Câu hỏi:
Tung hai đồng xu cân đối một số lần ta được kết quả như sau:
Biến cố
Hai đồng sấp
Một đồng sấp, một đồng ngửa
Hai đồng ngửa
Số lần
22
20
8
Xác suất của biến cố “Một đồng sấp, một đồng ngửa” là:
A. \(\frac{1}{5}\);
B. \(\frac{2}{5}\);
Đáp án chính xác
C. \(\frac{3}{5}\);
D. \(\frac{4}{5}\);
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Tổng số lần tung là: 22 + 20 + 8 = 50 lần.
Số lần sự kiện “Một đồng sấp, một đồng ngửa” xảy ra là 20.
Xác suất của biến cố này là \(\frac{{20}}{{50}} = \frac{2}{5}.\)
Vậy xác suất của biến cố “Một đồng sấp, một đồng ngửa” là \(\frac{2}{5}\).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 2”. Xác suất của biến cố này là:
Câu hỏi:
Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 2”. Xác suất của biến cố này là:
A. \(\frac{1}{2}\);
Đáp án chính xác
B. \(\frac{1}{4}\);
C. \(\frac{1}{3}\);
D. \(\frac{1}{5}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là: {mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 3 chấm, mặt 4 chấm, mặt 5 chấm, mặt 6 chấm}.
Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 2” là: mặt 2 chấm, mặt 4 chấm, mặt 6 chấm.
Do đó, xác suất của biến cố trên là \(\frac{3}{6} = \frac{1}{2}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo một con xúc xắc 6 mặt một số lần ta được kết quả như sau:
Câu hỏi:
Gieo một con xúc xắc 6 mặt một số lần ta được kết quả như sau:
Mặt
1 chấm
2 chấm
3 chấm
4 chấm
5 chấm
6 chấm
Số lần
8
7
3
12
10
10
Hãy tính xác suất của biến cố “gieo được mặt có số lẻ chấm” trong 50 lần gieo trên.
A. \(\frac{{21}}{{100}};\)
B. \(\frac{{11}}{{25}};\)
C. \(\frac{{21}}{{50}};\)
Đáp án chính xác
D. \(\frac{{29}}{{50}};\)
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Tổng số lần gieo là: 8 + 7 + 3 + 12 + 10 + 10 = 50 (lần).
Các mặt có số lẻ chấm của con xúc xắc là mặt 1, 3 và 5.
Số lần được mặt 1 chấm là 8 lần, mặt 3 chấm là 3 lần, mặt 5 chấm là 10 lần.
Số lần được mặt có số lẻ chấm là: 8 + 3 + 10 = 21 (lần).
Xác suất của biến cố “gieo được mặt có số lẻ chấm” trong 50 lần là: \(\frac{{21}}{{50}}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Tính xác suất của biến cố “Gieo được mặt có số chấm nhiều hơn 6”.
Câu hỏi:
Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Tính xác suất của biến cố “Gieo được mặt có số chấm nhiều hơn 6”.
A. 0;
Đáp án chính xác
B. 0,2;
C. 0,4;
D. 1.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Không có mặt nào của xúc xắc có số chấm nhiều hơn 6 nên không có kết quả thuận lợi cho biến cố “Gieo được mặt có số chấm nhiều hơn 6”.
Vậy xác suất của biến cố này là 0 : 6 = 0.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong trò chơi gieo xúc xắc, số các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là 6. Nếu k là số các kết quả thuận lợi cho biến cố thì xác xuất của biến cố là:
Câu hỏi:
Trong trò chơi gieo xúc xắc, số các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là 6. Nếu k là số các kết quả thuận lợi cho biến cố thì xác xuất của biến cố là:
A. \(\frac{k}{6}\);
Đáp án chính xác
B. \(\frac{{2k}}{6}\);
C. \(\frac{{3k}}{6}\);
D. \(\frac{{4k}}{6}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Nếu k là số các kết quả thuận lợi cho biến cố thì xác xuất của biến cố là \(\frac{k}{6}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Một hộp có 10 lá thăm có kích thước giống nhau và được đánh số từ 1 đến 10. Lấy ngẫu nhiên 1 lá thăm từ hộp. Tính xác suất của biến cố “Lấy được là thăm ghi số 9”.
Câu hỏi:
Một hộp có 10 lá thăm có kích thước giống nhau và được đánh số từ 1 đến 10. Lấy ngẫu nhiên 1 lá thăm từ hộp. Tính xác suất của biến cố “Lấy được là thăm ghi số 9”.
A. 0;
B. \(\frac{9}{{10}}\);
C. \(\frac{1}{{10}}\);
Đáp án chính xác
D. 1.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố “Lấy được là thăm ghi số 9” nên xác suất của biến cố này là \(\frac{1}{{10}}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====