Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Nghệ thuật truyền thống của người Việt
Bài giảng: Nghệ thuật truyền thống của người Việt – Kết nối tri thức
Tóm tắt bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt – Mẫu 1
Văn bản đưa ra những thông tin về các ngành nghệ thuật truyền thống ở Việt Nam với các đặc điểm và biểu hiện cụ thể, từ đó khái quát được cả đời sống tinh thần, “tâm tính nhân dân” của người Việt thể hiện trong các công trình nghệ thuật.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Nguyễn Văn Huyên sinh ngày 16 tháng 11 năm 1905 tại Hà Nội, nguyên quán tại xã Kim Chung, huyện Đan Phượng (cũ), phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội).
– Năm 18 tuổi, ông và người em trai là Nguyễn Văn Hưởng được gia đình cho đi Pháp du học. Ông học tú tài toàn phần rồi Cử nhân Văn khoa năm 1929, Cử nhân Luật năm 1931 tại Đại học Sorbonne
– Năm 1935 ông trở về nước, khước từ làm quan, dạy học tại Trường Bưởi (trường Bảo hộ), Ban Tú tài bản xứ.
– Ông để lại một số công trình, bài nghiên cứu về văn hoá và giáo dục, trong đó đáng chú ý là:
+ Sự thờ phụng thần thánh ở nước Nam (1944).
+ Văn minh nước Nam (1944).
+ Toàn tập Nguyễn Văn Huyên (2000).
+ Những bài nói và viết về giáo dục (1990) (Số in 56 – Số XB 234 – NCKT)
2. Tác phẩm
Thể loại: Chuyên khảo
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ phần 3, chương 12 của cuốn sách Văn minh Việt Nam, nguyên có nhan đề là Nghệ thuật.
Bố cục văn bản
– Đoạn 1: Từ đầu đến “trở thành độc đáo”: Thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt.
– Đoạn 2: Tiếp theo đến “thẩm mĩ tuyệt vời”: Đặc trưng của kiến trúc Việt.
– Đoạn 3: Còn lại: ”: Những điểm đáng chú ý của nền điêu khắc Việt.
Giá trị nội dung văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt
– Ca ngợi những ngành nghệ thuật truyền thống của dân tộc
Giá trị nghệ thuật văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt
– Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận: làm cho đối tượng được nhắc đến trở nên sinh động, cụ thể; khiến cho văn bản có sức thuyết phục với người đọc.