Câu hỏi:
Bình phỏng vấn 50 bạn nam trong trường thấy có 30 bạn thích bóng đá. Bình kết luận rằng “Đa phần các bạn học sinh thích bóng đá”. Kết luận này có hợp lí không?
Trả lời:
Kết luận này không hợp lí do Bình chỉ phỏng vấn các bạn nam. Thêm vào đó, trong 50 bạn phỏng vấn thì có 30 bạn thích bóng đá, có 20 bạn không thích bóng đá. Số bạn thích bóng đá và không thích bóng đá chênh lệch không lớn nên kết luận “Đa phần các bạn học sinh thích bóng đá” không hợp lí.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình dành cho thanh thiếu niên, đài truyền hình cần biết đánh giá cũng như sở thích của người xem về các chương trình của đài. Em có thể giúp đài truyền hình thu thập những thông tin này không?
Câu hỏi:
Để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình dành cho thanh thiếu niên, đài truyền hình cần biết đánh giá cũng như sở thích của người xem về các chương trình của đài. Em có thể giúp đài truyền hình thu thập những thông tin này không?
Trả lời:
Em có thể giúp đài truyền hình thu thập những thông tin này bằng cách phỏng vấn các bạn cùng lớp.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Em hãy giúp đài truyền hình thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn các bạn trong tổ, sử dụng ba câu hỏi sau:
(1) Trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu giờ để xem ti vi?
(2) Các chương trình ti vi bạn xem là gì?
(3) Bạn có cho rằng các chương trình ti vi hiện nay rất hấp dẫn không? Chọn một trong các ý kiến sau: Rất đồng ý, Đồng ý, Không đồng ý, Rất không đồng ý.
Câu hỏi:
Em hãy giúp đài truyền hình thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn các bạn trong tổ, sử dụng ba câu hỏi sau:
(1) Trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu giờ để xem ti vi?
(2) Các chương trình ti vi bạn xem là gì?
(3) Bạn có cho rằng các chương trình ti vi hiện nay rất hấp dẫn không? Chọn một trong các ý kiến sau: Rất đồng ý, Đồng ý, Không đồng ý, Rất không đồng ý.Trả lời:
Phỏng vấn các bạn trong tổ, ta trả lời được ba câu hỏi như sau:
(1) Trung bình mỗi ngày bạn dành bao nhiêu giờ để xem tivi:
Bạn Hoa: 2 giờ, bạn Như: 3 giờ, bạn Minh: 1 giờ, bạn Thắng: 4 giờ, bạn Nam: 3 giờ, bạn Thảo: 2 giờ, bạn Chi: 1 giờ.
(2) Các chương trình tivi bạn xem là:
Bạn Hoa: Giọng hát Việt nhí, Nhanh như chớp nhí.
Bạn Như: Biệt tài tí hon, Model Kid Vietnam, Giọng hát Việt nhí.
Bạn Minh: Siêu thử thách.
Bạn Thắng: Giọng hát Việt nhí, Biệt tài tí hon, Model Kid Vietnam, Bản lĩnh nhóc tì.
Bạn Nam: Nhanh như chớp nhí, Siêu thử thách, Giọng hát Việt nhí.
Bạn Thảo: Siêu thử thách, Biệt tài tí hon.
Bạn Chi: Chinh phục.
(3) Các chương trình tivi hiện nay có hấp dẫn không?
Bạn Hoa: Đồng ý.
Bạn Như: Rất đồng ý.
Bạn Minh: Đồng ý.
Bạn Thắng: Rất đồng ý.
Bạn Nam: Đồng ý.
Bạn Thảo: Đồng ý.
Bạn Chi: Không đồng ý.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Lập bảng thống kê cho ba dãy dữ liệu thu được.
Câu hỏi:
Lập bảng thống kê cho ba dãy dữ liệu thu được.
Trả lời:
(1) Bảng thống kê biểu diễn số giờ trung bình xem tivi của các bạn trong tổ:
Số giờ
1
2
3
4
Số bạn
2
2
2
1
(2) Bảng thống kê biểu diễn chương trình tivi các bạn xem trong tổ:
Chương trình ti vi
Giọng hát việt nhí
Nhanh như chớp nhí
Biệt tài tí hon
Model Kid Vietnam
Bản lĩnh nhóc tỳ
Siêu thử thách
Chinh phục
Số bạn
4
2
3
2
1
3
1
(3) Bảng thống kê ý kiến độ hấp dẫn của chương trình ti vi của các bạn trong tổ
Ý kiến
Không đồng ý
Rất không đồng ý
Đồng ý
Rất đồng ý
Số bạn
1
0
4
2
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong ba dãy dữ liệu thu được, dãy nào là dãy số liệu? Dãy nào không là dãy số liệu? Dãy nào có thể sắp xếp được theo thứ tự tăng, giảm?
Câu hỏi:
Trong ba dãy dữ liệu thu được, dãy nào là dãy số liệu? Dãy nào không là dãy số liệu? Dãy nào có thể sắp xếp được theo thứ tự tăng, giảm?
Trả lời:
– Dãy số liệu là dãy số giờ trung bình xem tivi của các bạn trong tổ.
– Dãy không phải dãy số liệu là dãy biểu diễn chương trình tivi các bạn xem trong tổ và dãy ý kiến độ hấp dẫn của chương trình tivi của các bạn trong tổ.
– Dãy số giờ trung bình xem tivi của các bạn trong tổ là dãy có thể sắp xếp được theo thứ tự tăng, giảm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Em hãy lấy ví dụ về dữ liệu không là số, có thể sắp xếp theo thứ tự.
Câu hỏi:
Em hãy lấy ví dụ về dữ liệu không là số, có thể sắp xếp theo thứ tự.
Trả lời:
Dãy dữ liệu về tên gọi của 5 bạn trong lớp được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái:
“Nguyễn Xuân Anh”, “Nguyễn Văn Bình”, “Cao Văn Dũng”, “Vũ Thị Thu Hiền”, “Trần Đức Lương”.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====