Giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết
1. Cách thức trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.
a.Trình bày giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết là sử dụng ngôn ngữ nói kết hợp với các yếu tố bổ trợ như cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh, hoạt cảnh, bản trình chiếu,… để chia sẻ với người nghe các thông tin về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa… của tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đó.
b. Để trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết, các em cần:
– Lựa chọn và đọc kĩ để hiểu tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết định giới thiệu.
– Xác định đối tượng, không gian, thời gian giới thiệu để có cách thức trình bày phù hợp.
– Lựa chọn hình thức trình bày, giới thiệu: có thể theo cá nhân, nhóm, sử dụng các hình thức trình bày, giới thiệu truyền thống hoặc talkshow, vòng tròn trao đổi về cuốn sách.
– Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình giới thiệu.
– Chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh, pano… phục vụ cho bài thuyết trình giới thiệu.
– Sử dụng nét mặt, ánh mắt… phù hợp với nội dung giới thiệu để tăng hiệu quả tác động tới người nghe.
– Tập luyện nhiều lần để làm chủ nội dung và cách thức thuyết trình giới thiệu.
2. Thực hành trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết
Bài tập thực hành (trang 67, SGK chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều): Hãy trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết mà em đã lựa chọn để đọc và viết bài giới thiệu ở trên (có thể lựa chọn hình thức giới thiệu theo cá nhân hoặc theo nhóm)
Trả lời:
a) Chuẩn bị
– Lựa chọn tập Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
– Giới thiệu trước thầy, cô và các bạn trong lớp, thời gian thuyết trình từ 8 – 10 phút, tiến hành theo nhóm.
– Chuẩn bị các phương tiện cho bài thuyết trình bản trình, đọc diễn cảm một vài câu chuyện trong tập,…
b) Tìm ý và lập dàn ý, xây dựng kịch bản cho bài thuyết trình giới thiệu
– Tìm ý: Xem lại bài viết giới thiệu tập Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan để xác định các thông tin cẩn trình bày, giới thiệu.
– Lập dàn ý cho bài thuyết trình (có thể sử dụng sơ đồ tư duy)
+ Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu tên tập Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, tác giả, người sưu tập tập truyện và đánh giá chung ban đầu về tập truyện.
+ Nội dung chính: Giới thiệu chung về tập truyện, giới thiệu nội dung chính của tập truyện, giới thiệu đặc sắc nghệ thuật của tập truyện, nêu nhận xét, đánh giá về tập truyện,…
+ Kết thúc:
• Khái quát chung về tập truyện, khích lệ mọi người cùng đọc tập truyện.
• Bày tỏ mong muốn nhận được ý kiến phản hồi từ người nghe về bài thuyết trình giới thiệu.
– Xây dựng kịch bản giới thiệu dựa vào dàn ý bài thuyết trình và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Các thành viên tập luyện theo kịch bản.
c) Trình bày, giới thiệu
– Người nói:
+ Thuyết trình theo dàn ý và kịch bản.
+ Nói rõ ràng, tự tin, âm lượng phù hợp.
+ Trả lời các câu hỏi của người nghe
– Người nghe:
+ Tập trung lắng nghe.
+ Khích lệ người nói bằng ánh mắt, nét mặt…
+ Đưa ra câu hỏi thắc mắc…
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
– Người nói:
+ Rút kinh nhiệm về nội dung bài thuyết trình.
+ Cách thức trình bày
+ Có trả lời được các câu hỏi hay không.
– Người nghe:
+ Nội dung nghe và ghi chép đã chính xác chưa.
+ Thu hoạch được những gì về nội dung và cách thức.
+ Rút kinh nghiệm về thái độ nghe.
a) Chuẩn bị
– Lựa chọn tập thơ Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi).
– Giới thiệu trước thầy, cô và các bạn trong lớp, thời gian thuyết trình từ 8 – 10 phút, tiến hành theo nhóm.
– Chuẩn bị các phương tiện cho bài thuyết trình bản trình, đọc diễn cảm một vài bài thơ trong tập,…
b) Tìm ý và lập dàn ý, xây dựng kịch bản cho bài thuyết trình giới thiệu
– Tìm ý: Xem lại bài viết giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập để xác định các thông tin cẩn trình bày, giới thiệu.
– Lập dàn ý cho bài thuyết trình (có thể sử dụng sơ đồ tư duy)
+ Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu tên tập thơ Quốc âm thi tập, tác giả, người sưu tập tập thơ và đánh giá chung ban đầu về tập thơ.
+ Nội dung chính: Giới thiệu chung về tập thơ, giới thiệu nội dung chính của tập thơ, giới thiệu đặc sắc nghệ thuật của tập thơ, nêu nhận xét, đánh giá về tập thơ,…
+ Kết thúc:
• Khái quát chung về tập thơ, khích lệ mọi người cùng đọc tập thơ.
• Bày tỏ mong muốn nhận được ý kiến phản hồi từ người nghe về bài thuyết trình giới thiệu.
– Xây dựng kịch bản giới thiệu dựa vào dàn ý bài thuyết trình và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. Các thành viên tập luyện theo kịch bản.
c) Trình bày, giới thiệu
d) Kiểm tra và chỉnh sửa