Tác giả tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ – Ngữ văn 10
I. Tác giả An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp
– An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904)
– Ông sinh trưởng trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp
– Năm 1884, tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Tổng Mát-xcơ-va. Ông vừa là nhà văn vừa tham gia nhiều hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục.
– Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga.
– Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
– 1904, bị mắc bệnh phổi nặng, sang Đức chữa bệnh và mất ở nước ngoài. Gia đình và bạn bè đã đưa thi hài ông về nước.
II. Tác phẩm văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ của Sê – khốp in lần đầu tiên trên tạp chí Dế mèn của Nga số 10, ra ngày 12/3/1886. Năm 1899, Sê – khốp chỉnh li, bổ sung một số câu chữ, thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập truyện ngắn Sê – khốp.
3. Tóm tắt văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
Một chuyện đùa nho nhỏ để lại cho chúng ta những dư vị bâng khuâng lạ lùng, giống như khi tuổi trẻ qua đi, những kỷ niệm tinh nghịch và ngọt ngào của tuổi hoa niên đã đem lại cho chúng ta biết bao hồi tưởng bâng khuâng về mối tình đầu.
4. Bố cục văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
– Phần 1: từ đầu đến “…chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”: Lần đầu tiên trượt tuyết và khởi đầu của trò đùa câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” của nhân vật “tôi”.
– Phần 2: tiếp theo đến “…sợ hãi như những lần trước”: Lần thứ hai trượt tuyết và sự thắc mắc, tò mò ai là người nói câu đó với Na-đi-a.
– Phần 3: tiếp theo đến “…cốt sao say là được”: những lần trượt tuyết tiếp theo của hai nhân vật và sự say mê câu nói ngọt ngào ấy của Na-đi-a.
– Phần 4: tiếp theo đến “…trở vào nhà xếp đồ đạc”: lần trượt tuyết một mình của Na-đi-a và tâm trạng của hai nhân vật khi trò đùa kết thúc bởi câu nói “tôi yêu em” cuối cùng.
– Phần 5: còn lại: tâm trạng của nhân vật “tôi” khi kể về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a và của mình.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
1. Nhân vật “tôi”
– Tình cảm thực sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a không phải là tình yêu như lời “tôi” nói trong tiếng gió. “Tôi” vẫn còn quan sát được cảnh vật xung quanh, và lời nói thì chỉ thì thào trong tiếng gió vun vút.
– Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:
+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.
+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.
– Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.
2. Nhân vật “Na – đi- a”
– Na-đi-a vẫn muốn trượt tuyết một mình, để kiểm nghiệm xem nàng còn nghe thấy những lời nói đó không, để được say mê những điều ngọt ngào dù cái giá của nó là một hành động khiến nàng cực kỳ sợ hãi.
– Với Na-đi-a, đó là một câu tỏ tình mà bất kỳ người con gái nào cũng muốn được lắng nghe. Đồng thời, đó còn là câu nàng được nghe trong khoảnh khắc sợ hãi tột cùng, khi tưởng rằng “chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!”.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Dưới bóng hoàng lan
Tác giả – tác phẩm: Một chuyện đùa nho nhỏ
Tác giả – tác phẩm: Con khướu sổ lồng
Tác giả – tác phẩm: Sự sống và cái chết
Tác giả – tác phẩm: Nghệ thuật truyền thống của người Việt