Câu hỏi:
Bạn Nam dự định mua 4 quyển vở có giá 5 000 đồng/quyển và 5 chiếc bút giá x đồng/ chiếc. Khi đến cửa hàng, bạn Nam thấy giá quyển vở mà bạn định mua đã giảm 20% và giá chiếc bút đã tăng 10%. Viết biểu thức T tính số tiền bạn Nam phải trả khi mua số quyển vở, bút khi đã thay đổi giá và hỏi nếu bạn Nam mang 70 000 đồng có đủ để mua số lượng đồ đó không? Biết số tiền mang đi vừa đủ để mua vở và bút như dự định khi chưa thay đổi giá.
A. T = 20 000 + 5x (đồng) và Nam mang đủ tiền;
B. T = 16 000 + 4,5x (đồng) và Nam mang đủ tiền;
Đáp án chính xác
C. T = 16 000 + 5,5x (đồng) và Nam mang thiếu tiền;
D. T = 20 000 + 5,5x (đồng) và Nam mang thiếu tiền.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Mỗi quyển vở được giảm 20% nên quyển vở lúc này có giá bằng 100% – 20% = 80% giá niêm yết.
Giá một quyển vở khi đã giảm giá là:
5 000 . 80% = 4 000 (đồng)
Giá mua 4 quyển vở khi đã giảm giá là:
4. 4 000 = 16 000 (đồng)
Mỗi chiếc bút có giá x đồng, cửa hàng tăng giá 10% nên mỗi chiếc bút lúc này có giá bằng 100% + 10% = 110% giá niêm yết.
Giá một chiếc bút khi đã tăng giá là:
x.110% = 1,1x (đồng)
Giá mua 5 chiếc bút khi đã tăng giá là:
5. 1,1x = 5,5x (đồng)
Do đó số tiền bạn Nam phải trả khi mua 4 quyển vở và 5 chiếc bút là:
T = 16 000 + 5,5x (đồng)
Giá mua 4 quyển vở khi chưa giảm giá là:
4. 5 000 = 20 000 (đồng)
Giá mua 5 chiếc bút khi chưa tăng giá là:
5.x (đồng)
Giá tiền Nam phải trả khi mua 4 quyển vở và 5 chiếc bút khi chưa thay đổi giá là:
20 000 + 5x (đồng)
Mà bạn Nam mang 70 000 đồng đủ để mua 4 quyển vở và 5 chiếc bút khi chưa thay đổi giá nên ta có:
20 000 + 5x = 70 000 (đồng)
Suy ra 5x = 50 000
Do đó x = 10 000 (đồng)
Ta thay x = 10 000 đồng vào biểu thức T = 16 000 + 5,5x ta được:
T = 16 000 + 5,5 . 10 000 = 71 000 (đồng)
Vậy với 70 000 đồng thì bạn Nam không đủ để mau 4 quyển vở và 5 chiếc bút khi thay đổi giá.
Vậy ta chọn phương án B
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Biểu thức nào sau đây là đa thức một biến?
Câu hỏi:
Biểu thức nào sau đây là đa thức một biến?
A. 3x + 1;
Đáp án chính xác
B. 2xy + 3y;
C. x2 + y;
D. t2 + t + .
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Biểu thức đại số 3x + 1 là đơn thức một biến x.
Biểu thức đại số 2xy + 3y không là đơn thức một biến x vì có cả biến y.
Biểu thức đại số x2 + y không phải là đa thức một biến x vì có cả biến y.
Biểu thức đại số t2 + t + không phải là đa thức một biến t.
Ta chọn phương án A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Bậc của đa thức 5×2 + 3x + 1 là?
Câu hỏi:
Bậc của đa thức 5x2 + 3x + 1 là?
A. 5
B. 3
C. 2
Đáp án chính xác
D. 1
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Số mũ cao nhất của biến là 2 nên bậc của đa thức là 2.
Ta chọn phương án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Giá trị của biểu thức A = –2a + b + 20 tại a = 1, b = 2 là:
Câu hỏi:
Giá trị của biểu thức A = –2a + b + 20 tại a = 1, b = 2 là:
A. 20
Đáp án chính xác
B. 1
C. 2
D. -2
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Thay a = 1, b = 2 vào biểu thức A ta được:
A = –2. 1 + 2 + 20 = 20
Ta chọn phương án A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Viết đa thức bậc nhất có hệ số của biến bằng 2 và hệ số tự do bằng 2022.
Câu hỏi:
Viết đa thức bậc nhất có hệ số của biến bằng 2 và hệ số tự do bằng 2022.
A. x – 2022;
B. x + 2022;
C. 2x – 2022;
D. 2x + 2022.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Gọi đa thức bậc nhất cần tìm có dạng ax + b (a ≠ 0).
Vì đa thức này có hệ số của biến bằng 2 nên a = 2.
Đa thức có hệ số tự do bằng 2022 nên b = 2022.
Do đó đa thức cần tìm là 2x + 2022.
Vậy ta chọn phương án D.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức A(x) = 3x + 6?
Câu hỏi:
Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức A(x) = 3x + 6?
A. 2
B. -2
Đáp án chính xác
C. 3
D. -3
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Cách 1: Tìm trực tiếp nghiệm của đa thức
A(x) = 0
Suy ra 3x + 6 = 0
Hay 3x = –6
Do đó x = –2.
Vậy x = –2 là nghiệm của đa thức A(x).
Ta chọn phương án B.
Cách 2: Xét từng phương án:
• Tại x = 2 ta có:
A(2) = 3.2 + 6 = 12 ≠ 0
Do đó số 2 không là nghiệm của A(x).
• Tại x = –2 ta có:
A(–2) = 3.(–2) + 6 = 0
Do đó số –2 là nghiệm của A(x).
• Tại x = 3 ta có:
A(3) = 3.3 + 6 = 15 ≠ 0
Do đó số 3 không là nghiệm của A(x).
• Tại x = –3 ta có:
A(–3) = 3.(–3) + 6 = –3 ≠ 0
Do đó số –3 không là nghiệm của A(x).
Vậy ta chọn phương án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====