Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Câu cá mùa thu
Bài giảng: Câu cá mùa thu – Cánh diều
Tóm tắt bài Câu cá mùa thu – Mẫu 1
Bài thơ hiện lên vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của nhà thơ.
Tóm tắt bài Câu cá mùa thu – Mẫu 2
Bài thơ được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến ở ẩn tại quê nhà. Mùa thu câu cá với hình ảnh của làng quê Bắc Bộ khi tiết trời vào thu với cái se lạnh của gió, sự tình lặng của cảnh vật. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè. Phản ánh cuộc sống của những con người cực khổ, thuần hậu, chất phác.
Tóm tắt bài Câu cá mùa thu – Mẫu 3
Bài thơ hiện lên cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, ẩn đằng sau là tình yêu thiên nhiên, đất nước; tâm trạng thời thế nghĩ cho dân cho nước của Nguyễn Khuyến.
Tóm tắt bài Câu cá mùa thu – Mẫu 4
Bức tranh mùa thu hiện lên với hình ảnh ao thu, thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, trời xanh, ngõ trúc đó là cảnh sắc mùa thu đặc trưng ở đồng bằng Bắc Bộ. Bức tranh còn ẩn hiện người đi câu lặng lẽ buông cần nhưng nặng ưu tư.
Tóm tắt bài Câu cá mùa thu – Mẫu 5
Bức tranh mùa thu hiện lên với hình ảnh ao thu, thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, trời xanh, ngõ trúc đó là cảnh sắc mùa thu đặc trưng ở đồng bằng Bắc Bộ. Những hình ảnh tạo nên bức tranh mùa thu hài hòa màu sắc, mọi sự chuyển động đều nhẹ nhàng tạo nên sự yên bình. Bức tranh còn ẩn hiện người đi câu lặng lẽ buông cần nhưng nặng ưu tư thời thế. Tuy đi câu nhưng tâm không để ở việc câu cá.
Tóm tắt bài Câu cá mùa thu – Mẫu 6
Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời nó cũng cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước cùng tâm trạng thời thế của nhà thơ.
Tóm tắt bài Câu cá mùa thu – Mẫu 7
Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ của Nguyễn Khuyến. Vẻ đẹp của cảnh thu trong bài thơ là vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ cũng đồng thời thể hiện tâm trạng ưu thời mẫn thế, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Tiểu sử
– Nguyễn Khuyến (1835-1909) lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội – làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
– Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.
– Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.
Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
– Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.
b. Tầm ảnh hưởng của tác giả
– Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.
2. Tác phẩm
Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.
– Được viết trong thời gian khi Nguyễn Khuyến về ở ẩn tại quê nhà.
Phương thức biểu đạt: Tự sự +Biểu cảm
Bố cục tác phẩm Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
– Cách chia 1:
+ Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu
+ Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu
+ Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê
+ Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ
– Cách chia 2:
+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ
+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thu
Giá trị nội dung tác phẩm Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
– Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
– Cách gieo vần đặc biệt: Vần “eo” (tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách thần tình, độc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
– Lấy động tả tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương Đông.
– Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.