Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 4: Văn bản thông tin
I. Bài tập đọc hiểu
-
Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng)
-
Câu 1 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Những ý nào nêu đúng điều cần chú ý khi đọc hiểu văn bản thông tin tổng hợp?
A. Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản (ví dụ: nhan đề / tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích,…)
B. Xác định và vận dụng được tiểu sử và sự nghiệp văn học nghệ thuật của tác giả bài viết
C. Phát hiện mô hình cấu trúc của văn bản (ví dụ: nguyên nhân – kết quả; trật tự thời gian; phân loại, vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc; các bước trong quy trình; …)
D. Tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống
E. Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ; sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc
G. Trong quá trình đọc hiểu, cần kết nối với hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống cá nhân và các hoạt động tra cứu khác để hỗ trợ việc tìm hiểu và vận dụng thông tin từ văn bản
Trả lời:
Chọn đáp án: A, C, D, E, G.
Câu 2 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Phương án nào thể hiện đúng nhất thông tin mà bài viết muốn chuyển tải về văn hoá dân gian Hà Nội?
A. Văn hoá dân gian Hà Nội là sự hoà kết giữa văn hoá dân gian các khu vực xung quanh với nền tảng văn hoá sẵn có của Hà Nội
B. Văn hoá dân gian Hà Nội thực chất chỉ là văn hoá dân gian của các khu vực Đông, Nam, Đoài, Bắc quanh Thủ đô Hà Nội
C. Văn hoá dân gian Hà Nội bao gồm ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rồi, truyện cổ tích ở khắp mọi miền đất nước
D. Văn hoá dân gian Hà Nội chỉ gồm trữ lượng folklore (dân gian) của vùng non nước Hồ Tây – Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Văn hoá dân gian Hà Nội là sự hoà kết giữa văn hoá dân gian các khu vực xung quanh với nền tảng văn hoá sẵn có của Hà Nội
Câu 3 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Văn hoá dân gian đã chuyển dồn về Hà Nội bằng cách thức nào?
A. Các anh hùng dân tộc (Hai Bà Trưng, Bố Cái (Phùng Hưng), Mai Hắc Đế) đã đưa việc thờ cúng về Thủ đô
B. Nhà nước Lý – Trần – Lê đã huỷ các lễ hội tại Thủ đô, thay vào đó là các lễ hội như đua thuyền, đấu vật,…
C. Nhân dân đã mang theo tín ngưỡng thờ cúng cùng các lễ hội dân gian của quê hương mình về Hà Nội
D. Nhà nước nâng một số sinh hoạt văn hoá dân gian thành quốc lễ rồi chuyển về Thăng Long, Hà Nội
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Nhân dân đã mang theo tín ngưỡng thờ cúng cùng các lễ hội dân gian của quê hương mình về Hà Nội
Câu 4 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Những danh nhân được nêu ở cuối bài viết (Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản, Chu An, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Chiêu Hồ, Bà Huyện Thanh Quan) nhằm làm rõ cho thông tin nào?
A. Hà Nội có nhiều danh nhân văn hoá lớn
B. Hà Nội là địa linh, nơi nhân tài tụ hội
C. Hà Nội có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn, tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam
D. Hà Nội vừa anh hùng, vừa hào hoa, rất tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam
Trả lời:
Chọn đáp án: D. Hà Nội vừa anh hùng, vừa hào hoa, rất tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam
Câu 5 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Phương án nào thể hiện đúng và đầy đủ những yếu tố góp phần hình thành nên người Hà Nội sành ăn, sành mặc, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc?
(1) Hà Nội là mảnh đất tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài
(2) Toàn bộ trữ lượng văn hoá dân gian được chuyển dồn về trung tâm Hà Nội
(3) Người Hà Nội lao động giỏi, có nhu cầu lựa chọn, có điều kiện thoả mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ”
(4) Thăng Long – Hà Nội có truyền thống hiếu học, có điều kiện giao lưu văn hoá xã hội, nhiều lượng thông tin
(5) Người Hà Nội mẫn cảm về chính trị – tình cảm
A. (1) – (2) – (3)
B. (1) – (3) – (4)
C. (2) – (3) – (4)
D. (2) – (4) – (5)
Trả lời:
Chọn đáp án: B. (1) – (3) – (4)
Câu 6 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 3, SGK) Trong từng phần, thông tin chính của văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện nào?
Trả lời:
– Nội dung từng phần:
+ Hà Nội cùng những nét văn hóa đặc biệt
+ Con người Hà Nội với nếp sống thanh lịch, có năng lực.
Câu 7 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 4, SGK) Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hoá Thăng Long – Hà Nội”, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy (ví dụ: thông tin địa lí – “Hà Nội […] là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam”).
Trả lời:
– Thông tin địa lí: vị trí địa lí của Hà Nội, những sông hồ, núi, …
– Thông tin văn học: trữ lượng dân gian phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca…trích dẫn các câu ca dao, ngạn ngữ…
– Thông tin về văn hóa: các lễ hội dân gian, tôn giáo…
Câu 8 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 5, SGK) Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận,…)? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết.
Trả lời:
– Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với phương thức nghị luận.
– Với mỗi đề mục, tác giả thường nêu ra chủ đề chính tương ứng với luận điểm, các câu văn sau tập trung làm sáng tỏ điều đó.
-
Lễ hội đền Hùng
-
Câu 1 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Mục đích của văn bản Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng – 2019 là:
A. Truyền tải thông điệp của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về Đền Hùng.
B. Truyền tải thông điệp của Ban Tổ chức về lễ hội đền Tam Giang.
C. Truyền tải các thông tin cần thiết dành cho mọi người dân khi tham gia lễ hội Đền Hùng năm 2019.
D. Truyền tải các thông tin về chương trình khai hội Đền Hùng với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo.
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Truyền tải các thông tin cần thiết dành cho mọi người dân khi tham gia lễ hội Đền Hùng năm 2019.
Câu 2 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Theo em, vì sao người soạn văn bản lại đưa ra nội dung “5 không”?
A. Vì người soạn văn bản muốn đa dạng hoá thông tin về lễ hội Đền Hùng 2019
B. Vì Ban Tổ chức muốn đưa vào thêm nội dung mới cho lễ hội Đền Hùng 2019
C. Vì lễ hội Đền Hùng chưa xảy ra những biểu hiện phản cảm, cần có biện pháp phòng chống trước
D. Vì cần phải tuyên truyền để lễ hội Đền Hùng không xảy ra những biểu hiện phản cảm, tiêu cực.
Trả lời:
Chọn đáp án: B. Vì Ban Tổ chức muốn đưa vào thêm nội dung mới cho lễ hội Đền Hùng 2019
Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Văn bản Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 là văn bản đa phương thức.
A. Đúng
B. Sai
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Đúng
Câu 4 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 3, SGK) Hãy nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh và sơ đồ) trong việc thể hiện thông tin chính của hai văn bản.
Trả lời:
– Bên cạnh yếu tố ngôn ngữ, văn bản trên còn sử dụng những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như tranh ảnh, sơ đồ, infographic.
– Tác dụng:
Biến những thông tin phức tạp trở nên đơn giản, trực quan, gần gũi với đời sống và dễ hình dung.
+ Thể hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, trực quan. Bằng các kí hiệu, hình tượng, giúp người đọc khai thác nội dung cần thiết một cách nhanh chóng và dễ nhớ.
+ Tổ chức thông tin theo một trình tự logic hợp lí, liên kết các phần.
Câu 5 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 4, SGK) Quan điểm, thái độ của người đưa tin được thể hiện như thế nào ở hai văn bản trên? Chi tiết nào giúp em nhận ra điều đó?
Trả lời:
– Văn bản trên cho thấy quan điểm, thái độ của người đưa tin: Nghiêm túc, lập trường thẳng thắn, trực tiếp, rõ ràng.
– Chi tiết giúp em suy luận điều đó: Mục lễ hội “5 không”, người viết nghiêm túc đề ra 5 điều không nên xảy ra trong quá trình tổ chức lễ hội, đặt chúng ở chính giữa văn bản giúp người đọc dễ dàng nắm được và thực hiện theo.
Câu 6 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, ưu điểm và hạn chế của mỗi dạng bản tin trên là gì? Vì sao?
Trả lời:
* Bản tin dưới dạng ngôn ngữ:
– Ưu điểm:
+ Thông tin cụ thể, chi tiết
+ Dễ dàng nắm bắt, có thể đọc, truyền đạt nhanh
– Nhược điểm:
+ Khó tiếp cận đến nhiều đối tượng
+ Lượng thông tin dài và nhiều dễ gây rối mắt
+ Không có sự sáng tạo, mới mẻ
* Bản tin dưới dạng hình ảnh, sơ đồ (infographic):
– Ưu điểm:
+ Ngắn gọn, dễ tiếp cận đến nhiều đối tượng
+ Nhiều hình ảnh, sơ đồ minh họa sinh động
+ Nhiều thông tin được sắp xếp hợp lí, mạch lạc
– Nhược điểm:
+ Thông tin chỉ mang tính khái quát, không đầy đủ, chi tiết
+ Đôi khi dễ gây hiểu nhầm, khó hiểu
Câu 7 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Hãy thiết kế một bản đồ hoạ thông tin (infographic) về lễ hội Đền Hùng.
Trả lời:
Tham khảo:
Câu 8 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Hãy viết một bản tin về một lễ hội mà em yêu thích.
Trả lời:
“Hùng tráng khai hội Gò Đống Đa 2020
Sáng mông 5 tết Nguyên đán (tức ngày 29-01-2020), di tích Gò Đông Đa (quận Đông Đa, Hà Nội) đã long trọng tô chức Lễ Kỉ niệm 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đông Đa (1789 – 2019) để tưởng nhớ tới công lao vang dội của Hoàng đế Quang Trung cùng tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và những người con đất Việt đã anh dũng chiến đấu, hi sinh chống giặc ngoại xâm.
Chiến thắng Ngọc Hồi – Đồng Đa năm 1789 đã đi vào lịch sử dân tộc, ghi dấu công tích vang dội của Hoàng đế Quang Trung cùng tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và những người con đất Việt đã anh dũng chiến đấu, hi sinh chống giặc ngoại xâm, giải phóng kinh thành Thăng Long xưa, góp phần làm nên Hà Nội nghìn năm văn hiến, thành phố vì hoà bình ngày nay.
Hằng năm, cứ vào ngày mồng 5 Tết, nhân dân thường tổ chức lễ hội Gò Đống Đa để ôn lại những sự kiện lịch sử lẫy lừng đã diễn ra tại nơi đây.
Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân Thủ đô và du khách đã tới dự lễ hội Gò Đống Đa.
Ngoài phần nghi lễ, màn trống hội, trích đoạn sử thi đã tái hiện hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc bất ngờ tiến công vào thành Thăng Long, đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh, đem lại chiến thắng lẫy lừng cho dân tộc.
Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức vào mồng 5 Tết hằng năm. Sau những nghi thức trang trọng là các chương trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc.”.
(Theo MINH HÀ, laodong.vn)
-
Lễ hội dân gian đặc sặc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận
-
Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận là…………………..:
A. văn bản thuyết minh về một lễ hội.
B. văn bản thông tin về người Ka-tê.
C. văn bản nghị luận về vấn đề xã hội.
D. văn bản miêu tả về lễ hội dân gian.
Trả lời:
Chọn đáp án: D. văn bản miêu tả về lễ hội dân gian.
Câu 2 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Bố cục của bài viết gồm:
A. Giới thiệu chung về lễ hội – Giới thiệu phần hội – Giới thiệu phần nghi lễ – Đánh giá chung về giá trị, ý nghĩa của lễ hội.
B. Giới thiệu chung về lễ hội – Giới thiệu phần nghi lễ – Giới thiệu phần hội – Đánh giá chung về giá trị, ý nghĩa của lễ hội.
C. Đoạn sa pô khái quát chung về lễ hội – Giới thiệu thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội – Giới thiệu phần nghi lễ – Giới thiệu phần hội – Đánh giá chung về giá trị, ý nghĩa của lễ hội.
D. Đoạn sa pô khái quát chung về lễ hội – Giới thiệu thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội – Giới thiệu chung về phần lễ và hội – Đánh giá chung về giá trị, ý nghĩa của lễ hội.
Trả lời:
Chọn đáp án: B. Giới thiệu chung về lễ hội – Giới thiệu phần nghi lễ – Giới thiệu phần hội – Đánh giá chung về giá trị, ý nghĩa của lễ hội.
Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Đoạn văn sau cho biết thông tin gì?
Người Chăm rất tự hào khi sở hữu một kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc và lễ hội Ka-tê là một minh chứng rõ nét nhất. Trong thời gian diễn ra lễ hội, mọi người lại có dịp thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn.
A. Thời gian diễn ra lễ hội dân gian Ka-tê của người Chăm
B. Ngày Tết đoàn viên, tri ân tổ tiên của đồng bào Chăm
C. Kho tàng văn hoá dân gian rất đặc sắc của dân tộc Chăm
D. Niềm tự hào của người Chăm và ý nghĩa của lễ hội Ka-tê
Trả lời:
Chọn đáp án: D. Niềm tự hào của người Chăm và ý nghĩa của lễ hội Ka-tê
Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 3, SGK) Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này?
Trả lời:
Phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng rất lớn đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này, bởi khi sử dụng kết hợp hai phương thức, người đọc sẽ vừa hình dung được quá trình tổ chức lễ hội, cùng các nét truyền thống đặc biệt.
Câu 5 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 4, SGK) Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.
Trả lời:
Phong tục người Chăm qua lễ hội Ka-tê có nhiều nét tương đồng như: Những hoạt động tưởng nhớ, tâm linh nhằm hướng về tổ tiên, thần linh; một số hoạt động nhảy múa, ca hát cũng giống như người Kinh khi đón Tết âm lịch, tham gia các lễ hội đầu xuân. Đây đều là những nét văn hóa truyền thống lâu đời, thể hiện bản sắc dân tộc, niềm vui sướng,… vừa tương đồng nhưng vẫn vô cùng độc đáo, khác biệt.
Câu 6 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Tìm một văn bản thông tin khác giới thiệu về lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận hoặc đồng bào Chăm ở vùng miền khác.
Trả lời:
Lễ hội Ka-tê của người Chăm
Ka-tê là lễ hội hằng năm của đồng bào Chăm vào tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng tháng 10 dương lịch) để tưởng nhớ các vị thần mà cũng là những anh hùng dân tộc như Pô-Klông Ga-rai, Pô Rô-mê,… được tổ chức trên một không gian rộng lớn (đền tháp, làng, gia đình), trong khoảng thời gian chừng một tháng.
Lễ hội Ka-tê năm nay được tổ chức từ ngày 14-10 đến ñgày 17-10 tại thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội đặc sắc trong hàng chục lễ hội hằng năm của đồng bào Chăm. Là nơi hội tụ những tỉnh hoa văn hoá, sinh hoạt, tập tục, tín ngưỡng, kĩ thuật, mĩ thuật, tập quán thông qua các đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bản thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với dân với nước, ca ngợi công việc đồng áng, mùa màng, những vần thơ ca ngợi sự hưng thịnh, sản vật trăm hoa, trăm quả, trăm nghề,. .. Lễ hội Ka-tê là dịp để các chàng trai tài, cô gái sắc, phô diễn trước công chúng những điệu nhảy, bài ca, điệu kèn mang một phong cách độc đáo, riêng có của dân tộc Chăm, làm lay động lòng người. Âm thanh dìu dặt của kèn Sa-ra-nai, trong nhịp giật thôi thúc của trống Ghi-năng đưa những người dự lễ lên đỉnh cao của sự thăng hoa, hoà vào điệu múa của các thiếu nữ Chăm bay khắp cõi trời mơ. Lễ hội Ka-tê chính là giây phút thiêng liêng của người trần thế đánh thức các tháp Chăm cổ kính yên ngủ dưới lớp bụi thời gian bừng dậy, sáng loà, toả ra trăm sắc, ngàn hương, góp phần làm phong phú cho vườn hoa văn hoá đa sắc, đa màu của các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Ka-tê diễn ra theo trình tự các bước đã có truyền thống từ xa xưa, bao gồm lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục cho tượng thần và sau cùng là đại lễ. Lễ hội tại đền tháp do Ban tế lễ là các chức sắc đạo Bà La Môn gồm: Thấy cả sư làm chủ lễ, thầy kéo đàn Ka-nhi – hay còn gọi là thầy cò ke, bà bóng dâng lễ và ông từ. Lễ vật dâng cúng gồm: 1 con dê, 3 con gà làm lễ tẩy uế đất tháp, 5 mâm cơm cúng có thịt dê, l mâm cơm với muối vừng, 3 ô bánh gạo và hoa quả.
Lễ rước y trang của nữ thần Pô-na-ga (thần Mẹ xứ sở) diễn ra một ngày trước ngày hội chính. Y phục của nữ thần Pô-na-ga do người Ra-glai (một bộ tộc miền thượng) cất giữ. Lí do vì sao mà y trang của nữ thần Mẹ xứ sở của người Chăm lại do người Ra-glai giữ hộ thì hiện còn nằm trong các màn sương dày của các truyền thuyết. Đến ngày hội lễ Ka-tê thì người Chăm làm lễ đón y trang do người Ra-glai chuyền lại và để y trang của nữ thần Mẹ xứ sở vào một ngôi đền gần tháp. Trước khi rước y trang lên tháp, đoàn người Ra-gilai tập trung đông đủ, ông từ giữ đền dâng cúng lễ vật, gồm: trứng, rượu, trầu cau và xin phép thần được rước y trang về tháp để làm lễ.
Tiếp theo là lễ mở cửa tháp do một vị cả sư và ông từ trông coi tháp điều hành. Lễ vật gồm có rượu, trứng, trầu cau, nước tắm thần có pha trầm hương… Trong không khí trang nghiêm, vị cả sư đọc mấy câu thơ (trong kinh hành lễ): “Chúng con lấy nước từ sông lớn / Chúng con đội về tháp tắm thần / Thần là thần của trời đất / Chúng con lấy những tấm khăn đẹp nhất / Lau mồ hôi trên mình, tay chân của thần,…”.
Sau đó, ông từ cầm lọ nước tắm thần tạt lên tượng phù điêu thần Si-va trên vòm cửa chính của tháp. Tiếp đó, thầy kéo đàn Ka-nhi (tương tự đàn nhị của người Việt) và bà bóng tiến đến trước cửa tháp chính, ngồi bên tượng bò thần Na-đin để hát lễ xin mở cửa tháp: “Hãy xông hương trầm bằng lửa thiêng / Hương trầm của người trần dâng lễ / Hương trầm bay toả ngát không gian / Chúng con xin mở cửa tháp cúng thần”. Bà bóng và ông từ bắt đầu mở cửa tháp trong khói hương trầm nghi ngút và sự chăm chú của mọi người.
Tiếp theo là lễ tắm tượng thần, lễ này được diễn ra bên trong tháp. Lễ tắm tượng thần là một thủ tục linh thiêng, do ông cả sư, thầy cò ke, bà bóng, ông từ và một số tín đồ nhiệt thành thực hiện. Sau khi đọc các đoạn trong kinh hành lễ, ông từ cầm lọ nước tắm vẩy lên pho tượng đá, mọi người có mặt cùng tắm cho thần. Trong khi tắm, những tín đồ nhiệt thành lấy nước trên thân tượng thần bôi lên đầu, lên thân thể mình để cầu tài lộc, sức khoẻ, may mắn….
Sau khi tắm cho tượng thần xong là bắt đầu lễ mặc y phục. Thầy cò ke hát một bài thánh ca, hát đến đâu thì ông từ, bà bóng mặc y phục đến đó. Đầu tiên là mặc váy, rồi đến áo cho tượng thần.
Đại lễ được tiếp tục khi tượng thần đã mặc trên mình bộ xiêm bầo lộng lẫy, các lễ vật dâng cúng được bày ra trước bệ thờ. Chủ trì buổi lễ là vị cả sư, bà bóng bày lễ vật, thầy kéo đàn Ka-nhi mời các vị thần cùng về dự lễ. Lần lượt thầy cò ke hát mời 30 vị thần, mỗi vị thần, thầy hát một bài thánh ca để mời. Thầy cả sư làm phép đọc kinh cầu nguyện xin thần về hưởng lễ và phù hộ độ trì cho muôn dân. Kết thúc đại lễ là màn vũ điệu múa thiêng của bà bóng.
Trong lúc bà bóng đang xuất thần điệu múa thiêng bên trong tháp để kết thúc đại lễ thì bên ngoài bắt đầu mở hội. Những điệu trống Ghi-năng, kèn Sa-ra-nai đồng loạt vang lên, cầm nhịp cho các cô gái Chăm trong vũ điệu cuồng nhiệt, say sưa, hấp dẫn, thôi thúc mọi người. Không khí vui nhộn liên tục cho đến khi Mặt Trời khuất sau các dãy núi,…
Lễ hội Ka-tê ở các làng Chăm diễn ra trong một hoặc có khi là vài ngày sau khi kết thúc lễ hội ở các tháp. Ở đây, mấy hôm trước ngày hành lễ Ka-tê làng, dân làng đã quét dọn đền miếu (mỗi làng Chăm thường thờ riêng một vị thần), chuẩn bị sân khấu, bãi chơi để thi dệt thổ cẩm Chăm, thi đội nước, kéo co,… Những năm gần đây còn tổ chức cho thanh niên chơi bóng đá, bóng chuyền, mọi nhà đều sắp xếp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm đồ ăn, thức uống,… Nếu như lễ hội Ka-tê ở tháp nặng về phần lễ thì lễ hội Ka-tê làng lại nghiêng về phần hội.
Trong ngày hội Ka-tê làng, sau khi chuẩn bị xong lễ vật, buổi sáng, mọi người làm lễ cúng Ka-tê ở Nhà Làng đệ cầu mong thần phù hộ cho dân làng bình an, khoẻ mạnh và làm ăn phát đạt. Chủ lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà chủ làng hoặc già làng có uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Khi kết thúc buổi lễ là lúc bắt đầu các trò chơi. Tại làng Mỹ Nghiệp, nơi tập trung hơn 500 thợ dệt thổ cẩm Chăm lành nghề (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trong lễ hội Ka-tê hằng năm, ngoài các trò chơi như múa quạt, kéo co,… còn diễn ra hội thi dệt thổ cẩm rất sôi nổi.
Khi lễ Ka-tê làng kết thúc thì lễ Ka-tê gia đình mới được bắt đầu. Mỗi gia đình, tuỳ theo điều kiện của mình mà mua sắm các thứ cho ăn mặc như tết Nguyên đán của người Kinh vậy. Khi cúng lễ ở mỗi nhà, mọi người trong gia đình phải có mặt đầy đủ để cầu mong tổ tiên thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, tránh được rủi ro, gặp nhiều may mắn,… Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục con cháu nhớ ơn công lao sinh thành, giáo dưỡng của ông bà, tổ tiên,… Mọi người sau khi cúng lễ xong thì hưởng lễ hay đi thăm viếng người thân, bạn bè, chúc tụng nhau, Trong lúc đến viếng thăm nhau, ngoài những lời chúc tụng về sức khoẻ, hạnh phúc và công việc, người Chăm hay mời nhau uống rượu, ăn các loại bánh, trái cây,…
Lễ hội Ka-tê là hình thức sinh hoạt lễ hội đặc sắc nhất của đồng bào Chăm, cuốn hút tất cả mọi thành viên trong thôn làng ở tất cả mọi cấp độ, lứa tuổi, không một người nào bị lãng quên, mọi người tham gia với khả năng của mình vào các hoạt động của cộng đồng. Các thiếu nữ Chăm thuộc làu từng động tác, từng phách, từng nhịp, cách trở, gập quạt, cách uốn, nhún, lượn, xoay, đảo,… từ các nghệ nhân, những người cao tuổi trong làng để tạo nên sự uyển chuyển, duyên dáng, nhuần nhuyễn, nhịp nhàng đến khó tin qua các màn múa quạt tập thể làm say lòng người. Khâm phục hơn nữa khi biết họ là những thiếu nữ Chăm bình thường, trước ngày hội Ka-tê chỉ tập hợp, ôn luyện cùng nhau vài buổi để ra trình diễn. Nếu không phải là cái truyền thống, cái máu thịt thì không thể có được sự nhịp nhàng, chính xác đến vậy.
Mặc dù cộng đồng người Chăm chịu nhiều ảnh hưởng nền văn hoá Ấn Độ, song lễ hội Ka-tê lại biểu hiện một lối đi riêng, một thái độ tiếp thu văn hoá gắn với truyền thống văn hoá bản địa. Những người chủ của lễ hội này, của nền văn hoá Chăm, mặc dù trong tâm thức, người ta vẫn thờ cúng thần Si-va nhưng cộng đồng người Chăm trên lãnh thổ Việt Nam còn coi trọng, tôn thờ những vị anh hùng dân tộc, kết hợp hài hoà giữa cái xưa và nay, cái quá khứ và hiện tại. Vì vậy mà các tháp Chăm, nơi hành lễ Ka-tê đều gắn liền tên của một ông vua có nhiều công với thần dân, được mọi người phong thành Thần và tên tháp thờ mang tên ông, như tháp Pô-klông Ga-rai, Pô Rô-mê.,… Đấy chính là một điểm mấu chốt để nền văn hoá Chăm mãi mãi vững bền trước các biến cố lịch sử, biểu hiện sức sống mãnh liệt của văn minh cội nguồn hội nhập với văn hoá Đông Nam Á, làm cho diện mạo của lễ hội Ka-tê thêm phong phú, đa dạng, hợp lòng người, mãi mãi trường tồn.”.
(Theo LÊ THUẬN ĐĂNG, wcb.cema.gov.vn)
Câu 7 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Câu hỏi 5, SGK) Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh hoạ?
Trả lời:
Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có.
Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….
Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.
Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn. Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.
Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất. Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.
Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình. Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.
II. Bài tập tiếng Việt
-
Bài tập tiếng Việt trang 43, 44, 45
-
Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:(Bài tập 1, SGK) Những trích dẫn, chú thích trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) ở Bài 1 và đoạn trích Thăng Long – Đồng Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam (Trần Quốc Vượng) trong Bài 4 thuộc kiểu trích dẫn, chú thích nào?
Trả lời:
– Cách trích dẫn, chú thích trong hai văn bản được yêu cầu ở bài tập này thuộc về hai loại văn bản khác nhau: Văn bản văn học (Hê-ra-clét đi tìm táo vàng) và văn bản thông tin (Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam). Vì vậy, sẽ có những đặc trưng khác biệt về cách trích dẫn, cách chú thích trong mỗi văn bản:
+ Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Bài 1) chỉ có chú thích mà không có trích dẫn. Điều này dễ hiểu, bởi đây là một văn bản thuộc loại hình văn bản văn học nên việc chú thích thường xuyên được dùng, còn trích dẫn thường xuất hiện trong các văn bản nghiên cứu thuộc loại hình văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin. Các cách chú thích được dùng trong văn bản này là: chú thích ở chân trang (để chú giải nhan đề, một từ ngữ, một khái niệm, một tên riêng) và chú thích trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn (để nêu xuất xứ đoạn trích hoặc nguồn gốc văn bản hoặc giải thích cách viết của tên riêng nguyên dạng). Ví dụ: “Nhưng nữ thần A-tê-na (Athéna) lúc nào cũng ở bên người con trai yêu quý của thần Dớt để truyền thêm sức lực cho chàng.” (SGK, trang l7).
+ Văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam (Bài 4) có cả trích dẫn lẫn chú thích. Về trích dẫn, văn bản sử dụng cách trích dẫn trực tiếp các câu danh ngôn, tục ngữ ca dao trong phần chính văn; về chú thích, văn bản sử dụng hình thức chú thích ở chân trang (để chú thích một từ ngữ, một khái niệm, một tên riêng) và chú thích trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn (để nêu xuất xứ đoạn trích hoặc nguồn gốc văn bản hoặc giải thích cách viết của tên riêng nguyên dạng). Ví dụ: “Thành phố Rồng Bay có trường cao cấp về Văn (Quốc Tử Giám), về Võ (Giảng Võ đường) từ thế kỉ XI…” (SGK, trang 96).
Câu 2 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Quan sát bản đồ hoạ thông tin (infographic) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a) Có những loại phương tiện nào được dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản?
b) Mối quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ được thể hiện trong văn bản như thế nào?
c) Nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Trả lời:
a) Những loại phương tiện được sử dụng để biểu đạt thông tin trên là: phương tiện phi ngôn ngữ và phương tiện ngôn ngữ.
b) Mối quan hệ: + Các con số biểu thị các cột mốc quan trọng diễn ra lễ hội: mồng 6 tháng Giêng, 3 tuyến chính.
+ Hình ảnh danh thắng chùa Hương được hình tượng hoá bằng tranh, ảnh.
+ Các đô thị, biển báo, hình vẽ,… được dùng để hướng dẫn chi tiết các nội dung, địa điểm diễn ra các hoạt động của lễ hội.
c) Văn bán trên thuộc loại văn bản thông tin, được trình bày bằng infographic nên các phương tiện phi ngôn ngữ chủ yếu thuộc các tín hiệu bằng hình khối, đưa lại thông tin trực quan, sinh động, dễ nhớ.
Câu 3 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau:
a) “Thế kỉ thứ XV, vua Lê Thái Tổ cũng thấy ý nghĩa của thơ văn trong việc góp phần giữ gìn biên cương của đất nước. Trong bài thơ Thân chinh Phục Lễ châu, ông viết: “Đề thi khắc nham thạch, trấn ngã Việt tây ngung” (Toàn Việt thị lục, tập II, kí
hiệu A.1262, tờ 2). Có nghĩa là: “Đề thơ khắc vách đá, trấn giữ phía tây nước Việt ta”. Đặc biệt, Nguyễn Trãi có tuyên bố “đao bút” của mình là dùng những bài văn từ lệnh khéo léo góp phần vào việc dẹp yên giặc Bắc, ra sức bảo vệ nước Nam: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn / Chỉ thư này chép việc càng chuyên / Vệ Nam mãi mãi ra tay thước / Điện Bắc đà đà yên phận tiên” (Bảo kính cảnh giới, bài 56).”.
(Theo Phương Lựu)
b) “Từ giả thuyết “Hùng” (Hùng Vương) cũng là chữ phiên âm từ Việt cô chỉ một chức vụ thủ lĩnh, “người cầm đầu” dân tộc, Trần Quốc Vượng cho rằng “vùng Mường trước cách mạng có lang, có làng. Lang có lang đạo, lang cun (cun – kun).
Đạo (con trưởng ngành thứ nhà lang) cai quản một mường. Thường các đạo phụ thuộc vào lang cun, nơi cun ở hoặc đúng hơn xóm hoặc một số xóm nằm dưới quyền thống trị và bóc lột trực tiếp của cun, gọi là chiềng (làng Chiềng). Cun là con trưởng ngành trưởng nhà lang. Hùng cũng là con trai trưởng của ngành Âu Lạc. Ngoài từ cun, ở ta còn có từ khun: Khun là tiếng chỉ chức vị người cầm đầu = tù trưởng) và cũng là tiếng chỉ các quý tộc nói chung, người được tôn kính thuộc các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khmer và Thái như La Ha, Kháng, Xinh mun, Khmu, Thái Tây Bắc, Lào” [Trần Quôc Vượng, 2005, trang 963].”.
(Đinh Hồng Hải)
Trả lời:
a) Cách trích dẫn trực tiếp bằng hình thức đặt nội dung trong dấu ngoặc kép.
Đây là hình thức trích dẫn nguyên văn (“Đề thi khắc nham thạch, trấn ngã Việt tây ngung”). Cách chú thích trong đoạn văn là hình thức chú thích trong chính văn bằng cách đặt trong ngoặc đơn “(Toàn Việt thi lục, tập II, kí hiệu A.1262, tờ 2)”; “(Bảo kính cảnh giới, bài 56)”. Các trích dẫn này có tác dụng dẫn lại nguyên nội dung được trích dẫn, hoặc giải thích nghĩa của một từ ngữ, một khái niệm quan trọng trong bài nhằm thể hiện tính khách quan, tính trung thực của tác giả khi viết.
b) Cách trích dẫn trong đoạn văn này sử dụng cách trích dẫn trực tiếp nội dung được đánh dấu bằng dấu ngoặc kép. Đây là hình thức trích dẫn nguyên văn, có xuất xứ và số trang rõ ràng “[Trần Quốc Vượng, 2005, trang 963]”. Đi liền với cách trích dẫn trực tiếp, nguyên văn này là hình thức chú thích ngay trong chính văn, ví dụ: “Hùng” (Hùng Vương), lang cun (cun – kun), Đạo (con trưởng ngành thứ nhà lang), chiêng (làng Chiêng), người cầm đầu (= tù trưởng). Các trích dẫn và chú thích này có tác dụng dẫn lại nguyên nội dung được trích dẫn, hoặc chú thích nguồn gốc xuất xứ của tài liệu được trích dẫn trong bài nhằm thể hiện tính khách quan, tính trung thực trong nghiên cứu khoa học.
Câu 4 trang 45 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Bài tập 4, SGK) Hãy viết một văn bản, trong đó có sử dụng số liệu, hình ảnh hoặc sơ đồ,… để trình bày về một trong các đề tài sau đây:
a) Các chủ đề về nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội được học ở Ngữ văn 10,
tập một.
b) Hệ thống các văn bản đọc hiểu được học ở Ngữ văn 10, tập một.
c) Hệ thống kiến thức tiếng Việt được học ở Ngữ văn 10, tập một.
d) Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
Trả lời:
Những điểm cần chú ý khi tham gia lễ hội Festival hoa đà lạt 2019
Festival Hoa Đà Lạt 2019 với nhiều hoạt động đổi mới, sáng tạo dự kiến diễn ra trong 5 ngày từ 20 – 24/12/2019 tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng.
Những lưu ý khi tham gia lễ hội Festival hoa đà lạt 2019
Rượu Song Long – Nếu là một người yêu thích xứ sở ngàn hoa Đà Lạt, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Festival Hoa Đà Lạt 2019 diễn ra trong 5 ngày từ 20/12 – 24/12 sắp tới. Được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần, năm nay Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII sẽ diễn ra tại thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh Lâm Đồng.
Dưới đây là thông tin cụ thể lịch trình tổ chức Festival hoa Đà Lạt 2019 sắp tới. Chương trình Festival hoa đà lạt 2019 diễn ra trong 5 ngày diễn ra lễ hội sẽ có 15 chương trình đặc sắc dành cho du khách về Đà Lạt như:
1. Lễ khai mạc Festival Hoa Đà Lạt 2019
Thời gian: 20h ngày 20/12/2019
Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP.Đà Lạt
2. Chương trình nghệ thuật và thời trang “Duyên dáng Việt Nam”
Thời gian: 20h ngày 21/12/2019
Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt
3. Đêm hội văn hóa trà và tơ lụa Bảo Lộc
Thời gian: 20h ngày 21/12/2019
Địa điểm: Quảng trường 28/3 – TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
4. Đêm hội rượu Vang Đà Lạt – Chương trình nghệ thuật “Thương Về Miền Đất Lạnh”
Thời gian: 20h ngày 22/12/2019
Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt
5. Đêm hội giới thiệu, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh từ đất lành”.
Du khách có thể tham quan, thưởng thức rau, củ, quả tươi ngon và các tiết mua ca múa nhạc với chủ đề “Màu hoa phiêu sương”.
Thời gian: 19h ngày 22/12/2019
Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt
6. Tuần lễ thời trang Áo dài làm từ lụa
Thời gian: 20h ngày 24/12/2019
Địa điểm: Sân golf Đà Lạt Palace
7. Không gian trưng bày phố hoa, các tiểu cảnh hoa
Thời gian: diễn ra trong 5 ngày, từ 20/12 – 24/12/2019
Địa điểm: Không gian hoa tại các đường hoa, làng hoa, công viên… và những con đường quanh Hồ Xuân Hương, Lê Đại Hành, công viên Trần Hưng Đạo…
8. Triển lãm, trưng bày cây cảnh quốc tế tại Festival hoa đà lạt
Thời gian: diễn ra trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020
Địa điểm: Vườn hoa TP Đà Lạt
9. Chợ rau – hoa Đà Lạt, triển lãm nông nghiệp công nghệ cao Đà Lạt
Thời gian: Diễn ra trong vòng 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020
Địa điểm: Công viên Golf Valley – TP Đà Lạt
10. Triển lãm trưng bày đặc sản Đà Lạt, trà – rượu vang – cà phê
Thời gian: Diễn ra trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020
Địa điểm: Công viên Hồ Xuân Hương – TP Đà Lạt
11. Triển lãm “Hương trà – Sắc tơ”
Thời gian: từ ngày 20/12/2019 – 24/12/2019
Địa điểm: Quảng trường 28/3 – TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
12. Hội chợ thương mại – du lịch Festival Hoa Đà Lạt 2019
Thời gian: Diễn ra xuyên suốt trong 11 ngày từ 23/12/2019 – 2/1/2020, khai mạc vào 8h ngày 23/12/2019.
Địa điểm: Công viên Hồ Xuân Hương – TP Đà Lạt
13. Hội thảo quy hoạch và phát triển TP Đà Lạt
Thời gian: 8h ngày 21/12/2019
Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy hoặc khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt
14. Hội thảo đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Lâm Đồng
Thời gian: 8h ngày 26/12/2019
Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy hoặc khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt
15. Các chương trình nghệ thuật bế mạc và tổng kết Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2019
Thời gian: 19h ngày 24/12/2019
Địa điểm: Quảng trường Lâm Viên – TP Đà Lạt
Đặc biệt, nội dung tiểu cảnh hoa tươi, lá trang trí ven hồ Xuân Hương (khu vực đối diện chùa Quan Thế Âm) sẽ trưng bày mô hình biệt thự cổ Đà Lạt bằng hoa tươi và lá trang trí cùng công viên giới thiệu các loại hoa, lá trang trí mới lạ có tính thương mại cao, có tiềm năng phát triển tại Đà Lạt – Lâm Đồng.
Đến với Festival Hoa Đà Lạt 2019, du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều chương trình đặc sắc được chuẩn bị kỹ lưỡng, mới mẻ và sáng tạo hơn.
Một số lưu ý khi đến Đà Lạt vào dịp Festival Hoa 2019 về dịch vụ ăn nghỉ và khách sạn
Vào dịp Festival thông thường giá các dịch vụ như khách sạn, vé xe… sẽ tăng cao và tình trạng hết phòng, hết vé xe năm nào cũng diễn ra. Do đó, du khách có nhu cầu tham gia lễ hội nên đặt vé xe, vé phòng sớm trước đó.
Với vấn đề ăn uống của du khách, để tránh tình trạng bị ngộ độc, hay chặt chém khách du lịch; bạn nên chọn dịch vụ ở các nhà hàng uy tín.
III. Bài tập viết
-
Bài tập viết trang 46, 47, 48
-
Câu 1 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Dòng nào không thể hiện đúng điểm cần lưu ý khi viết nội quy hoặc hướng dẫn nơi công cộng?
A. Xác định mong muốn, nguyện vọng riêng của mỗi cá nhân
B. Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể
C. Xác định trật tự sắp xếp của các quy định, hướng dẫn
D. Xác định hình thức trình bày / thể hiện của văn bản
Trả lời:
Chọn đáp án: A. Xác định mong muốn, nguyện vọng riêng của mỗi cá nhân
Câu 2 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Dựa vào các ý đã cho dưới đây, em hãy viết các quy định cụ thể cho người tham gia lễ hội Gò Đống Đa (Hà Nội).
+ Trang phục
+ Ngôn ngữ
+ Thái độ, hành vi
+ Đồ lễ và việc thắp hương
+ Đi lại, địa điểm gửi phương tiện
+ Liên hệ Ban Tổ chức ( khi cần)
Trả lời:
+ Trang phục
Gọn gàng, lịch sự
+ Ngôn ngữ
Trong sáng, không nói tục, chửi bậy
+ Thái độ, hành vi
Có ý thức trân trọng, bảo vệ di tích, di vật, hành vi đúng mực, có văn hoá
+ Đồ lễ và việc thắp hương
Đồ lễ gọn nhẹ, mỗi người chỉ thắp một nén nhang
+ Đi lại, địa điểm gửi phương tiện
Các phương tiện để đúng nơi quy định
+ Liên hệ Ban Tổ chức (khi cần)
Điện thoại Ban Tổ chức:…
Câu 3 trang 46 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Sửa và bổ sung bảng nội quy lớp học dưới đây:
NỘI QUY LỚP HỌC
1. Đến lớp đúng giờ
2. Không nghỉ học tự do
3. Không phát ngôn thiếu văn hoá trong giờ học
4. Trang phục đến lớp đúng quy định
5.
6.
7.
8.
9.
10.
Trả lời:
NỘI QUY LỚP HỌC
1. Đến lớp đúng giờ
2. Không nghỉ học tự do
3. Không phát ngôn thiếu văn hoá trong giờ học
4. Trang phục đến lớp đúng quy định
5. Không mất trật tự trong giờ học
6. Tôn trọng giáo viên và các bạn cùng lớp
7. Tắt các thiết bị khi rời khỏi lớp
8. Không vẽ, viết lên tường, bàn ghế lớp học
9. Không mang vũ khí, chất cháy nổ, chất độc hại vào trong lớp học
10. Giữ gìn, bảo quản trang thiết bị trong lớp
Câu 4 trang 47 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc các văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a) Văn bản 1
b) Văn bản 2
– Mỗi văn bản hướng dẫn người dân về việc gì? Áp dụng ở những nơi nào?
– Cơ quan, tổ chức nào ban hành các văn bản này?
– Nội dung hướng dẫn cụ thể của từng văn bản là gì?
– Cách thức trình bày của các bản hướng dẫn này thế nào (sự kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)?
Trả lời:
a) Văn bản 1
– Văn bản hướng dẫn người dân về đeo khẩu trang. Áp dụng ở những nơi tập trung đông người: chợ đầu mối, chợ dân sinh, đám tang, đám giỗ, địa điểm tham quan, du lịch, giải trí,…
– Cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: Bộ Y tế (Quyết định 1053 ngày 06-02-2021 của Bộ Y tế).
– Nội dung hướng dẫn cụ thể của văn bản là những yêu cầu đeo khẩu trang đối với các đối tượng tham gia hoạt động tại nơi công cộng. Chẳng hạn: Tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, người tham gia phải đeo khẩu trang khi đến, rời khỏi và trong lúc mua bán,…
– Bản hướng dẫn có sự kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh về các địa điểm đông người; có các dấu chấm to, đậm để làm nổi bật các ý; các biểu tượng về các tổ chức ban hành hướng dẫn và đơn vị truyền thông). Điều này làm cho bản hướng dẫn trở nên sinh động, dễ hình dung với người đọc.
b) Văn bản 2
– Văn bản này hướng dẫn đăng nhập thư viện số, áp dụng tại Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
– Cơ quan ban hành: Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
– Nội dung hướng dẫn cụ thể của văn bản là các bước đăng nhập thư viện số (ba bước).
– Bản hướng dẫn này có sự kết hợp kênh chữ và kênh hình, cự thể là các chỉ dẫn bằng chữ và chỉ dẫn bằng các biểu tượng, kí hiệu, hình ảnh giao diện của máy tính. Sự kết hợp này sẽ giúp người dùng dễ hình dung, nhất là khi thao tác trực tiếp trên máy tính.
-
Bài tập viết trang 49, 50
-
Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Điền các từ cho trước sau đây vào chỗ trồng:
trung thực tổ chức yêu cầu ca ngợi
nổi bật nguyện vọng nghị luận tham gia
Viết bài luận về bản thân là viết bài …………………….. để thuyết phục người khác hiểu khả năng, điều kiện và ……………………… của mình, từ đó, đồng thuận và cho phép ……………………, thực hiện nhiệm vụ, công việc, hoạt động,… nào đó. Bài luận về bản thân không phải là văn bản ………………….. chính mình mà là cơ hội thể hiện một cách …………………. những điểm ………………….. nhất về bản thân trong tương quan với mức độ …………………. của ………………… cá nhân, hoạt động cần thực hiện.
Trả lời:
Viết bài luận về bản thân là viết bài nghị luận để thuyết phục người khác hiểu khả năng, điều kiện và nguyện vọng của mình, từ đó, đồng thuận và cho phép tham gia, thực hiện nhiệm vụ, công việc, hoạt động,… nào đó. Bài luận về bản thân không phải là văn bản ca ngợi chính mình mà là cơ hội thể hiện một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức, cá nhân, hoạt động cần thực hiện.
Câu 2 trang 49 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1:Hãy tự đánh giá về bản thân theo các gợi ý sau:
Điểm mạnh (sở trường)
Điểm yếu (hạn chế)
Sở thích
Hoạt động tập thể/ xã hội muốn được tham gia
Cam kết, lời hứa nếu được tham gia
Trả lời:
Điểm mạnh (sở trường)
Ví dụ: Dễ hoà đồng, nhiệt tình, trách nhiệm, có khả năng sử dụng công nghệ thông tin tố, giao tiếp bằng tiếng Anh,…
Điểm yếu (hạn chế)
Chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nhóm và tham gia các dự án vì cộng đồng; đôi lúc nóng nảy, thiếu kiềm chế;…
Sở thích
Thích nghe nhạc, đọc sách khi rảnh rỗi.
Hoạt động tập thể/ xã hội muốn được tham gia
Muốn được tham gia những hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Cam kết, lời hứa nếu được tham gia
Sẽ tích cực tham gia để đóng góp một phần công sức nhỏ giúp đỡ những người kém may mắn.
Câu 3 trang 49 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc bài luận giới thiệu về bản thân sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tên tôi là Minh. Tôi đến từ tỉnh Quảng Trị. Tôi sinh ra và lớn lên tại Vĩnh Linh – một vùng đất đã trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt. Khi tôi 16 tuổi, gia đình tôi chuyển đến sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và tôi đã học trung học phổ thông ở thành phố vô cùng sôi động này. Trong thời gian học tập tại đây, nhất là vào dịp nghỉ hè, tôi đã có cơ hội đi đến các tỉnh, thành phố khác ở khu vực Nam Bộ. Đó là một trải nghiệm thú vị vì nhờ đó mà tôi đã mở rộng được hiểu biết về văn hoá, xã hội ở các tỉnh phía Nam và có thêm những người bạn mới, những kĩ năng sống mới.
Tôi thấy bản thân mình là một người sống có mục tiêu, định hướng và tôi luôn muốn hoàn thành vượt mục tiêu đề ra. Tôi có thể chứng minh điều này thông qua dự án học tập, các nhóm tình nguyện vì cộng đồng mà tôi đã tham gia và là một thành viên tốt. (Có thể xem các hình ảnh về hoạt động của tôi và nhóm được gửi kèm bài luận này.)
Thế mạnh của tôi là luôn sẵn sàng vượt qua những thách thức. Tôi có khả năng
tự thúc đẩy bản thân, kỉ luật và hoà nhập nhanh chóng với môi trường làm việc nhóm. Tôi là một người biết lắng nghe và sẵn sàng học hỏi.
Điệm yếu của tôi là đôi lúc dễ thoả hiệp trong các cuộc tranh luận và quá bộc
trực trong các hoạt động.
Mục tiêu ngắn hạn của tôi là muốn có một nền tảng học vấn tốt để theo đuổi
ngành nghề mà tôi yêu thích: quản trị doanh nghiệp.
Mục tiêu lâu dài của tôi là trở thành một trong những CEO hàng đầu của một
công ty tài chính lớn.
Tôi muốn là một phần của nhà trường để trang bị cho mình những kiến thức,
kĩ năng nghề nghiệp cơ bản, chuyên sâu về lĩnh vực mà tôi theo đuổi sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông cũng như mong mỏi có được phương pháp tư duy của một người trưởng thành.
Đó là tất cả về tôi, thưa ông!
Cảm ơn ông đã cho tôi một cơ hội tuyệt vời như vậy!”(*)
(*) Bài viết của người biên soạn sách.
a) Mục đích của bài luận này là gì?
b) Theo em, “ông” trong bài viết là ai?
c) Tác giả đã viết những gì về bản thân mình?
d) Nếu là nhân vật “ông” trong bài viết, em có hài lòng về bài viết và người viết không? Vì sao?
e) Hãy chỉnh sửa, bố sung để bài viết hoàn thiện hơn.
Trả lời:
a) Mục đích của bài luận này là nhằm xét tuyển vào học đại học hoặc khoá học về nghề nghiệp sau bậc Trung học phổ thông.
b) “Ông” trong bài viết là đại điện tổ chức (trường đại học hoặc cơ sở) cung cấp khoá đào tạo nghề quản trị kinh doanh.
c) Người viết đã viết về: hoàn cảnh sống, trải nghiệm, điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu, mong muốn, nguyện vọng của mình.
d) Có thể hài lòng về bài viết.
e) Bổ sung:
– Lời chào mở đầu bài viết (Kính thưa…).
– Tên người viết ở cuối bài viết (Chẳng hạn: Nguyễn Quang Minh).
– Sự phù hợp của bản thân với nghề nghiệp theo đuổi.
– Những cam kết khi tham gia khoá học.
Ngoài ra, có thể thêm những hoài bão, cống hiến cho dân tộc, cộng đồng.
Câu 4 trang 50 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Hãy viết bài luận xin học bồng du học nước ngoài.
Trả lời:
“Kính gửi Trường Đại học Hamburg!
Lời đầu tiên tôi xin gửi đến các giáo sư và sinh viên đang theo học tại trường
lời chúc sức khoẻ và thành công trong cuộc sống. Tôi đã nghe nói rất nhiều về Trường Đại học Hamburg – một trong những trường đại học tốt nhất trên toàn nước Đức. Và tôi viết email này để hỏi rằng liệu nhà trường có thể trao cơ hội được nhận học bổng cho những sinh viên nước ngoài như tôi hay không?
Tôi đã truy cập trang web của trường và tìm hiểu kĩ về học bổng Merit. Tôi
được biết điều kiện nhận được học bổng của sinh viên quốc tế là:
– Sinh viên phải theo đuổi bằng cấp học thuật tại Đại học Hamburg và đã được
ghi danh vào một chương trình đào tạo.
– Sinh viên không được giữ quốc tịch Đức.
– Sinh viên phải chứng minh thành tích học tập xuất sắc (phụ thuộc vào kết quả
thi đại học ở Việt Nam cùng các loại bằng cấp khác nhau).
– Sinh viên nên được chuẩn bị để tham gia tích cực vào hoạt động quốc tế hoá
của Đại học Hamburg.
– Sinh viên phải cư trú tại Hamburg trong toàn bộ thời gian được quỹ học bổng
tài trợ.
– Sinh viên phải chứng minh nhu cầu về mặt tài chính.
Tôi cũng biết rằng sinh viên sẽ có rất nhiều lợi ích khi nhận được học bổng này như:
– Khoản tài trợ tối đa hằng tháng cho học bổng tại Đại học Hamburg là €(1) 650.
Các nhà nghiên cứu tiến sĩ cá nhân được trao học bổng với tông trị giá € 1 000 mỗi
tháng tuỳ thuộc vào khả năng tài trợ.
– Học bổng khen thưởng được trao cho 2 học kì, tổng cộng là 12 tháng. Sinh viên quốc tế phải nộp báo cáo về tiến độ học tập và các hoạt động quốc tế hoá của họ cho Đại học Hamburg sau 6 tháng tài trợ.
Trong các khoa mà Đại học Hamburg đang cung cấp các chương trình đào tạo: Luật; Kinh doanh, Kinh tế và Khoa học xã hội; Y học; Kiến thức; Nhân văn; Toán học, Tin học và Khoa học tự nhiên; Tâm lí học; Quản trị Kinh doanh;… thì chuyên ngành về Ngôn ngữ nằm trong Khoa Khoa học xã hội hấp dẫn tôi hơn cả. Vì thế, tôi đã cố gắng theo đuổi, phát huy thế mạnh và chuẩn bị những thứ tốt nhất cho bản thân mình để có thể phù hợp với chương trình học bổng này.
Trước hết, tôi có lợi thế về ngôn ngữ. Tôi có kinh nghiệm 7 năm học tiếng Đức, đã đạt được bằng DSD II(2) cũng như đạt hơn 100 điểm đối với môn thi chuyên ngành trong kì thi test AS(3). Qua việc tiếp xúc nhiều với các giáo viên tiếng Đức người bản xứ, tôi không chỉ phát triển được những kĩ năng về ngôn ngữ mà còn tiếp thu được nhiều kiến thức về đất nước, con người, văn hoá nước Đức. Một kinh nghiệm nữa là tôi cũng đã tham gia vào kì thi PASCH(4) được tổ chức khi tôi còn học cấp 2 và đạt Huy chương Vàng. Bên cạnh tiếng Đức, tôi cũng đã đạt được 8.0 trong kì thí IELTS(5) tiếng Anh.
Tôi có niềm khát khao được học tập và làm việc ở Đức – một quốc gia văn minh, tiến bộ. Niềm khát khao này được tôi nuôi dưỡng từ những năm đầu của cấp Trung học cơ sở. Vì thế, thay vì việc học lớp chuyên tiếng Anh, tôi đã quyết định học lớp chuyên tiếng Đức. Tôi thích tính kỉ luật, khoa học của người Đức và cũng tự thấy mình là người có thói quen sống và học tập một cách khoa học, kỉ luật. Từ nhỏ, tôi đã học được thói quen này từ bố mẹ tôi, những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy đại học. Tôi đã duy trì được nó trong nhiều năm qua và sẽ vẫn tiếp tục với cách sống và học tập như thế. Điều này giúp tôi trở nên tự tin với mong muốn được đến nước Đức để học tập và làm việc.
Đề thực hiện mong muốn học tập chuyên sâu về lĩnh vực Ngôn ngữ, tôi nhận thấy rằng Đại học Hamburg là trường đại học tốt nhất để tôi có thể tham gia các chương trình học tập phù hợp. Tôi hi vọng rằng trong tương lai gần, tôi sẽ có cơ hội được bước đi trong khuôn viên của trường và là sinh viên của các giáo sư đầy uyên bác tại nơi này. Cảm ơn nhà trường đã dành thời gian để đọc email này! Tôi cam kết sẽ tuân thủ các quy định của trường về học bổng.
Tôi xin chân thành cảm ơn và mong sẽ nhận được phản hồi sớm của nhà trường!
Trân trọng
Nguyễn Văn An”.(*)
(1) €: kí hiệu của đồng Euro, là đơn vị tiền tệ đủa Liên minh châu Âu.
(2) DSD: chứng chỉ tiếng Đức dành cho HS phổ thông đã học tiếng Đức do giáo viên tiếng Đức đã được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn về chương trình DSD giảng dạy. DSD có 2 cấp độ: DSD I và DSD II.
(3) Test AS: bài thi nhằm kiểm tra khả năng học đại học của sinh viên quốc tế tại Đức.
(4) PASCH: sáng kiến trường học đối tác của tương lai (do Bộ Ngoại giao Đức cùng với các đơn vị như Cơ quan Trung ương về Giáo dục Phổ thông tại nước ngoài (ZfA), Viện Goethe (G1), Cơ quan Trao đổi Sư phạm (PAD) và Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) phối hợp thực hiện).
(5) IELTS: một hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh theo 4 kĩ năng Listening, Reading, Speaking, Writing.
(*) Bài viết của người biên soạn sách.
-
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài mở đầu
Bài 1: Thần thoại và sử thi
Bài 2: Thơ đường luật
Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng
Bài 4: Văn bản thông tin
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1