhân dân, là bản cáo trạng đanh thép lên án xã hội tư sản bất công, vô nhân đạo với cả một mạng lưới luật pháp, tòa án, nhà tù, quân lính, cảnh sát, những kẻ giàu sang, những tên lưu manh…Chính xã hội tư bản ấy là mầm mống cũng như là nguyên nhân gây ra bao cảnh tại hại nặng nền và đau khổ trong nhân dân…Tác phẩm đã vô hình chung nêu rõ tình thương yêu chân chính chỉ có ở những con người nghèo khổ.
Victo Huygô băn khoăn tìm biện pháp để đem lại hạnh phúc cho những người khốn khổ. Tác phẩm bộc lộ hạn chế của nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, kêu gọi tất cả những con người giàu giúp đỡ người nghèo và chủ trương dùng tình thương yêu của để cải tạo con người. Ông mở rộng tình thương yêu ra cả kẻ thù của nhân dân bằng óc sáng tác của mình, không kể phân biệt là ta, địch.
Tuy nhiên, trong tác phẩm trên, tác giả Victo Huygô cũng đã phần nào nhận thức được những tư tưởng vô hình chung mang nặng tính chất ảo tưởng của mình. Ông nhận thấy rằng việc thể hiện rõ sự rạn nứt trong tư tưởng nhân văn bất bạo động và đã nhìn thấy một hướng giải quyết khác là vùng lên làm cách mạng tiêu diệt trật tự xã hội cũ. Tuy nhiên sự chuyển biến trong tư tưởng chưa thật dứt khoát.
Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Mẫu 8
Tác phẩm “Những người khốn khổ” là bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác của Huy-gô.
Tác phẩm được chia thành năm phần thì đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất, phản ánh sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa cường quyền và nạn nhân. Qua đó, tác giả phê phán lên án cường quyền và khơi dậy mối đồng cảm, xót thương đối với những người khốn khổ.
Huy- gô tập trung thể hiện tư tưởng của mình thông qua Giăng Van-giăng – nhân vật chính của tác phẩm, một người coi tình thương và lòng nhân đạo là tất cả được thể hiện qua câu nói của ông khi nói với Ma-ri-uýt và Cô-dét: “Trên đời chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”. Đoạn trích có thể chia thành ba phần: Phần một ( Từ đầu đến “chị rùng mình”), đoạn này muốn nói đến Ma-đơ-len tức Giăng Van-giăng chưa mất hẳn uy quyền của một ông thị trưởng.
Đoạn 2 (Tiếp theo đến “Phăng-tin đã tắt thở”), ý chính của đoạn này là thị trưởng Ma-đơ-len đã mất hết uy quyền của mình trước tên thanh tra mật thám Gia-ve. Đoạn cuối cùng là phần còn lại, ý của đoạn này là thị trưởng Ma-đơ-len đã khôi phục được uy quyền của mình.
Qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” Huy-gô muốn gửi gắm những tình cảm cao đẹp và tư tưởng tiến bộ của ông. Với một câu chuyện đầy kịch tính với nhiều hình tượng tương phản, ông muốn mang đến cho người đọc một thông điệp: “Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai”.
Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Mẫu 9
Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai, và Ma – đơ – len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn…
Tóm tắt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền – Mẫu 10
Người cầm quyền khôi phục uy quyền kể lại trường hợp thanh tra công an Gia ve – một hung quỷ ác sát so với quốc tế tội phạm dẫn lính đến bắn Giăng Van giăng khi ông đang tận mắt chứng kiến cảnh cô thợ khâu Phăng tin hấp hối.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Vích-to Huy-gô (1802-1885), là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch của nước Pháp thế kỉ XIX.
– Thời thơ ấu ông chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm, là người thông minh, tài năng.
– Sự nghiệp:
+ Ông là một người có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.
+ Đóng góp: ông sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một số tác phẩm tiêu biểu là Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874),…
– Năm 1985, vào dịp 100 năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm Huy-gô – Danh nhân văn hóa của nhân loại.
2. Tác phẩm
Thể loại: Tiểu thuyết
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất của bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.
Bố cục văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền: 3 phần.
– Phần 1: (Từ đầu đến “chị rùng mình”): Giăng Van-giăng chưa mất hết uy quyền (của một ông thị trưởng).
– Phần 2: (Tiếp theo đến “Phăng-tin đã tắt thở”): Giăng Van-giăng đã mất hết uy quyền trước thanh tra mật thám Gia-ve.
– Phần 3: (Còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền của mình.
Giá trị nội dung văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền
– Ca ngợi lẽ sống, tình thương “trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.
– Phê phán giai cấp tư sản vì lợi ích của mình mà chà đạp lên người dân lương thiện.
Giá trị nghệ thuật văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền
– Kịch tính:
+ Xây dựng trên những tương phản, đối lập.
+ Thủ pháp hãm chậm, gây bất ngờ.
– Đậm chất lãng mạn:
+ Thủ phá tương phản, phóng đại, so sánh, ẩn dụ, bình luận ngoại đề.
+ Lý tưởng nhân văn: sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người, cải tạo xã hội.