Soạn bài Sự sống và cái chết hay nhất
Video bài giảng Sự sống và cái chết – Chân trời sáng tạo
Tóm tắt
Văn bản bàn luận về sự sống và cái chết của các sinh vật trên Trái Đất. Trên Trái Đất có hàng ngàn, hàng vạn loài sinh vật, chúng đa dạng và phong phú gồm các loài sinh vật và các vật vô sinh. Mọi vật đều xuất hiện từ rất lâu và chúng luôn phải đấu tranh để sinh tồn, các loài sinh vật phải đấu tranh sống để tránh sự tuyệt chủng còn các vật vô sinh là các hạt, ccs nguyên tử thì không cần phải đấu tranh sinh tồn. Mọi vật trên Trái Đất có lịch sử hình thành lâu đời, chúng sống ở cái ranh giới giữa sự sống và cái chết, luôn đấu tranh sinh tồn để bảo vệ bản thân.
Trước khi đọc
Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì đã khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò?
Trả lời:
Học sinh tự nêu những vấn đề mình thắc mắc khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất.
Gợi ý: có thể là những vấn đề liên quan đến sự xuất hiện của sự sống, sự hình thành các sinh vật trong tự nhiên,…
Trong khi đọc
Câu 1 trang 75 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết qua nhan đề và đoạn 1.
Trả lời:
Nội dung cụ thể được triển khai trong bài viết là về sự sống trên Trái Đất, sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất.
Câu 2 trang 75 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến “du hành” ngược thời gian có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Ý nghĩa của chuyến “du hành” ngược thời gian là giúp người đọc hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành sự sống, sự đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất của hàng trăm triệu năm về trước.
Câu 3 trang 76 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Chú ý các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.
Trả lời:
– Các thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong đoạn (3), (4) là “bọ ba thùy”, “cuối kỉ Péc-mi”, “tuyệt chủng”, “ổ sinh thái”, “các loài tiến hóa”,…
– Tác dụng của các thuật ngữ chuyên ngành sinh học nhằm giúp cho bài viết có dẫn chứng thuyết phục hơn, cụ thể hơn và người đọc có thể thấy được sự rõ hơn nội dung vấn đề.
Câu 4 trang 76 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là:
– Các sinh vật có sự sống, chúng phải đấu tranh để sinh tồn, để không bị đào thải, bị chết hay dẫn đến việc bị tuyệt chủng.
– Các vật vô sinh là vật không có sự sống, là các hạt, các nguyên tử; chúng không cần phải đấu tranh để sinh tồn.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 77 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả?
Trả lời:
– Đề tài của văn bản là viết về sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất, lịch sử hình thành và sự đa dạng của các loài sinh vật.
– Góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả là tiếp cận từ nguồn gốc, sự hình thành của tự nhiên, từ việc khám phá vẻ đẹp đa dạng của sự sống, của các loài sinh vật trên Trái Đất.
Câu 2 trang 77 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.
Trả lời:
Những thông tin chính trong văn bản là:
– Sự xuất hiện của sự sống trên Trái Đất theo chiều dọc và chiều ngang.
– Sự đa dạng sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước.
– Sự tiến hóa và tuyệt chủng của các loài động, thực vật trên Trái Đất.
– Sự khác nhau của các loài sinh vật và các vật vô sinh.
Câu 3 trang 77 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
Trả lời:
Sơ đồ mô tả quá trình phát triển sự sống trên Trái Đất:
Câu 4 trang 77 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết”.
Trả lời:
– Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa” là mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Các loài sinh vật để có thể sống thì cần phải đấu tranh sinh tồn, để sinh tồn thì cần phải có sự tiến hóa, nâng cấp bản thân để tăng cường sức mạnh, để có thể đánh bại kẻ thù, để không bị chết và tuyệt chủng.
– Mối quan hệ giữa “sự sống” và “cái chết” là mối liên hệ mật thiết, luôn đi liền với nhau. Sinh vật để không phải chết thì cần phải cố gắng giữ gìn sự sống của mình, sống và chết chỉ cách nhau bởi một tầng giấy mỏng manh, không chắc chắn.
=> Mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hóa”, giữa “sự sống” và “cái chết” là quan hệ gắn bó, không thể tách rời nhau, chúng luôn đi với nhau.
Câu 5 trang 77 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.
Trả lời:
– Những thông điệp nhận được từ văn bản là thông điệp về việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất, bảo vệ các loài động – thực vật quý hiếm khỏi sự tuyệt chủng.
– Những thông điệp rút ra từ văn bản đều có liên quan đến các vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hiện nay, trong môi trường tự nhiên; các loài động – thực vật quý hiếm đáng trên đà tuyệt chủng do tác động của con người.
Câu 6 trang 77 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?
Trả lời:
– Những đặc trưng của văn bản thông tin đã được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong văn bản đó. Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề, đã đảm bảo tính chính xác, có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê, …
– Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản. Các yếu tố này giúp văn bản có tính chính xác, khách quan hơn, dễ hiểu hơn và tăng hiệu quả tác động với người đọc.
Câu 7 trang 77 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Có thể đổi nhan đề văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Vì sao?
Trả lời:
– Có thể đổi nhan đề văn bản Sự sống và cái chết thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
– Lí do khiến tác giả chọn một nhan đề cô đọng và mang hàm nghĩa lớn hơn là Sự sống và cái chết là vì nhan đề này ngắn gọn và nó cũng bao hàm ý nghĩa, vấn đề và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Câu 8 trang 77 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Đề bài: Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?
Trả lời:
Tác động của vấn đề tác giả đặt ra đến nhận thức của bản thân tôi về cuộc sống là nhận thức được bản thân cần phải trân trọng sự sống, biết bảo vệ sự sống của mọi vật quanh ta và mọi vật trên Trái Đất.
Kết nối đọc – viết
Câu hỏi trang 77 SGK Ngữ văn 10 tập 2: Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ)
Trả lời:
Trên Trái Đất có rất nhiều loài động vật, chúng rất đa dạng và phong phú cả về số lượng lẫn các loài, có các loài bò sát, loài côn trùng sống trên đất liền hay các loài động vật dưới nước, loài lưỡng cư,… Rắn là một loài động vật bò sát ăn thịt, sống trong rừng rậm; phần lớn các loài rắn không có nọc độc, còn những loài nào có nọc độc thì chủ yếu sử dụng nó vào việc giết chết hay khuất phục con mồi thay vì để phòng vệ, có một số loại rắn độc có thể gây chết người. Rắn là động vật có thân hình tròn dài (hình trụ) và có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể. Nguồn gốc của rắn vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết. Có hai giả thuyết chính cạnh tranh lẫn nhau về nguồn gốc của rắn: Giả thuyết thằn lằn đào bới và giả thuyết thương long thủy sinh. Các loài rắn còn sinh tồn đã được tìm thấy trên gần như mọi châu lục (ngoại trừ châu Nam Cực), trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn — các ngoại lệ bao gồm một số đảo lớn như Ireland và New Zealand, và nhiều đảo nhỏ trong Đại Tây Dương và Trung Thái Bình Dương. Kích thước của chúng biến động từ nhỏ, như rắn chỉ (Leptotyphlops carlae) chỉ dài khoảng 10 cm (4 inch), cho tới lớn như trăn gấm (Python reticulatus) dài tới 8,7 m (29 ft). Sự lột xác (hay lột da) ở rắn phục vụ cho một loạt các chức năng và nó diễn ra suốt cuộc đời. Trước hết lớp da ngoài cũ kỹ và đã bị mòn được thay thế; thứ hai, nó giúp loại bỏ các động vật ký sinh như ve hay bét. Những con rắn già chỉ lột da 1 tới 2 lần mỗi năm, nhưng những con rắn non còn đang lớn thì có thể lột da tới 4 lần mỗi năm. Trên Trái Đất, rắn là một loài động vật không hiếm thấy và rất đa dạng, nó xuất hiện chủ yếu ở rừng rậm nên ít người đã từng tận mắt nhìn thấy rắn. Hình dạng cũng như các tập tính và đặc trưng của rắn đều rất thú vị và đáng để tìm hiểu.
Nội dung chính Sự sống và cái chết
Văn bản bàn luận về sự sống và cái chết của các sinh vật trên Trái Đất. |
Xem thêm các bài giải Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 68, 69 tập 2
Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt
Soạn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 89 tập 2